Có câu: "Nước sâu thì chảy chậm, mà lời nói chậm là lời của quý nhân, người không tức giận ấy không phải người đần mà là người khôn đại trí". Lời giận trong lòng tuy không nói ra cũng chẳng phải là do khiếp sợ, mà là người biết suy trước nghĩ sau, tâm ý điềm đạm, tứ bề giữ ý người khác.
Đạo lý làm người cũng lại cần phải như thế, ở ngoài tuy phải cứng nhưng bên trong lại phải mềm, có như vậy mới có thể sống được vui trọn được kiếp người.
Răng cứng lưỡi mềm, nhưng đời người nào quá trăm năm, răng kia sớm rụng, lưỡi còn như nguyên.
Tôi có cô bạn, một hôm đang lúc làm việc bị sếp gọi vào nói chuyện, cho rằng cô ấy có lẽ không thích hợp với công việc của công ty. Về nhà nổ ra chiến tranh lạnh với chồng mấy hôm, sau cùng tức giận đến công ty viết đơn xin từ chức. Cô ấy bảo, càng nghĩ càng bực, càng nghĩ càng buồn, con cái không hiểu chuyện, bố mẹ cũng không hiểu ý, cuộc sống qua ngày kiểu này thật là tệ hại!
Khi tôi hỏi cô ấy: “Cuộc sống không như mong muốn, bạn đã có khi nào nghĩ là vấn đề nằm ở chính mình chưa?”.
Cô ấy đáp: "Tôi thì có vấn đề gì chứ? Tính khí nóng nảy cũng do bị ép buộc mà ra. Mỗi ngày phải làm bao nhiêu là việc nhà, lại còn đi làm, mệt chết đi được vậy mà không ai thấu hiểu cho mình cả”.
Nghe đến đây tôi đã phần nào hiểu ra câu chuyện, đâu là nguyên nhân khiến cho cuộc sống của cô ấy trở nên ngột ngạt như vậy. Làm người mà tính khí nóng nảy thì ắt giảm phúc phận. Làm người thì giận quá mất khôn, người có tính khí nóng giận thường hay chỉ nhìn thấy điểm xấu của người khác mà ít nhận ra điểm tốt của người khác. Bản thân lại chẳng mấy khi chịu nhìn nhận lại mình. Người như vậy sẽ khó mà biết đủ, khó mà hạnh phúc được.
Đạo lý làm người cũng lại cần phải như thế, ở ngoài tuy phải cứng nhưng bên trong lại phải mềm, có như vậy mới có thể sống được vui trọn được kiếp người.
Răng cứng lưỡi mềm, nhưng đời người nào quá trăm năm, răng kia sớm rụng, lưỡi còn như nguyên.
Tôi có cô bạn, một hôm đang lúc làm việc bị sếp gọi vào nói chuyện, cho rằng cô ấy có lẽ không thích hợp với công việc của công ty. Về nhà nổ ra chiến tranh lạnh với chồng mấy hôm, sau cùng tức giận đến công ty viết đơn xin từ chức. Cô ấy bảo, càng nghĩ càng bực, càng nghĩ càng buồn, con cái không hiểu chuyện, bố mẹ cũng không hiểu ý, cuộc sống qua ngày kiểu này thật là tệ hại!
Khi tôi hỏi cô ấy: “Cuộc sống không như mong muốn, bạn đã có khi nào nghĩ là vấn đề nằm ở chính mình chưa?”.
Cô ấy đáp: "Tôi thì có vấn đề gì chứ? Tính khí nóng nảy cũng do bị ép buộc mà ra. Mỗi ngày phải làm bao nhiêu là việc nhà, lại còn đi làm, mệt chết đi được vậy mà không ai thấu hiểu cho mình cả”.
Nghe đến đây tôi đã phần nào hiểu ra câu chuyện, đâu là nguyên nhân khiến cho cuộc sống của cô ấy trở nên ngột ngạt như vậy. Làm người mà tính khí nóng nảy thì ắt giảm phúc phận. Làm người thì giận quá mất khôn, người có tính khí nóng giận thường hay chỉ nhìn thấy điểm xấu của người khác mà ít nhận ra điểm tốt của người khác. Bản thân lại chẳng mấy khi chịu nhìn nhận lại mình. Người như vậy sẽ khó mà biết đủ, khó mà hạnh phúc được.
Con người sống ở đời có thất tình lục đục, cho nên đôi lúc bị tức giận cũng là điều khó mà tránh khỏi. Nhưng người có trí tuệ là người khi tức giận biết tìm nguyên do ở chính mình mà bình tỉnh im lặng để giải thoát nó chứ không nên đi tìm lỗi ở người khác. Người nào làm được như vậy mới không khiến cho bản thân rơi vào vòng xoáy của năng lượng tiêu cực.
Thực tế trớ trêu là con người lại thường hay đem sự nhã nhặn, thái độ tốt đẹp đối xử cho người lạ còn với người thân thích thì lại phần lớn chỉ là sự hờn trách khó chịu. Kỳ thực đây chính là những hành vi ngốc nghếch nhất, yếu đuối nhất trong đời. Khi một người tức giận cũng chính là lúc thể hiện ra sự bất lực của chính mình.
Khi chúng ta đem sự tức giận, khó chịu cho những người đang quan tâm vì mình, thì sự việc cũng chẳng khá hơn mà đối ngược lại, những lời sắc bén đó lại chỉ có thể gây tổn thương đến những người yêu thương mình mà thôi.
Nóng giận đến, phúc khí đi, đó là quy luật bất biến. Người muốn giữ được phúc khí ắt phải biết khống chế cơn giận để giữ mình trước.
Cuộc sống của người trưởng thành không có hai từ dễ dàng.
Trong cuộc sống, ai cũng phải đối diện với những việc không vui, những việc đáng giận, đáng bực mình. Tuy nhiên cuộc sống là của chính mình, chúng ta dùng tâm thái như thế nào để đối đãi cuộc sống thì cuộc sống cũng sẽ trả lại cho chúng ta thế đó. Thế nên cuộc sống của chính mình, do mình quyết định, tốt xấu khác nhau từ một quan niệm mà ra. Người thực sự thông minh là người sẽ không khi nào phải tức giận với người khác.
Làm người phải biết nhìn vào cuộc sống chân thực của chính mình, tìm lỗi của người khác không bằng nên tìm kiếm lỗi của chính mình. Thay vì đi để ý đến sai lầm của người khác thì hãy tìm sự bao dung của chính chúng ta. Có như vậy mới không khiến cho cuộc sống sẽ đi vào chổ bế tắc.
Có câu nói: "Người thượng đẳng có năng lực không tức giận, người trung đẳng có năng lực có tức giận, người hạ đẳng không năng lực, có tức giận". Tâm thái quyết định trạng thái, thế nên tâm thái của bạn sẽ quyết định cuộc sống của bạn.
Nhân sinh tại thế sống một đời, người thời ý nghĩa, kẻ thời uổng công. Khi chúng ta có thể sống trong tu dưỡng, không ngừng tự xét bản thân, dần dần sẽ phát hiện rằng sự mềm mỏng luôn luôn thắng cứng rắn, "tức giận" không có trong từ điển của người thông minh.