TTBC2024

TTBC2024


Vì sao Beethoven bị điếc nhưng vẫn có thể sáng tác âm nhạc, thậm chí trở thành huyền thoại?

CuBeCungan
3/8/2022 6:6Phản hồi: 58
Vì sao Beethoven bị điếc nhưng vẫn có thể sáng tác âm nhạc, thậm chí trở thành huyền thoại?
image.jpeg
Nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven (1770 – 1827) là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất nhân loại. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã bộc lộ khả năng thiên tài của mình và được coi là nhạc sĩ nổi danh nhất kể từ thời Mozart. Thế nhưng khi bước sang độ tuổi 30, Beethoven gặp biến cố không thể tin nổi với một người làm nhạc, đó là bị điếc.

Tranh vẽ Beethoven – nhà soạn nhạc vĩ đại với các tác phẩm bất hủ nổi tiếng đến cả ngày nay

Vì sao Beethoven bị điếc
Khoảng năm 26 tuổi, Beethoven bắt đầu thường xuyên nghe thấy tiếng vo ve và ù tai. Năm 1800, ở tuổi 30, ông viết thư từ Vienna cho một người bạn thời thơ ấu tâm sự: “Trong ba năm gần đây, thính giác của tôi ngày càng yếu dần. Trong rạp hát, tôi phải đến rất gần dàn nhạc mới có thể nghe những người biểu diễn. Tôi không nghe thấy nốt cao của nhạc cụ và giọng ca sĩ”.
Vì là một nhạc sĩ, Beethoven đã cố gắng giữ bí mật về vấn đề của mình với cả những người thân thiết nhất, đồng thời luôn lo sợ sự nghiệp của mình sẽ bị hủy hoại nếu có ai đó nhận ra. Ông tránh giao tiếp xã hội vì sợ làm lộ bệnh tình của mình, đồng thời chính bản thân cũng sợ phải đối mặt.
Beethoven được cho là vẫn có thể nghe được một số bài phát biểu và âm nhạc cho đến năm 1812. Nhưng ở tuổi 44, ông gần như bị điếc hoàn toàn.

Nguyên nhân chính xác vì sao nhà soạn nhạc tài ba mất thính giác vẫn luôn là đề tài gây tranh cãi. Nhiều giả thuyết cho rằng đây là tác dụng phụ của bệnh giang mai hoặc nhiễm độc chì, sốt phát ban, hay thậm chí có tin đồn ông bị đιếc là do thói quen hay ngâm đầu vào nước lạnh để giữ cho bản thân tỉnh táo.

Bản thân Beethoven cũng từng đαu khổ, vật lộn và không chấp nhận bệnh tình của mình

Ngay chính Beethoven cũng chưa từng lý giải được nguyên nhân mình mất khả năng nghe. Có lúc ông tuyên bố rằng đây là kết quả sau một lần đột quỵ năm 1798, có lý cho rằng tất cả là vì bệnh dạ dày.
Sau khi nhạc sĩ qua đời, người ta đã tiến hành cuộc khám nghiệm tử thi. Mọi người đã phát hiện ông có một tai trong bị căng phồng, tổn thương nặng.
Beethoven viết nhạc như thế nào khi không thể nghe được?
Rõ ràng là với một nhạc sĩ, việc bị đιếc đã dày vò nhà soạn nhạc người Đức suốt nửa đời người. Mãi đến năm 1822, ông mới từ bỏ việc tìm cách điều trị thính giác và chấp nhận sự thật đαu buồn. Beethoven cũng đã sử dụng một số thiết bị trợ thính nhưng vào thời bấy giờ, công dụng của chúng không quá hiệu nghiệm.

Một số dụng cụ, nhạc cụ trợ thính trong thế kỷ 19

Dẫu vậy, Beethoven vẫn tiếp tục sáng tác và thậm chí vẫn thành công vang dội, sự nghiệp không hề bị ảnh hưởng dù ông không còn nghe thấy. Để giải thích cho điều này không khó. Các nhà khoa học cho biết Beethoven đã nghe và chơi nhạc trong ba thập kỷ đầu tiên của cuộc đời mình. Hơn ai hết, ông nắm rõ mọi quy luật của các nhạc cụ và giọng hát, âm nhạc sẽ phát ra như thế nào. Bên cạnh đó, bệnh đιếƈ của ông là thính giác suy giảm dần trong một thời gian, chứ không phải là mất thính lực đột ngột. Vì vậy, nhạc sĩ vẫn có thể hình dung ra trong đầu những tác phẩm của mình sẽ như thế nào.

Vì đã quá hiểu âm nhạc, Beethoven có thể sáng tác bằng trí tưởng tượng

Những người nhân viên của Beethoven từng kể lại rằng khi thính giác của ông trở nên kém hẳn, ông sẽ ngồi bên cây đàn piano, đặt một cây bút chì vào miệng, chạm đầu kia của nó vào bảng âm của cây đàn để cảm nhận độ rung của từng nốt nhạc. Trong suốt khoảng 20 năm cuối đời, Beethoven đã sáng tác âm nhạc bằng trí nhớ và trí tưởng tượng của mình, chứ không còn bằng đôi tai nữa. Không chỉ tiếp tục sáng tác nhạc, Beethoven còn biểu diễn, chỉ huy dàn nhạc sau khi bị điếc.

Quảng cáo


Khả năng âm nhạc bậc thầy của Beethoven là không thể chối cãi, ngay cả khi ông gặp khó khăn là bị đιếƈ. Dẫu vậy, dù chất lượng không suy giảm nhưng các chuyên gia hiện đại đánh giá bệnh đιếƈ vẫn có ảnh hưởng, làm thay đổi âm nhạc của Beethoven.
Trong các tác phẩm ban đầu của mình khi vẫn có thể nghe được đầy đủ các tần số, ông thường xuyên sử dụng các nốt cao. Khi thính giác giảm sút, Beethoven bắt đầu sử dụng các nốt thấp nhiều hơn vì đây là các nốt ông có thể nghe rõ hơn. Những nốt cao quay trở lại trong các sáng tác của ông vào cuối đời, điều này cho thấy ông đã “nghe” được tác phẩm thành hình trong trí tưởng tượng của mình một cách bậc thầy.

Nguồn: ClassicFM

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cái này gọi là tàn nhưng không phế
@KhangT400I giống là giống cái gì?
@lazyboy76 bị điếc đấy!
có khi không điếc chưa chắc đã ra đc nhiều tác phẩm bất hủ thế
@-KhangThien- nổi tiếng trước khi mắc bệnh rồi nha bạn. nói vậy là chê bôi tài năng của ông ấy
Ông bị điếc mà vẫn sáng tác bằng trí nhớ trong đầu thì quá là tài giỏi!? 😁
Yêu quá
@Cuong Nb khả năng trừu tượng và cảm âm tốt đó b
@Cuong Nb thời xưa có rất nhiều thiên tài dị biệt lưu danh sử sách, hồi trước cứ thắc mắc tại sao ngày xưa lại nhiều thiên tài vậy mặc dù nếu so độ phổ cập giáo dục rồi công nghệ với thời nay không thể bằng, và chắc chắn một điều không có chuyện người ngày xưa bẩm sinh thông minh hơn ngày nay được, thế hệ nào cũng có người giỏi cả. nhưng trải đời 1 thời gian thì nhận ra chính là do ngày xưa không hề có thiết bị, công cụ hiện đại nào để hỗ trợ con người nên bắt buộc bản thân người đó phải rèn luyện và nâng cao kĩ năng thường xuyên, nhờ vậy sẽ có tỉ lệ những người thuần thục kĩ năng đến mức không thể tin nổi, và một người mà đã làm chủ kĩ năng thì sẽ dễ dàng sáng tạo theo cách người đó tưởng tượng
@renzoson cùng ý kiến
Quá khủng khiếp
sau khi nge nhạc 181 phut ,mình có giả thuyêt là ổng có học trò ,và ổng mua tac phẩm của cậu ta 😁
@kixx Chắc cậu ta ngờ u
@traitay95 vậy bồ có chịu giả ngu khi có người trả hậu hỉnh
mình nói là mua ,chớ ko fai cươp 😁
mù vẫn thành hoạ sĩ được nhỉ!?!
@QuanLyNhaNghi Có người mù vẫn lái máy bay đấy bạn,thật chứ ko nói chơi
@tinhphieulang77 máy bay bà già ah :v
@jindowing máy bay đó thì ko mù cũng phải nhắm mắt lại như mù mà :c
@tinhphieulang77 Mù còn nằm co lại nữa 🤣🤣🤣
Quá dữ
Nam1245
ĐẠI BÀNG
2 năm
hiểu một cách đơn giản thì ông là một thiên tài
Quá đỉnh
Kinh vãi
Ở 1 thiên tài thì không gì là ông thể, có khi các nốt nhạc được ông viết ra hình dung bằng 3d luôn ấy. Trước có xem 1 cái phim gì về thiên tài mà mọi thứ đều dựng được bằng 3d trong chính đầu của anh ta
@Giang Không Xấu Trai xem trên pỏnhub à
@minoan Hình như là phim về bác sĩ gì đợt trước cũng nổi nổi đó. Hình dung ra bộ phận cơ thể người
@Giang Không Xấu Trai The Good Doctor
@Giang Không Xấu Trai series Fake Doctor
Đúng là thiên tài âm nhạc
Đạt tới cảnh giới xuất thần.
Betthoven sáng tác nhiều bản nhạc giao hưởng rất hay. Ngày xưa đi học đàn mình từng đc học bài Fur Elise của Betthoven hay lắm
Vì đơn giản ông ấy là Beethoven
Rếpct
đẳng cấp là mãi mãi
Thiên tài!
Tự nhiên nhớ moonlight sonata quá. Lại phải nghe 😁
@Di Hoa Tiếp Ngọc Di y tiếp ngực 😝😝😝

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019