Nhật Bản đã thử nghiệm thành công kỹ thuật truyền tải điện không dây, một bước tiến quan trọng mở ra khả năng sản xuất điện từ ngoài vũ trụ bằng năng lượng mặt trời rồi truyền về Trái đất, theo hãng tin RT.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã đun sôi một ấm nước bằng cách sử dụng sóng vi ba truyền 1,8 kW điện qua không khí đến một thiết bị nhận cách đó khoảng 55 m, RT đưa tin ngày 12.3.
Dù chỉ mới truyền tải được một lượng điện đủ đun sôi ấm nước và ở khoảng cách nhỏ nhưng thành công này cũng đã tạo ra một bước nhảy lớn. Nó có thể mở ra khả năng sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời vô tận ngoài vũ trụ và truyền về Trái đất, phát ngôn viên Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) nói với AFP.
Ý tưởng về một vệ tinh cách mặt đất khoảng 36.000 km với các tấm pin hấp thụ năng lượng măt trời và tạo ra điện để truyền về Trái đất bằng sóng vi ba có thể thực hiện được nhờ nghiên cứu này. Tuy nhiên, chúng ta có thể mất hàng thập kỷ để thấy công nghệ này được ứng dụng trong thực tế, có thể là những năm 2040 hoặc sau đó, phát ngôn viên JAXA nói thêm.
Các nhà khoa học Nhật Bản phải giải quyết rất nhiều thách thức để biến ý tưởng này thành hiện thực, như làm sao đưa những hệ thống có cấu trúc lớn vào không gian và làm thế nào để xây dựng cũng như duy trì hoạt động của nó, theo AFP.
Việc sản xuất điện mặt trời trên không gian có nhiều ưu điểm hơn so với sản xuất trên mặt đất, đặc biệt là nguồn năng lượng tạo ra điện lúc nào cũng có và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay thời gian.
Được biết, dự án nghiên cứu hệ thống điện mặt trời ngoài vũ trụ (SSPS) của Nhật Bản khởi động từ năm 2009 do chính phủ nước này tài trợ.
Ý tưởng sản xuất nguồn điện từ năng lượng mặt trời trên không gian lần đầu tiên được tiến sĩ Peter Glaser đưa ra vào năm 1968 ở Mỹ và ông được cấp bằng sáng chế vào năm 1973. Dự án được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ. Tuy nhiên, nó sau đó kết thúc vào những năm 1980 vì quá tốn kém, theo RT.
Nhà máy năng lượng mặt trời Ukishima ở thành phố Kawasaki, thuộc đảo Honshu, Nhật Bản – (Ảnh: AFP)
Các nhà khoa học Nhật Bản đã đun sôi một ấm nước bằng cách sử dụng sóng vi ba truyền 1,8 kW điện qua không khí đến một thiết bị nhận cách đó khoảng 55 m, RT đưa tin ngày 12.3.
Dù chỉ mới truyền tải được một lượng điện đủ đun sôi ấm nước và ở khoảng cách nhỏ nhưng thành công này cũng đã tạo ra một bước nhảy lớn. Nó có thể mở ra khả năng sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời vô tận ngoài vũ trụ và truyền về Trái đất, phát ngôn viên Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) nói với AFP.
Ý tưởng về một vệ tinh cách mặt đất khoảng 36.000 km với các tấm pin hấp thụ năng lượng măt trời và tạo ra điện để truyền về Trái đất bằng sóng vi ba có thể thực hiện được nhờ nghiên cứu này. Tuy nhiên, chúng ta có thể mất hàng thập kỷ để thấy công nghệ này được ứng dụng trong thực tế, có thể là những năm 2040 hoặc sau đó, phát ngôn viên JAXA nói thêm.
Truyền tải điện không cần dây – ảnh 2Hình ảnh mô phỏng ý tướng của Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) -( Ảnh: AFP)
Các nhà khoa học Nhật Bản phải giải quyết rất nhiều thách thức để biến ý tưởng này thành hiện thực, như làm sao đưa những hệ thống có cấu trúc lớn vào không gian và làm thế nào để xây dựng cũng như duy trì hoạt động của nó, theo AFP.
Việc sản xuất điện mặt trời trên không gian có nhiều ưu điểm hơn so với sản xuất trên mặt đất, đặc biệt là nguồn năng lượng tạo ra điện lúc nào cũng có và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay thời gian.
Được biết, dự án nghiên cứu hệ thống điện mặt trời ngoài vũ trụ (SSPS) của Nhật Bản khởi động từ năm 2009 do chính phủ nước này tài trợ.
Ý tưởng sản xuất nguồn điện từ năng lượng mặt trời trên không gian lần đầu tiên được tiến sĩ Peter Glaser đưa ra vào năm 1968 ở Mỹ và ông được cấp bằng sáng chế vào năm 1973. Dự án được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ. Tuy nhiên, nó sau đó kết thúc vào những năm 1980 vì quá tốn kém, theo RT.