Vệ tinh mang tên F-1 của Phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc Đại học FPT sẽ được đưa lên quỹ đạo từ bãi phóng Tanegashima, Nhật Bản, vào cuối tháng 7.
> Người Việt Nam viết tên lên vũ trụ
> FPT chế tạo camera cho vệ tinh nhỏ của Nhật Bản
"Vệ tinh nhỏ F-1 sẽ được phóng vào ngày 21/7 nhờ tên lửa đẩy HII-B của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA)", ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng FSpace cho biết. Công việc đánh giá độ an toàn bay của F-1 sắp kết thúc và nhóm FSpace cùng với đối tác là công ty Nanoracks đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn mà phía phụ trách tên lửa đẩy đưa ra.
Theo kế hoạch, F-1 sẽ được chuyển sang Nhật vào cuối tháng này để tập kết cùng với 4 vệ tinh nhỏ khác đi chung tên lửa đẩy là RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat. Các vệ tinh này sẽ được lắp ghép lên tàu vận tải HTV-3 và đặt lên trên tên lửa đẩy HII-B của JAXA để chuẩn bị phóng.
> Người Việt Nam viết tên lên vũ trụ
> FPT chế tạo camera cho vệ tinh nhỏ của Nhật Bản
"Vệ tinh nhỏ F-1 sẽ được phóng vào ngày 21/7 nhờ tên lửa đẩy HII-B của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA)", ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng FSpace cho biết. Công việc đánh giá độ an toàn bay của F-1 sắp kết thúc và nhóm FSpace cùng với đối tác là công ty Nanoracks đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn mà phía phụ trách tên lửa đẩy đưa ra.
Theo kế hoạch, F-1 sẽ được chuyển sang Nhật vào cuối tháng này để tập kết cùng với 4 vệ tinh nhỏ khác đi chung tên lửa đẩy là RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat. Các vệ tinh này sẽ được lắp ghép lên tàu vận tải HTV-3 và đặt lên trên tên lửa đẩy HII-B của JAXA để chuẩn bị phóng.
Thử nghiệm rung động cho vệ tinh F-1. Ảnh: FSpace.
Vệ tinh nhỏ F-1 có kích thước 10x10x10 cm và nặng 1 kg. Vệ tinh do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008, với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.
Nếu các yêu cầu này được hoàn thành, vệ tinh mới được thử nghiệm các tính năng phức tạp hơn như thử nghiệm cảm biến từ trường 3 trục SDTM, thử nghiệm tính năng trung chuyển tin nhắn SMS và một số tính năng mới của phần mềm điều khiển vệ tinh.
Trên thế giới việc chế tạo vệ tinh đã rất phát triển, nhưng với Việt Nam vẫn là lĩnh vực mới. Các chuyên gia nhận định, nếu thành công, FPT sẽ trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên trong nước chế tạo thành công vệ tinh nhỏ, mở ra hướng phát triển ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ của Việt Nam.Nhân dịp vệ tinh F-1 chuẩn bị được phóng lên quỹ đạo, nhóm nghiên cứu FSpace dành cơ hội cho mọi người gửi tên và lời nhắn lên vũ trụ tại địa chỉ http://fspace.edu.vn/?page_id=31&lang=vi . Các thông tin này sẽ được ghi vào một thẻ nhớ microSD và được gắn lên F-1 trước khi gửi đi.
Việc làm này mang ý nghĩa biểu tượng, với mong muốn đem lại niềm vui, niềm hy vọng vào tương lai cho những người tham gia và truyền tải thông điệp của tuổi trẻ Việt Nam: "Không gian vũ trụ không còn quá xa xôi, con người hoàn toàn có khả năng làm được những điều tưởng như không thể nếu có quyết tâm". Hiện đã có gần 4.000 người từ nhiều nơi trên thế giới tham gia gửi gắm ước mơ, hy vọng của mình bay cùng F-1.
Tháng trước, trong chuyến thăm tới Phòng nghiên cứu không gian FSpace, đoàn Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đánh giá cao vệ tinh F-1. "Tôi thật sự thấy thán phục vì FSpace đã đặt chân vào lĩnh vực thế giới đang nghiên cứu với đội ngũ là những người còn rất trẻ. Đến đây tôi thấy vũ trụ và việc làm chủ vũ trụ của Việt Nam không còn xa vời nữa", ông Nguyễn Đăng Vang, Phó chủ nhiệm Ủy ban nhấn mạnh.
Ông Vang đánh giá, ý nghĩa thực hiện của vệ tinh F-1 rất có giá trị, nhất là trong lĩnh vực giám sát tàu biển và phòng chống cháy rừng. Trong khi đó, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban tin tưởng dự án này sẽ thành công. "Quan trọng hơn vẫn là đam mê của tuổi trẻ gắn liền với tình yêu tổ quốc. Bởi F-1 thành công sẽ giúp bảo vệ an ninh quốc gia", ông Dũng nhấn mạnh.
Hương Thu