Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Hà Lan, Ruud van Empel, nổi bật vì những người mẫu trong ảnh của ông mà phần đa là trẻ em da đen. Nhưng không chỉ về khía cạnh chủng tộc, các tác phẩm của ông cũng khiến chúng ta tò mò về phong cách thực hiện và những vấn đề xung quanh.
Hầu hết những em bé trong ảnh đều được chải chuốt kĩ lưỡng và mặc những bộ trang phục giống của tầng lớp trung lưu Hà Lan từ những năm 60. Bao quanh các em là khung cảnh thiên nhiên nhiệt đới, tự bản thân nó đã là một sự tương phản. Hơn cả, đó là bầu không khí đặc biệt. Mọi thứ được sắp xếp hoàn hảo nhưng ẩn chứa hiểm nguy. Hồ nước, cây cối và những chiếc lá vừa mời gọi vừa đưa ra những điềm báo. Tuy nhiên, những đứa trẻ trông không có vẻ sợ hãi. Chúng mở to mắt nhìn người xem. Cứng cáp. Vô tội. Đầy tự tin.
Tuy nhiên, có một điều gì đó kỳ lạ về vẻ ngoài của chúng. Sự ngây thơ đó dường như bị xâm phạm. Lý do là vì chúng ta đang nhìn vào con mắt của những con người không hề tồn tại. Đó là những đôi mắt, chiếc mũi, môi và cánh tay được photoshop.
Hầu hết những em bé trong ảnh đều được chải chuốt kĩ lưỡng và mặc những bộ trang phục giống của tầng lớp trung lưu Hà Lan từ những năm 60. Bao quanh các em là khung cảnh thiên nhiên nhiệt đới, tự bản thân nó đã là một sự tương phản. Hơn cả, đó là bầu không khí đặc biệt. Mọi thứ được sắp xếp hoàn hảo nhưng ẩn chứa hiểm nguy. Hồ nước, cây cối và những chiếc lá vừa mời gọi vừa đưa ra những điềm báo. Tuy nhiên, những đứa trẻ trông không có vẻ sợ hãi. Chúng mở to mắt nhìn người xem. Cứng cáp. Vô tội. Đầy tự tin.
Tuy nhiên, có một điều gì đó kỳ lạ về vẻ ngoài của chúng. Sự ngây thơ đó dường như bị xâm phạm. Lý do là vì chúng ta đang nhìn vào con mắt của những con người không hề tồn tại. Đó là những đôi mắt, chiếc mũi, môi và cánh tay được photoshop.
Nghệ sĩ đã tạo ra những bức ảnh của mình bằng cách: Đầu tiên, ông thu thập tất cả những chi tiết sẽ cần đến bằng cách chụp nhiều những bé mẫu khác nhau trong studio rồi sau đó lang thang trong các khu rừng Hà Lan, tìm những chiếc lá đẹp, những cành cây hoàn hảo và hồ nước phù hợp. Rồi ông dành ra nhiều tuần để tách chúng ra và tái tạo cho đến khi cả con người và bối cảnh đều phù hợp với tiêu chuẩn chân thực mong muốn mà ông đã đề ra.
Van Empel gọi đây là collage (ảnh ghép) ảnh kỹ thuật số.
Ông lớn lên trong một thị trấn Công giáo nhỏ ở phía nam Hà Lan. Chỉ có một cậu bé da đen trong lớp tiểu học của ông. Trong bức chân dung Generation 1, ông đã diễn tả trường hợp này. Với bức World #1, ông quyết định thực hiện với nhiều trẻ em da đen hơn. Đầu tiên, ông nghĩ đến việc diễn tả chân dung một cô bé trong một bộ váy bẩn thỉu, cũ kỹ và rách nát, như thể cô rất nghèo. Ý tưởng này nảy lên trong đầu ông vì đó là hình ảnh mà những người phương Tây hay đưa ra. Ông không thích ý tưởng này lắm và vì thế đã quyết định cho các em mặc những bộ quần áo mà thế hệ ông đã mặc khi còn nhỏ, đặc biệt là vì những bộ quần áo đó trông rất ngây thơ đối với ông.
Generation 1
Vào năm 2007, nhà sử học nghệ thuật Jan Baptist Bedaux cho biết đây là lần đầu tiên một đứa trẻ da đen được miêu tả như một biểu tượng cho sự ngây thơ trong nghệ thuật phương Tây. Trước đây, biểu tượng cho sự thơ ngây luôn là những đứa trẻ da trắng. Van Empel vô tình đã giả định lập trường chính trị khi thực hiện những bức ảnh với chủ thể là các em bé da đen. Chúng vẫn là tâm điểm của sự kỳ thị và sự ngây thơ không đượnc mọi người công nhận là điều hiển nhiên.
Cảm giác khi xem ảnh của Ruud van Empel đầu tiên là ấn tượng rất mạnh về mặt thị giác vì cái nhìn thẳng không che giấu của các em bé, và màu da nổi bật trên khung cảnh sống động nhiều màu sắc. Khi nhìn kĩ, bức ảnh đem đến cho chúng ta cảm giác sợ hãi mơ hồ nhưng không thể dứt mắt ra được và chỉ muốn xem thêm.
Quảng cáo
Tham khảo The Guardian