TTBC2024

TTBC2024


Vì sao chiến đấu cơ đa năng đầu tiên F-111 Aardvark bị dừng hoạt động?

Frozen Cat
22/10/2023 11:10Phản hồi: 85
Vì sao chiến đấu cơ đa năng đầu tiên F-111 Aardvark bị dừng hoạt động?
Là một trong những máy bay phản lực quân sự hiệu quả nhất từng được tạo ra trong lịch sử, chiếc F-111 Aardvark của hãng General Dynamics, còn được gọi với biệt danh là "Pig", đã không có chuyến bay ban đầu nào suôn sẻ trong quá trình phát triển của mình. Chiếc máy bay ném bom và máy bay đánh chặn lai này ban đầu được thiết kế để thực hiện nhiều vai trò cho Không quân, Hải quân Hoa Kỳ và các đồng minh. Trong khi Không quân Hoa Kỳ sử dụng, nhân bản và cải tiến máy bay ném bom lai này cho đến những năm 1990, thì F-111 đã bị Hải quân Hoa Kỳ từ chối và thay thế bằng chiếc F-14 Tom Cat.
Về nhiều mặt, câu chuyện về F-111 rất giống với chiến đấu cơ tàng hình F-35 ở thời hiện đại, vì chiếc máy bay này cũng đã bị trì hoãn gần một thập niên trong nỗ lực có được một lựa chọn theo kiểu "một kích cỡ phù hợp cho tất cả". Giống như F-35, F-111 cũng có một số biến thể để phục vụ nhiều mục tiêu của nó, bao gồm F-111A, F-111B và F-111C. Mục đích tạo ra một chiến đấu cơ đa năng có thể đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng quân chủng ở đây có nghĩa là chiếc máy bay này phải vừa có tính chuyên môn hóa cao vừa phải đáng tin cậy như một máy bay chiến đấu thông thường.
tiem-kich-f-111-tren-bau-troi-dia-trung-hai-sau-nhiem-vu-o-tho-nhi-ky.jpg
Một chiếc F-111 đang bay trên bầu trời Địa Trung Hải, nó đang quay về căn cứ ở Anh quốc sau một cuộc triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Picryl.

Cuối cùng thì vào năm 1998, F-111 Aardvark đã chính thức bị Không quân Hoa Kỳ cho nghỉ hưu, khi các máy bay chuyên dụng và tiên tiến hơn như F-15E Strike Eagle, A-7 Corsair IItiêm kích đánh chặn F-14 Interceptor chiếm ưu thế trên bầu trời. Tuy nhiên, rõ ràng chúng ta khó lòng đánh giá thấp tầm quan trọng và nền tảng của F-111 Aardvark, vì thiết kế và công nghệ của nó cuối cùng sẽ giúp truyền cảm hứng cho thiết kế máy bay phản lực quân sự hiện đại.

Lịch sử nhiều khó khăn của chiếc F-111

mot-chiec-f-111a-tren-mot-san-bay-khong-xac-dinh.jpg


Một chiếc F-111A. Ảnh: Airvectors.

Vào những năm 1960, hãng General Dynamics và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara đã nhắm tới mục tiêu thiết lập ưu thế trên không của Hoa Kỳ bằng cách tạo ra một máy bay chiến đấu siêu thanh đa chức năng có khả năng bay dưới tầm radar của đối phương. Để đạt được mục tiêu này, McNamara sau đó tạo ra một dự án được gọi là Chương trình Thử nghiệm Máy bay chiến đấu Chiến thuật, hay TFX (viết tắt của Tactical Fighter Experimental Program).
Năm 1964, mẫu sản xuất đầu tiên của chiếc F-111 Aardvark đã cất cánh. Đặc điểm đáng chú ý nhất của chiếc phi cơ này là các cánh quét có hình dạng thay đổi, nghĩa là chúng sẽ dịch chuyển được trong khi đang bay để giảm chiều rộng sải cánh của máy bay và tự sắp xếp thành một hình tam giác. Những cánh này có thể thay đổi góc quét từ 16 độ (toàn bộ về phía trước) đến 72.5 độ (toàn bộ về phía sau). Khả năng này cho phép phi công bay từ tốc độ tiếp cận chậm đến tốc độ siêu âm ở mực nước biển và bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh ở các độ cao lớn hơn. Còn các cánh ở đuôi vẫn có vị trí cố định. Mặc dù thiết kế cánh này tiếp tục truyền cảm hứng cho các máy bay phản lực hiện đại như F-15 và F-35, nhưng nó đã làm tăng thêm đáng kể độ phức tạp và dĩ nhiên với công nghệ của những năm 1960, rất dễ xảy ra sai sót nghiêm trọng.
bon-vi-tri-khac-nhau-cua-canh-chien-dau-co-f-111-aardvark.jpg
Bốn vị trí khác nhau của cặp cánh chiến đấu cơ F-111 Aardvark. Ở vị trí cuối cùng khi các cánh gập lại gần cặp cánh đuôi nhất thì máy bay có chiều rộng sải cánh thấp nhất. Ảnh: Reddit.

Các bộ phận bị lỗi do chế tạo kém và các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt đối với phiên bản F-111B từ phía Hải quân đã trì hoãn việc phát triển Aardvark cho đến năm 1968. Ban đầu, 159 chiếc F-111 được chuyển đến các căn cứ ở Đông Nam Á, nơi chúng cuối cùng sẽ được sử dụng trong các chuyến bay thử nghiệm và ném bom ở Việt Nam, nhưng chỉ đạt được kết quả khá tồi tệ. Đó là mất 3 chiếc F-111A và 4 thành viên phi hành đoàn trong 55 phi vụ chiến đấu, song những vấn đề này phần lớn đã được giải quyết theo thời gian.
f-111b-dap-xuong-tau-san-bay-uss-coral-sea-vao-thang-7-nam-1968.jpg
Một chiếc F-111B đang đáp xuống tàu sân bay USS Coral Sea vào tháng 7 năm 1968. Đây là chiếc F-111B duy nhất thực hiện các hoạt động trên tàu sân bay sau khi hoàn thành các bài kiểm tra bộ phận hãm tốc độ vào tháng 2 năm 1968. Nhưng chiếc này sau đó rơi xuống NAS Point Mugu, California vào tháng 10 năm 1968 và bị loại bỏ. Ảnh: Wikipedia.

Thay vào đó, quân đội sẽ sử dụng các chiến đấu cơ F-100 Super Sabre và F-105 Thunderchief cho các chiến dịch ném bom khi bắt đầu xung đột, mặc dù F-111 vẫn sẽ được dùng đến sau đó. Ngay cả khi F-111 cuối cùng được Hoa Kỳ và các đồng minh sử dụng rộng rãi hơn sau năm 1973, thì nó cũng không có một khởi đầu thuận lợi là mấy.
phi-doi-f-111-cua-khong-quan-hoang-gia-uc-bay-ve-can-cu-khong-quan-nellis-nevada-2006.jpg
Các chiến đấu cơ F-111 của Không quân Hoàng gia Úc đang bay về phía Căn cứ Không quân Nellis ở Las Vegas, Nevada, ngày 14 tháng 2 năm 2006 sau một cuộc tập trận tiếp nhiên liệu. Ảnh: Wikipedia.

F-111 Aardvark mắc sai sót nghiêm trọng dẫn đến nhiều bi kịch

Mặc dù F-111 Aardvark sẽ tiếp tục tham chiến trong vô số chiến dịch quân sự từ sau năm 1972, nhưng một vài thảm kịch trong hoạt động bay đã làm hoen ố tên tuổi của F-111 từ rất sớm. Cụ thể thì đã xuất hiện một lỗ hổng nghiêm trọng có thể khiến cánh của F-111 bị bung ra khỏi khung máy bay trong một số điều kiện nhất định. Vấn đề này đã thành một tin tức lớn trên toàn thế giới đến mức nó sẽ khiến Lực lượng Không quân Hoàng gia Úc (RAFF) phải hoãn đơn đặt hàng máy bay này.

Quảng cáo



[​IMG]
Một chiếc F-111 trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. Ảnh: Lockheed Martin.

Một số điều kiện nhất định có thể khiến cánh của F-111 bị bung ra khỏi thân là chuyển động của các khớp khi bay ở tốc độ cao tạo ra áp lực quá mức lên các bộ phận trục cánh, hoặc các vết nứt do kim loại bị mài mòn hay lỗi chế tạo ở các phụ kiện trục cánh làm suy yếu tính toàn vẹn cấu trúc của cánh. Trục trặc hoặc hỏng cơ chế chuyển động của cánh quét khiến cánh không thể điều chỉnh về hình dạng tối ưu cho các tốc độ và độ cao khác nhau. Các điều kiện này trải dài từ yếu tố khách quan (nứt, mài mòn, áp lực cao) cho đến chủ quan (lỗi chế tạo, cơ chế chuyển động bị hỏng) vì vậy xác suất xảy ra lỗi bung cánh là rất cao ở loại chiến đấu cơ này.
chiec-f-111b-dang-thu-nghiem-ten-lua-nguyen-mau-phoenix-co-f-4-phantom-ho-tong.jpg
Một chiếc F-111B đang thử nghiệm nguyên mẫu của tên lửa Phoenix, được hộ tống bởi một chiếc F-4 Phantom. Ảnh: Hangar47.

Quả thực F-111 đã gặp một số trục trặc ở cánh trong quá trình phát triển và thử nghiệm hoạt động, việc này đã dẫn đến tai nạn chết người và mất máy bay. Lỗi cánh là một trong những nguyên nhân chính khiến Hải quân từ chối và hủy bỏ biến thể F-111B. Không quân tiếp tục sử dụng F-111A và các biến thể khác sau khi sửa một số lỗi thiết kế và cải thiện quy trình bảo trì.
Vào ngày 22 tháng 12 năm 1969, trong một cuộc thử nghiệm chiến đấu tại Căn cứ Không quân Nellis ở Nevada, cánh bên trái của chiếc F-111A đã tách ra khỏi máy bay, khiến máy bay bị lật không kiểm soát được. Dù có nhiều kinh nghiệm nhưng các phi công đã không thể sử dụng ghế phóng kịp thời do bị lật nhào, dẫn đến cả hai thành viên phi hành đoàn đều tử vong.
Vào tháng 2 cùng năm, radar trên một chiếc F-111 khác bị hỏng, khiến nó đâm vào sườn núi và vẫn chưa được phát hiện cho đến cuối mùa hè năm đó. Ngoài ra còn có các vấn đề đã tồn tại từ trước với cánh sau của máy bay khi được đưa vào các cuộc kiểm tra độ bền ở Hoa Kỳ và Việt Nam, khiến chiếc F-111 nhìn chung là không an toàn khi điều khiển trong thời gian dài.
mot-chiec-f-111-do-nasa-trien-khai.jpg

Quảng cáo


Một chiếc F-111A Aardvark do NASA triển khai, đã được sửa đổi đang bay với các cánh thích ứng với nhiệm vụ siêu tới hạn (MAW) được lắp đặt. Ảnh: Wikipedia.

General Dynamics đã cố gắng khắc phục sự cố và cải tiến F-111

Cuối cùng, người ta phát hiện ra rằng lỗi sản xuất ở khớp nối trục cánh đã gây ra các vết nứt lớn và vết nứt này ngày càng trầm trọng hơn theo thời gian. Vết nứt này dẫn đến nhiều sự cố thảm khốc liên tiếp và là nguyên nhân chính khiến cánh máy bay rớt ra. Nhưng cuối cùng, vấn đề này, trong số các vấn đề khác của máy bay, vẫn sẽ được giải quyết và từ năm 1972 đến năm 1973, chiếc F-111 đầu tiên được thiết kế lại đã được thử nghiệm và phê duyệt đầy đủ.


chiec-f-111a-trong-bao-tang-sac-nebraska.jpg
Chiếc F-111A đã ngừng sử dụng được trưng bày trong Bảo tàng Chỉ huy Không quân Chiến lược & Hàng không Vũ trụ, Nebraska. Ảnh: Sacmuseum.

Mặc dù những khó khăn đã xuất hiện từ rất sớm và tăng dần, khiến danh tiếng của F-111 Aardvark bị giảm sút, nhưng nó vẫn tiếp tục là một trong những máy bay ném bom quân sự an toàn nhất mọi thời đại, duy trì tỷ lệ tổn thất là 0.015 với chỉ 77 tổn thất mất máy bay sau hơn 1 triệu giờ bay. Năm 1998, Không quân Hoa Kỳ cuối cùng đã cho F-111 nghỉ hưu, không phải vì nó không còn hữu ích nữa mà là vì các máy bay chuyên dụng khác như F-15E Strike Eagle và B-1B Lancer đã thực hiện các hoạt động cần thiết hiệu quả hơn. Thay vì gắn bó với cách tiếp cận TFX (một chiếc đáp ứng nhiều chức năng cho cả hải quân lẫn không quân) của McNamara, Hoa Kỳ đã chuyển sang hợp tác với nhiều nhà sản xuất hàng không vũ trụ khác nhau để xây dựng một hạm đội bay đa dạng.
Điều thú vị là ở chỗ, dường như Hoa Kỳ đang quay trở lại cách tiếp cận TFX cho chương trình F-35 gây tranh cãi của Lockheed Martin trong thời gian gần đây. Ngoài ra thì ngày nay, có vẻ như Hoa Kỳ đang quay trở lại mô hình đa nhà sản xuất, cho thấy mọi thứ - bao gồm cả công nghệ quân sự - đều có tính chu kỳ. Có điều trong địa hạt quân sự những chu kỳ này khó nhận biết hơn. Sự thay đổi này có thể được coi là sự thừa nhận rằng các nhà sản xuất khác nhau có thể đem những sức mạnh và sự đổi mới độc đáo vào trong các thiết kế của họ, đưa đến một nền công nghệ quân sự đa dạng và mạnh mẽ. Tính chất mang tính chu kỳ này của việc mua sắm quân sự phản ánh sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhu cầu chiến lược. Điều gì cần đến cũng phải đến, năm 2010, Không quân Úc chính thức cho dừng hoạt động F-111, đưa Úc trở thành nước cuối cùng vận hành loại máy bay phản lực quân sự mang tính biểu tượng này.

Dựa theo [1], [2], [3].
85 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Món quà đầu tiên của mình là mô hình của chiếc máy bay này nè. Nó còn kêu e e e e được nữa 😆
@Mộc9 Máy bay này có cánh di động được nên thích hợp làm mô hình hen bạn. Thiết kế của nó rất sáng tạo nhưng tiếc là không gặp thời.
@Mộc9 Con F-111 này mục đích sản xuất ra là để bắn bóng bay, giờ người ta chơi khí cầu rồi nên mới phải ra con F-35.
Tàu nó thả con khí cầu bay hững hờ thẩn thờ đến tận Cali mà Mẽo bắn mãi mới hạ được đấy 😌
@╰‿╯ Có cần thả trái bom nguyên tử vào đầu bạn để chứng minh công nghệ ko? 🤓
thực ra là nó kém hiệu quả trên giá tiền, con "cánh cụp cánh xòe" này còn đắt hơn cả b52 full đồ chơi luôn, để lái con F111 này cũng cần phi công hạng xịn vì nó bay siêu vượt âm nên tuyển chọn khó. chưa kể cơ chế cụp xòe cánh nên bảo trì và thay thế linh kiện chắc chắn là cả mả tiền rồi. mọi thứ sẽ không lỗ nếu k có trận chiến lịch sử "12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội" . nhẽ ra với "cuộc dạo chơi trên bầu trời HN" của mỹ sẽ tốt đẹp thì nó lại rụng như sung, rụng bởi mấy quả tên lửa SAM2 lỗi thời từ quân giải phóng bắn trúng, mỹ chết lặng vì nó quá kém hiệu quả trên giá thành sau đợt đó. vì cụp xòe nó sẽ có nhược điểm về kĩ thuật nên F111 cũng k hiệu quả sử dụng ở môi trường khắc nghiệt như trung đông nên F111 sau này bị lãng quên luôn, tốt nhất là cắt luôn cho đỡ tốn tiền. điều này cũng tương tự với các mẫu F35 và các con xe tăng của NATO, quá đắt nhưng k tạo ra lợi thế đủ lớn trên chiến trường
@bachdoc01 cảm ơn vì mày ko phải ở Việt Nam
@QUOC HAO 111 Tôi muốn học tiếng Việt, Tiếng Anh. Chứ cái a b c d còn dễ học, chứ giờ mà bắt học tiếng TQ hay tiếng Nga thì cho xin kiếu.
@senfall lúc đó có bom nguyên tử chưa bạn. Kiểu như Israel kìa. VN mà đánh với israel hay hamas thì chắc tiêu. Bắt con tin. thả bom vào dân. chơi vũ khí sinh học, hóa học. Thử nghĩ xem nếu TQ là nước đầu tiên có vũ khí hạt nhân và sinh học. Thì như Nghìn Năm Đô Hộ vẫn còn ít.
@ikkian Chán, rồi câu chuyện này liên quan gì đến câu chuyện trên?
1979 tq có bom nguyên tử rồi đó? Mỹ 1945 có tq 1964, có là 1 chuyện ném đc hay k là 1 câu chuyện khác. 1 khi ném xuống là CT HN bắt đầu.
Bản chất của CT chính là đi buôn, mà buôn phải có lời mới buôn, ném bom HN là thua thảm hại. Bị đáp trả HN chỉ mất chứ k đc gì, bạn nghĩ họ cũng ngâu giống ai đó hả? Mỹ hay tàu dùng bom HN thì liên xô sẽ cấp bom, tên lửa HN cho VN, hoặc trực tiếp đáp trả HN lên đồng minh mỹ, ww3 bắt đầu.
Hình như con này có bức ảnh khá nổi là bị tên lửa sam 2 bắn mặc dù đã bay qua chỗ nổ nhưng phi công vẫn ko thoát nạn đc
@Sói Ca! Uh bạn bức ảnh đó là khi F-111 bị tên lửa SAM-2 bắn hạ trong cuộc ném bom Libya 1986, còn gọi là chiến dịch El Dorado Canyon.
chỉ nhớ nó là cánh cụp cánh xoè
tên là thấy ngầu rồi, 111 là ba cây nhang cho mục tiêu 😁
@xecatang Nhưng cuối cùng ba cây nhang, và heo quay lại là điều mà F-111 được hưởng. 😁
dạng cánh cụp cánh xoè cả 2 bên Nga Mỹ đều phát triển không thành công mấy
@anhcom67 Vì thiết kế như vậy thì hay nhưng phức tạp đó bạn, dễ xảy ra hỏng hóc nghiêm trọng nếu chế tạo không chất lượng.
@Frozen Cat theo mình khó khăn chắc là vũ khí đeo 2 bên cánh
Máy bay Mỹ toàn làm bia cho Nga tập bắn . Cũng may là F22 vs F35 ko dám cho tham chiến .
@minhthuvc Công nhận đúng là may mắn quá luôn bạn nhỉ. 😁
Nên đem thực chiến là ok nhất. Như mấy dòng F22 F35 bây giờ cứ đem qua Ukraina dợt là thực tế
@sốt-rét-và-sốt-xuất-huyết-2023 Có thể người ta xét thấy rằng việc sử dụng các chiến đấu cơ F-35 hay F-22 ở chiến trường Ukraina là chưa phù hợp đó bạn. Các hệ thống hơi cũ sẽ cần đến hơn. Tuy vậy Hoa Kỳ gần đây đã chấp thuận cho Đan Mạch và Hà Lan cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu do HK sản xuất.
@Frozen Cat Đang mong Mỹ cấp F16, F35 cho Ukraine xem thực tế thế nào đây. Mà chờ lâu quá.
Con này là con phản lực cánh cụp cánh xòe sản xuất đại trà đầu tiên, sau này mở ra các dòng Tornado của Anh, Su-24, Mig 23, Mig 27 của LX, và 1 số con sau này của Mỹ. Còn cụ kị của bọn này Me 1101
@BBW Kể cả Bomber chuyên dụng lừng lẫy của cả Nga và Hoa Kỳ vẫn dùng thiết kế này mà, TU160 Thiên Nga Trắng và B1 Lancer đều dùng góc cánh thay đổi để hiệu quả khi tác chiến. Có thể là tiêm kích thì không hiệu quả hay không phù hợp bằng máy bay ném bom chuyên dụng. Tính trên tổng số giờ bay, máy bay Mỹ thường có nhiều giờ hoạt động hơn máy bay Nga.
Hình như cũng bị Việt Nam bắn rơi kha khá , có lẽ những chủng loại máy bay Mỹ tham chiến ở VN đều bị bắn hạ trừ U2 và Black Brid
@hoangduong-lgc Có tổng số báo cáo lost, có vẻ cũng không nhiều, so với số lần tham gia thực hiện nhiệm vụ http://www.pigzbum.com/_Media/dsc_0217_med_hr.jpeg
Hình như dòng này cũng rụng vài con ở bầu trời Hà Nội
@lightingbolt Đúng á anh, năm 1968, 3 chiếc F-111A và 4 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Sau các sự cố này, những chiếc F-111 đã được rút lui để sửa chữa và cải tiến rồi quay trở lại hoạt động vào năm 1972 sau khi các vấn đề kỹ thuật được giải quyết. Trong các Chiến dịch Linebacker và Linebacker II, có 6 máy bay bị rơi.
Hi vọng a Cat làm series về những con én bạc Mig huyền thoại ở Đông Lào. ^^
@thaikool Có gì mình làm nè. 😁
Thiết kế kiểu F111 rồi B1B đều rất đẹp.
@caochihoang Uh bạn chiếc B-1B phục vụ Không quân Hoa Kỳ từ năm 1985. Nó cũng có cánh với hình dạng thay đổi và khả năng chịu tải trọng lớn. Đây là mẫu chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe tân tiến hơn F-111 về nhiều mặt.
Đơn giản là được thay thế bởi loại hiện đại hơn. Liền kề, thay thế với nó là F-117, F-14 mới chính xác hơn là B-1, F-15 nhé.
Con này phải con mà ngày xưa các cụ vẫn hay bảo con cánh cụp cánh xòe không nhỉ?
@okangel Uh bạn, cánh cụp là khi nó khép về phía đuôi, còn xòe là khi mở rộng ra. Nên gọi là cánh cụp cánh xòe, thiết kế như vậy khá hay nhưng tiềm ẩn rủi ro hỏng hóc lớn.
Hình như chỗ này phải là F111 mới phải chứ Mod hỉ "Không quân Hoa Kỳ cuối cùng đã cho A-111 nghỉ hưu, không phải vì nó không còn hữu ích nữa mà là vì các máy bay chuyên dụng khác như F-15E Strike Eagle và B-1B Lancer đã thực hiện các hoạt động"
@Khoa garden Uh mình gõ nhầm, cảm ơn bạn đã nhắc nè. Làm gì có chiếc nào là A-111. 😁
cái trò cánh cụp cánh xòe trend năm 70s 80s để vừa bay vận tốc cao vừa dogfight ngon nhưng cuối cùng thành ra vừa dễ hỏng, độ tin cậy kém, lại mang ít vũ khí. 😆)) ko biết thời nay bao lâu nữa mới đc thấy Mỹ và Nga cho ra tiếp 1 con cánh cụp cánh xòe
Cười vô mặt
@Moon_Chevalier Thực ra chế tạo chiến đấu cơ với cánh có thể thay đổi hình dạng là lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn trong tương lai của ngành hàng không đó bạn. Người ta đang nghiên cứu về hợp kim ghi nhớ hình dạng để sử dụng trong cánh máy bay, cánh có thể xoắn, và cánh máy bay trong tương lai sẽ gợn sóng với các bộ phận thích ứng, chuyển động yên tĩnh thay vì cánh tà có bản lề ồn ào. Nhưng những công nghệ này vẫn còn đang thai nghén.
Anh cánh cụp cánh xòe đây 😃
cái cánh cụp xòe này theo một số thông tin của mình thì nó cũng gây ra vô số hậu quả nghiêm trọng ở rất nhiều phiên bản bao gồm cả f14 tomcat

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019