Báo cáo mới được đăng tải trên tạp chí Y học New England NEJM của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore vào 6/8 cho biết tại khu vực 2 tỉnh Sơn Đông và Hà Nam, Trung Quốc, đã có 35 người mắc phải 1 dạng virus mới có tên Henipavirus.
Dạng virus này được cho là có nguồn gốc từ dơi, vốn được cho là vật chủ tự nhiên, và thường lây sang 1 động vật khác rồi truyền tới con người. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định chắc chắn virus có lây từ người sang người hay không, nhưng khả năng lây lan này có thể xảy ra và cũng đã được cảnh báo trong các báo cáo trước đây.
Thời gian ủ bệnh có thể chỉ vài ngày cho đến tận 2 tháng, tùy vào việc người đó bị nhiễm thông qua đường lây truyền nào.
Hai chi chính của Henipavirus là Nipah NiV và Hendra HeV, trong đó NiV là loại có độc lực cao hơn. Các triệu chứng chung của người bị nhiễm là sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn; nói chung biểu hiện rất mờ nhạt và dễ lẫn sang các bệnh khác. Với người bị mắc NiV nếu trở nặng có thể sẽ có biểu hiện của mất phương hướng, viêm não, hôn mê, co giật.
Dạng virus này được cho là có nguồn gốc từ dơi, vốn được cho là vật chủ tự nhiên, và thường lây sang 1 động vật khác rồi truyền tới con người. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định chắc chắn virus có lây từ người sang người hay không, nhưng khả năng lây lan này có thể xảy ra và cũng đã được cảnh báo trong các báo cáo trước đây.
Thời gian ủ bệnh có thể chỉ vài ngày cho đến tận 2 tháng, tùy vào việc người đó bị nhiễm thông qua đường lây truyền nào.
Hai chi chính của Henipavirus là Nipah NiV và Hendra HeV, trong đó NiV là loại có độc lực cao hơn. Các triệu chứng chung của người bị nhiễm là sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn; nói chung biểu hiện rất mờ nhạt và dễ lẫn sang các bệnh khác. Với người bị mắc NiV nếu trở nặng có thể sẽ có biểu hiện của mất phương hướng, viêm não, hôn mê, co giật.
Lịch sử các đợt bùng phát:
- NiV đã gây nên đợt bùng phát tại Malaysia vào năm 1998 và tại Singapore vào năm 1999. Trong đó có 265 ca bệnh được ghi nhận và có tới 105 trường hợp tử vong.
- Vào năm 2001, Bangladesh ghi nhận 13 người nhiễm NiV, và rồi 9/13 người bị nhiễm đã tử vong.
- Các năm sau Bangladesh tiếp tục ghi nhận đều đều khoảng mỗi năm 1 đợt bùng phát cho đến năm 2015. Tính chung có 261 ca bệnh được ghi nhận, số người chết do virus này vẫn rất cao, có đến 199/261 trường hợp đã tử vong.
- Tiếp đến Ấn Độ cũng có đợi bùng phát vào năm 2001 với tỷ lệ tử vong là 68%.
- Cũng tại Ấn Độ vào 2007 lại bùng thêm đợt nữa, lần này toàn bộ ca bệnh đều tử vong chỉ sau 1 tuần, tỷ lệ lên đến 100%.
- 2014 ghi nhận 17 ca ở Philippines, 9 trong số đó tử vong.
- Đợt bùng phát có ca tử vong gần nhất là tại Ấn Độ vào năm 2018 có 23 ca mắc, 91% số này đã tử vong.
- HeV thì ít thấy hơn, mới có 2 đợt bùng phát nhỏ ở Australia vào 1994 ở 1 người và 2 con ngựa, sau đó 1 năm người này tử vong vì bị viêm não tái phát. (Tên của người này là Hendra và được đặt thành tên cho virus luôn)
Như anh em nhìn thấy ở trên nếu so với tỷ lệ tử vong khoảng 3.4% của covid-19 thì tỷ lệ tử vong khi mắc Henipavirus cao hơn rất nhiều lần. Hiện tại vẫn chưa có thuốc phòng ngừa hay điều trị virus này, những gì có thể làm đến hiện tại là điều trị theo cách hỗ trợ kiểm soát biến chứng và đợi bệnh nhân khỏi bệnh.
Tham khảo WHO, NEJM