Vì sao Đông Á rơi vào khủng hoảng dân số già?

Frozen Cat
4/6/2023 8:46Phản hồi: 112
Vì sao Đông Á rơi vào khủng hoảng dân số già?
Sự thiếu hụt trẻ em hiện nay ở Trung Quốc là hệ quả của ba thập niên áp dụng chính sách một con. Điều này có thể gây nên một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học gây áp lực lên hệ thống lương hưu vốn đã căng thẳng.

Bức tranh dân số già ở Nam Thông

Tọa lạc ở cửa sông Dương Tử và Hoàng Hải, thành phố Nam Thông của Trung Quốc có nhiều cư dân cao tuổi đến nỗi thoạt nhìn có vẻ như đây là một cộng đồng hưu trí. Ngoại trừ việc một vài cư dân ở đó hóa ra mới thực sự nghỉ hưu.


Những người lớn tuổi vẫn đang làm việc của thành phố trực gác cổng nhà máy, điều hành các cửa hàng tạp hóa gia đình, lau rửa dụng cụ ăn uống, phục vụ thực khách tại các quán ăn địa phương, làm việc cực nhọc trên các cánh đồng hạt cải dầu và làm các công việc khác.
Nam Thông ngày nay là thành phố già cả nhất ở Trung Quốc, khi nói về mặt nhân khẩu học. Dựa trên cuộc Tổng điều tra Dân số Quốc gia năm 2020, những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 30% trong tổng số 7.7 triệu dân của Nam Thông - gần gấp đôi mức trung bình toàn quốc là 18.7%.
Được biết đến là cái nôi của nền công nghiệp hóa hiện đại của Trung Quốc, nơi các nhà máy dệt đầu tiên của đất nước được xây dựng vào những năm 1890, vinh quang trước đây của Nam Thông bắt đầu phai nhạt vào những năm 1990 khi quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các thành phố Tô Châu và Thượng Hải lân cận đã thu hút người dân địa phương rời đi. Ngày nay, thành phố đang già đi nhanh chóng.
Screenshot 2023-06-02 141927.jpg

Một phụ nữ 76 tuổi ở làng nhỏ thuộc Nam Thông, phía nam tỉnh Giang Tô, đang coi sóc trang trại hạt cải dầu của bà. Hai người con trai của bà đã đến sống và làm việc tại Thượng Hải từ hơn 30 năm trước. Ảnh: CK Tan

Do đó, Nam Thông đem lại một ô cửa sổ để nhìn vào quá khứ của Trung Quốc nhưng cũng là một cái nhìn thoáng qua về tương lai của Trung Quốc: Hồ sơ nhân khẩu học của nước này giống với hình ảnh mà, theo các dự đoán chính thức của Trung Quốc, toàn bộ đất nước sẽ trông ra sao vào năm 2035 nếu các xu hướng hiện tại được duy trì. Nhiều trường học đã đóng cửa hoặc sáp nhập, và các hiệu thuốc bán nhiều tã cho người lớn hơn là tã trẻ em.
Tại Như Đông, một quận ở Nam Thông, xu hướng này thậm chí còn gay gắt hơn, với 39% dân số trên 60 tuổi. “Những người trẻ tuổi không thích kiểu lao động nặng nhọc này,” Wang Qiao nói trong khi dọn bàn tại một quán ăn ở Rudong. Wang và đồng nghiệp của bà đều đã gần 80 tuổi. “Họ thích làm việc ở các thành phố lớn hơn.”
Đến năm 2035, ước tính có khoảng 400 triệu người ở Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên, chiếm 30% dân số, theo dự đoán của chính phủ. Và tỷ lệ già trên trẻ dự kiến sẽ nhanh chóng tăng lên một cách mất cân bằng sau khi số ca tử vong vượt quá số ca sinh vào năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1961.
Vào tháng Giêng, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã xác nhận điều mà các học giả và nhà kinh tế đã dự đoán – đó là dân số Trung Quốc đã giảm vào năm 2022, giảm mạnh 850,000 người xuống còn 1.412 tỷ người.
Lần cuối cùng dân số Trung Quốc giảm từ năm này sang năm khác là vào năm 1961, thời kỳ của các chính sách kinh tế không thành công, được gọi là Đại Nhảy Vọt. Mặc dù sự tạm lắng trong gia tăng dân số đó tỏ ra chỉ có tính tạm thời.
image.jpg
Trong lịch sử cũng từng có vài ba lần dân số Trung Quốc giảm mạnh, tiêu biểu là Loạn An Lộc Sơn xảy ra từ năm 755-63 và loạn Thái Bình Thiên Quốc (1851-64). Trước loạn An Lộc Sơn dân số nhà Đường đạt gần 53 triệu thì sau đó còn khoảng 17 triệu, còn con số của loạn Thái Bình là 20-30 triệu. Tuy nhiên tính chất của những lần sụt giảm đó hoàn toàn mang tính cơ học, vì sau các biến loạn đó dân số đều phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản quan niệm Nho giáo về nối dõi tông đường, có nhiều con của người dân vẫn không thay đổi. Điều này rất khác với sự suy giảm hiện nay khi cốt lõi nằm ở suy nghĩ của xã hội, mà đã biến đổi đáng kể trước các áp lực cuộc sống. Hình trái: tranh vẽ vua Huyền Tông cùng đoàn tùy tòng đi lánh nạn qua những con đèo hiểm trở của dãy Tần Lĩnh tiến vào đất Thục (Tứ Xuyên) năm 756 sau khi quân Yên của An Lộc Sơn công hãm đèo Đồng Quan (gần Tam Môn Hiệp, Hà Nam). Hình phải: tranh vẽ quân triều đình Thanh cùng liệt cường và quân Thái Bình đang giao tranh trong một thành phố.

Tuy nhiên, ngày nay, sự suy giảm này sẽ kéo dài và có khả năng không thể đảo ngược, nhiều chuyên gia cho biết, và do chính sách một con gây nên, một nỗ lực được nhà nước chỉ đạo nhằm giảm mức sinh từ năm 1980 đến năm 2016. Theo đánh giá dựa vào kinh nghiệm của các nước khác, thì ảnh hưởng đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ rất sâu rộng.

Hồi chuông báo động

Với dân số giảm vào năm ngoái, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ các nền kinh tế lớn của châu Á cũng đang đi theo xu hướng tương tự. Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, trong đó Hàn Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Singapore, Thái Lan và Đài Loan cũng đang thu hẹp thu hẹp quy mô dân sô, trong khi tốc độ tăng dân số đang chậm lại ở Việt Nam, Philippines và các nơi khác.


Ở những quốc gia may mắn nhất, tình trạng già hóa xảy ra khi đất nước tương đối thịnh vượng -- nghĩa là nhiều người cao tuổi của nước đó có thể thụ hưởng tuổi hưu trí thoải mái. Ví dụ, Nhật Bản đã chứng kiến thu nhập trung bình của mình đạt mức của Thế giới Thứ nhất trước khi dân số bắt đầu ổn định, mức cao nhất tương ứng với sự kết thúc của “nền kinh tế bong bóng” vào cuối những năm 1980.

Quảng cáo


Lauren Johnston, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, cho biết: “Nhật Bản già đi sau khi giàu có. “Và vì vậy, ta có được thế hệ sinh thời hậu chiến này, hay những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh cổ điển (baby boomer), mà họ đã sống cuộc sống thoải mái ở mỗi giai đoạn cuộc hơn so với những thế hệ đàn anh và đàn em của họ.”
Trung Quốc, một mặt khác, sẽ phải đối mặt với vấn đề dân số trong những hoàn cảnh kinh tế rất khác: Chưa phải là một quốc gia có thu nhập cao, dân số sụt giảm có thể là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế vì một lượng lớn người về hưu sẽ đòi hỏi tỷ phần lớn hơn bao giờ hết trong các nguồn tài nguyên. Sự khôn ngoan thông thường dự đoán rằng Trung Quốc đang đứng trước thảm họa khi lực lượng lao động của họ tiếp tục bị thu hẹp, quỹ lương hưu cạn kiệt và hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này trở nên quá tải.
Thật vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng lo lắng về tỷ lệ sinh giảm. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc trượt xuống dưới mức 1.1 vào năm 2022. Trong khi tỷ lệ 2.1 là cần thiết để duy trì dân số. “Tổng tỷ suất sinh là 1.3 hoặc thấp hơn không phải là điều chúng ta muốn thấy,” Địch Chấn Võ, chủ tịch Hiệp hội Dân số Trung Quốc, chịu sự giám sát của Ủy ban Y tế Quốc gia, trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo tiếng Trung hồi năm ngoái cho biết. “Chúng tôi tin rằng nếu tỷ suất sinh có thể được duy trì ở mức 1.5-1.6 thì sẽ thuận lợi hơn cho sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của chúng ta.”
Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải dự đoán rằng dân số Trung Quốc có thể bị đẩy xuống còn 587 triệu vào năm 2100, chưa bằng một nửa so với hiện nay. Điều đó có nghĩa là cứ 100 người Trung Quốc trong độ tuổi lao động thì sẽ có 120 người già phải hỗ trợ.
Screenshot 2023-06-02 142121.jpg
Một người dân làng lớn tuổi đẩy xe chứa cỏ để cho dê ăn. Ở tuổi 70, việc bán gia cầm ở chợ địa phương mang lại cho bà một số tiền tiêu vặt. Có thể thấy khu vực nông thôn của Nam Thông đường phố rất vắng vẻ vì dân số trẻ ngày càng giảm. Ảnh: CK Tan

Tuy nhiên, khía cạnh gây tò mò nhất của quả bom dân số là ở chỗ Trung Quốc đã tự mình thả nó xuống. Tình trạng thiếu trẻ em hiện nay bắt nguồn từ ba thập kỷ rưỡi kìm hãm sinh đẻ bắt buộc, chính sách một con được đưa ra vào năm 1980 và kết thúc vào năm 2016. Song song với cải cách kinh tế, chính sách một con được dự định nhằm hạn chế quy mô song một mặt nâng cao “chất lượng” dân số Trung Quốc.
“Kiểm soát tăng trưởng dân số một cách có kế hoạch sẽ có lợi cho sự phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc gia,” Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Hoa Quốc Phong cho biết vào năm 1978, đồng thời công bố mục tiêu đưa tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của nước này xuống dưới 1% vào năm 1981. Trung Quốc cuối cùng đã đạt được tỷ lệ đó vào năm 1998, sau vô số ca phá thai và triệt sản bắt buộc.
Chính sách một con đã gây thiệt hại cho nhiều gia đình, bao gồm cả các trường hợp giết trẻ sơ sinh được báo cáo. Và bi kịch thực sự ở chỗ quy tắc một con có lẽ không cần thiết để hạn chế tỷ lệ sinh: Ngày nay, tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đang giảm vì những lý do tương tự như ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới -- như một tác dụng phụ của tăng trưởng kinh tế, tuổi thọ cao hơn , nhiều quyền tự do dân sự hơn và phụ nữ được tiếp cận giáo dục rộng rãi hơn.
Năm 2016, chính sách một con được nới lỏng để cho phép sinh hai con. Sau khi cuộc điều tra dân số năm 2020 gióng lên hồi chuông cảnh báo, nó đã được sửa đổi thêm khi cho phép ba con. Nhưng ngay cả như thế, hầu hết các cặp vợ chồng đều chọn sinh một con và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tiếp tục giảm.
Các cặp vợ chồng cũng trì hoãn việc sinh con. Tuổi sinh con trung bình ở Trung Quốc đã tăng gần ba năm, tăng lên 28.8 vào năm 2021 từ mức 26.1 vào năm 2000.

Quảng cáo


Bất ổn kinh tế là một nhân tố khác dẫn đến tỷ lệ sinh giảm: Ít người kết hôn hơn do chi phí nuôi nấng gia đình cao hơn và những thay đổi pháp lý khiến việc ly hôn trở nên khó khăn hơn.
Ít cuộc hôn nhân hơn đồng nghĩa với việc sinh ít hơn. Các giá trị gia đình gia trưởng truyền thống lâu đời vẫn kỳ thị những bà mẹ đơn thân và những đứa con ngoài giá thú, vì vậy việc có con ngoài giá thú vẫn còn hiếm. Theo một cuộc khảo sát năm 2016 của Đại học Bắc Kinh, trong số các ca sinh của phụ nữ sinh từ năm 1980 đến 1989, 1.2% là ngoài giá thú. Tỷ lệ thực tế có thể cao hơn do các ca sinh của các bà mẹ chưa lập gia đình thường không được đăng ký.
Screenshot 2023-06-02 150353.jpg
Năm 2022 dân số Trung Quốc giảm lần đầu tiên sau sáu thập niên. Biểu đồ thể hiện thay đổi dân số hàng năm, đơn vị triệu người. Lần gần nhất có sự sụt giảm là trong hai năm 1960-1. Lần tăng mạnh nhất diễn ra vào năm 1970 (tăng hơn 20 triệu) và lần cao nhất trong những năm gần đây mới chỉ xảy ra vào năm 2012, với mức tăng khoảng 10 triệu.

Các chính sách khắt khe với COVID-19 của Trung Quốc cũng đóng một vai trò nào đó, kéo dài thêm sự không chắc chắn và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Ngày càng nhiều thanh niên ở Trung Quốc đang nổi loạn chống lại những yêu cầu không ngừng của cha mẹ, giáo viên và xã hội bằng cách chọn bỏ cuộc. Việc lựa chọn đạt thành tích dưới chuẩn - được gọi là "nằm bẹp", hay thảng bình trong biệt ngữ của giới trẻ - đã trở thành xu hướng.
Năm ngoái, trong đợt phong tỏa Thượng Hải vào tháng 5, cụm từ “thế hệ cuối cùng” đã lan truyền nhanh chóng, thu hút tâm trạng vô vọng và thờ ơ lan rộng, góp phần làm giảm tỷ lệ sinh.

Già hóa trước thời hạn

Cho đến rất gần đây, các nhà nhân khẩu học của Trung Quốc đã không nhận ra rằng họ đã vượt quá giới hạn. Năm 2000, giới lãnh đạo cao nhất vẫn còn công bố quyết định tuân thủ triệt để chính sách một con, nói rằng “dân số quá đông vẫn là vấn đề số 1” trong nước. “Trong vài thập kỷ tới, với tiền đề duy trì tỷ lệ sinh thấp, dân số của chúng ta sẽ dần dần chuyển từ tăng trưởng thấp sang tăng trưởng bằng không, và tổng dân số sẽ bắt đầu giảm dần sau khi đạt mức cao nhất (gần 1.6 tỷ người),” tuyên bố cho biết.


Gần đây nhất là vào năm 2013, chính sách một con đã được ca ngợi công khai vì đã đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ông Mao Quần An, phát ngôn viên của ủy ban kế hoạch hóa gia đình vào thời điểm đó, cho biết chính sách này đã “ thực sự đã giảm bớt áp lực dân số đối với tài nguyên và môi trường” và “thúc đẩy tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội nhanh chóng.”
Thậm chí trong năm 2017, Hội đồng Nhà nước dự kiến dân số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 ở mức 1.45 tỷ người, theo một tài liệu về kế hoạch dân số.
Tất cả các dự báo đã được chứng minh là sai lệch, với sự sụt giảm đến sớm hơn gần một thập kỷ so với dự kiến.
Trong khi đó, kinh nghiệm của các quốc gia già hóa dân số khác ở châu Á cho thấy rằng, bất kể hậu quả tồi tệ như thế nào, Trung Quốc cũng không thể làm được gì nhiều đối với dân số già hóa của mình.
Khối dân số già nhất châu Á cư trú tại Nhật Bản, nơi có 29% dân số từ 65 tuổi trở lên. Quốc gia này đã thử nhiều biện pháp để ngăn chặn sự suy giảm nhân khẩu học, từ việc khuyến khích cho người cha tạm nghỉ làm đến trả tiền mặt cho các cặp vợ chồng có con. Các phương pháp này cho tới nay đã không thành công: Nhật Bản năm 2021 đạt mức sinh thấp kỷ lục là 811,604 ca sinh.
Vào tháng 2, Thủ tướng Fumio Kishida đã công bố một loạt các biện pháp đầy tham vọng nhất của Nhật Bản nhằm tăng dân số, hứa hẹn sẽ cung cấp sự hỗ trợ kinh tế nhiều hơn cho các gia đình và mở rộng hệ thống chăm sóc trẻ em của quốc gia.
Nhưng bất chấp sự hoảng loạn của nước láng giềng, Trung Quốc dường như không hề bối rối. Nhiều nhà kinh tế nói rằng mặc dù tình hình của Trung Quốc không tốt nhưng cũng không hoàn toàn xấu.
Phó giáo sư Johnston tại Đại học Sydney cho biết: “Người Trung Quốc đã luôn theo dõi câu chuyện nhân khẩu học kinh tế này,” đồng thời cho biết thêm thế hệ tiếp theo sẽ có quy mô nhỏ hơn nhiều. “Trung Quốc có ít người trẻ hơn, nhưng về trung bình, họ sẽ thịnh vượng, giàu có và có học thức hơn rất nhiều [so với các thế hệ trước].”
Screenshot 2023-06-02 174521.jpg
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh đang giảm mạnh của châu Á (số ca sinh trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ). Có thể thấy khoảng gần 10 năm sau khi chính sách một con được áp dụng thì mức sinh mới giảm về dưới 2 và tiếp tục đi ngang cho đến khi giảm thấp hơn nữa trong vài năm gần đây, nhất là sau khi chính sách này được bãi bỏ. Mặc dù vẫn là xu hướng giảm nhưng các đường của Ấn Độ, Indonesia và đặc biệt là Nhật Bản hết sức ổn định. Tỷ lệ sinh thấp của Nhật Bản không phải là hiện tượng mới trong thế kỷ 21 mà đã có nguồn gốc từ thập niên 1970, khi nền kinh tế Nhật Bản còn đang tăng trưởng nóng. Ngoài ra khi quan sát đường cong của Trung Quốc, có sự tăng mạnh tỷ lệ sinh ở đầu thập niên 60 nên rõ ràng là những khó khăn của thời kỳ Đại Nhảy Vọt cũng không làm thay đổi các quan điểm truyền thống về sinh nhiều con như cơn bão chi phí sinh hoạt hiện nay.

Các biện pháp đối phó

Tuy nhiên, Trung Quốc không bỏ qua vấn đề này. Các nhà chức trách đã đưa ra nhiều chiêu thức ngọt ngào, bao gồm phần thưởng bằng tiền mặt và tăng thời gian nghỉ kết hôn có lương, để giúp các cặp đôi kết hôn và sinh con. Một bài báo xuất bản vào tháng 8 năm ngoái trên tạp chí Cầu Thị, một tạp chí lý luận hàng đầu ở Trung Quốc, đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình thế tiến thoái lưỡng nan và cho biết việc giải quyết sự suy giảm dân số sẽ đòi hỏi “những nỗ lực lâu dài và gian khổ”.


Tiền thưởng thậm chí không đủ để mua sữa bột”, một người mẹ họ Dương ở Thâm Quyến cho biết. Cô Dương có một bé gái 4 tuổi và không có ý định sinh thêm con. “Khéo chừng các biện pháp này có thể khích lệ một số gia đình kém khá giả hơn, nhưng đối với những bậc cha mẹ có học thức tốt với mức sống cao, họ đơn giản sẽ không sinh con chỉ vì số tiền ít ỏi như vậy.”
Các nhà nhân khẩu học cũng hoài nghi. Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã không tăng bất chấp những ưu đãi tương tự.
china.png
Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con thông qua các khoản chi trả bằng tiền mặt và tăng thời gian nghỉ để chăm sóc con cái, sau ba thập kỷ áp dụng chính sách một con khiến dân số nước này suy giảm. Ảnh: EPA/Jiji

“Thúc đẩy tăng dân số, thông qua các cách cưỡng chế ngầm hoặc cưỡng chế công khai, để sinh nhiều con hơn không phải là cách nên làm.” Yun Zhou, một nhà nhân khẩu học Trung Quốc tại Đại học Michigan, cho biết. “Nhưng thay vào đó, nó phải là sự cân nhắc về chất lượng cuộc sống và chế độ phúc lợi của khối dân số hiện tại.”
Trung Quốc đã gợi ý việc tăng tuổi nghỉ hưu, hiện thuộc hàng thấp nhất thế giới, ở mức 60 tuổi đối với nam giới, 55 tuổi đối với nữ giới làm công việc cổ cồn trắng và 50 tuổi đối với nữ giới làm trong các nhà máy, nhưng vẫn chưa có thay đổi chính thức nào được đưa ra.
Một cuộc tái cấu trúc cơ quan hành pháp của Hội đồng Nhà nước vào giữa tháng 3, đã chuyển chương trình chăm sóc người cao tuổi sang cho Bộ Nội vụ, cho thấy lão hóa đã trở thành ưu tiên quốc gia cần được coi là một vấn đề phúc lợi. Vào ngày 14 tháng 3, Jin Weigang, chủ tịch Viện Khoa học Lao động và An sinh Xã hội Trung Quốc, nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng nước này đang xem xét tăng tuổi nghỉ hưu dần dần, vài tháng mỗi năm.

Những thập niên mất mát

Đánh giá theo kinh nghiệm của các xã hội khác trên cùng một con thuyền, sự suy giảm dân số của Trung Quốc sẽ được cảm nhận trên toàn hệ thống kinh tế của nước này. Ví dụ, ở Nhật Bản, vấn đề này đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động, tiêu dùng chậm lại, khu vực sản xuất bị suy giảm (các doanh nghiệp sản xuất chuyển nhà máy ra nước khác để tận dụng chi phí nhân công rẻ), thâm hụt ngân sách lớn hơn và lãi suất thấp hơn. Nhưng mối quan tâm trước mắt là tác động của nó đối với nhu cầu nhà ở.


“Thập niên mất mát” của Nhật Bản với tăng trưởng kinh tế phẳng và giảm phát bắt đầu sau khi bong bóng thị trường bất động sản vỡ vào năm 1991, một phần do sự bùng phát của dân số già. Đột nhiên đã có tình trạng thừa cung bất động sản đứng trước nhu cầu đang giảm dần.
np_file_63035_870x489.jpeg
Người dân Nhật Bản ngày nay chuyển từ sinh con sang nuôi thú cưng và chăm sóc chúng như con cái. Các xu hướng tương tự cũng đang lớn dần ở Hàn Quốc, Trung Quốc. Ảnh: Zing News

Các chuyên gia đã chỉ ra độ trễ chỉ từ 15 đến 20 năm giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở khía cạnh trưởng thành về nhân khẩu học: Dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm vào năm 2015 ở Trung Quốc so với năm 1995 ở Nhật Bản; sự suy giảm dân số bắt đầu vào năm 2022 ở Trung Quốc so với năm 2008 ở Nhật Bản.
Vào thời điểm dân số bắt đầu giảm, độ tuổi trung bình của dân số Nhật Bản là 37, cùng độ tuổi trung bình với dân số Trung Quốc vào năm 2020.
“Cấu trúc dân số của Trung Quốc [hiện nay] tương tự như của Nhật Bản vào khoảng năm 1990, khi Nhật Bản bước vào thời kỳ suy thoái dài hạn,” Chi Hung Kwan, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Thị trường Vốn Nomura, chỉ ra.
Screenshot 2023-06-02 185441.jpg
Tháp dân số Nhật Bản (Thành phần tuổi của dân số theo giới tính, tính bằng phần trăm với màu xám là nam giới, màu vàng là nữ giới) cho thấy năm 2020 đã là một cấu trúc dân số bất cân đối. Ảnh: Cục Thống kê Nhật Bản.
Screenshot 2023-06-02 185554.jpg
Tháp dân số Trung Quốc cho thấy dân số nước này dường như đang đi theo khuôn mẫu già hóa của Nhật Bản. Ảnh: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức tương tự như Nhật Bản, với số người trong độ tuổi lao động ít hơn trong dài hạn và chi phí an sinh xã hội tăng mạnh.
Randall Jones, một thành viên chuyên môn tại Trung tâm Kinh tế và Kinh doanh Nhật Bản của Đại học Columbia, chỉ ra rằng tình hình có thể khó khăn đối với một quốc gia không có mạng lưới an toàn phát triển tốt như Nhật Bản. “Tôi sẽ ít lo lắng hơn về khía cạnh tài khóa, nhưng lo lắng hơn về tình trạng nghèo đói của người cao tuổi; họ sẽ đối phó như thế nào với tình trạng nghèo đói ngày càng tăng ở người già,” ông nói.
Nhiều người về hưu lớn tuổi ở Trung Quốc dựa vào tiền trợ cấp hưu trí nhà nước như một nguồn thu nhập quan trọng sau nhiều năm làm việc với mức lương thấp. Những công nhân như ông Gu, 59 tuổi, đến từ tỉnh Sơn Đông ở miền đông, sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60, tương đối trẻ so với tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà kinh tế cho biết hệ thống lương hưu hiện tại do chính quyền cấp tỉnh quản lý nhưng sẽ cần phải được cải tổ.
Đối với ông Gu, việc nghỉ hưu đã cận kề. Sau gần bốn thập kỷ đưa đón công nhân sản xuất đến một nhà máy địa phương, ông sẽ sớm có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và đi dạo trong công viên với các cháu của mình.
Nhưng những người ở lứa tuổi 50 phải đối mặt với một mối quan tâm mà nhiều người lớn tuổi ở các vùng nông thôn đều có chung. Ông đã hy vọng tiết kiệm đủ tiền từ khoản trợ cấp của mình để đưa các cháu của mình đi học và đảm bảo một cuộc sống đơn giản và suôn sẻ cho chúng.
age.png
Dân số Trung Quốc lần đầu tiên giảm vào năm 2022 kể từ năm 1961. Hiện nay mỗi ca sinh nở có thể được xem là kho báu và những người già có cháu - vốn mang nhiều tư duy truyền thống - dường như thấy được chút yên tâm đối với tương lai dòng tộc của họ. Ảnh: Getty Images

“Một mặt, tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc hai cháu gái của mình,” Gu nói với Nikkei. “Mặt khác, lương hưu của tôi không nhiều với tư cách là một cư dân ở nông thôn, vì vậy tôi vẫn muốn tìm một công việc mới nếu có cơ hội.”
Trong hệ thống hưu trí phân mảnh của Trung Quốc, chính quyền các tỉnh nghèo hơn nhận được tiền mặt từ các khu vực giàu có hơn. Hệ thống “trả khi tới lượt” có nghĩa là lực lượng lao động thực sự của hiện tại trả lương hưu cho những người nghỉ hưu.
Đối với Gu, số tiền chưa đến 3,000 nhân dân tệ (436 USD) mà ông nhận được hàng tháng từ lương hưu nhà nước là đủ để mua đồ tạp hóa và sinh hoạt tại một huyện nhỏ ở Sơn Đông. Số tiền ít ỏi còn lại, nếu có, lại không đủ để ông thực hiện ước mơ cấp dưỡng các cháu.
Sinh năm 1963, Gu là một trong số gần 30 triệu trẻ sơ sinh ở Trung Quốc vào năm đó. Bây giờ ông ấy sẽ gia nhập vào đội ngũ trên 10 triệu nam giới trên khắp đất nước chuẩn bị nghỉ hưu trong năm nay - tổng số lớn nhất trong một năm của Trung Quốc.
Quá trình đô thị hóa và dòng người lao động nhập cư đổ về các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm cũng đồng nghĩa với việc các chính quyền nông thôn có ít người đóng góp tiền vào các chương trình hưu trí địa phương hơn.
Screenshot 2023-06-02 213427.jpg
Số người mới về hưu ở Trung Quốc sẽ đông hơn nhiều so với số lao động mới trong 15 năm tới (Biểu đồ thể hiện ước tính số người đến tuổi nghỉ hưu là 60 và tuổi làm việc 16, tính bằng triệu người). Nam giới và nữ giới nghỉ hưu ở các độ tuổi khác nhau ở Trung Quốc, nhưng tất cả các giới tính đều được nghỉ hưu hợp pháp ở tuổi 60. Ảnh: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nghiên cứu của Nikkei Asia.

Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã cảnh báo trong một báo cáo vào năm 2019 rằng quỹ hưu trí của nước này sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035, nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề.
Bản chất bấp bênh của vấn đề này đã được đưa ra ánh sáng vào tháng Hai khi những người về hưu tổ chức một cuộc biểu tình hiếm hoi. Hàng trăm người hưu trí đã tập trung trên các đường phố ở trung tâm thành phố Vũ Hán để phản đối những thay đổi đối với chính sách bảo hiểm y tế của chính phủ, mà các thay đổi này được cho là sẽ làm giảm các khoản thanh toán bảo hiểm của họ.
Tăng chi tiêu chăm sóc sức khỏe cho khối dân số già đồng nghĩa với việc tăng chi phí an sinh xã hội. Tại Nhật Bản, nợ chính phủ nói chung đã tăng lên mức 256% trong tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2021 từ mức 147% vào năm 2001, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, chủ yếu là do sự gia tăng mạnh trong chi tiêu an sinh xã hội, chẳng hạn như lương hưu, chăm sóc người già và bảo hiểm y tế.
Trung Quốc cũng đang cảm thấy căng thẳng hơn về tài khóa. Theo báo cáo tham vấn Điều IV của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào năm 2022, nợ của nước này, bao gồm cả các phương tiện tài chính của chính quyền địa phương, dự kiến sẽ đạt 155% sau 5 năm nữa. Nước này đã bắt đầu thực hiện các bước hướng tới thiết lập chương trình lương hưu quốc gia. Một hệ thống tái phân phối đã được bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 để giúp các vùng có dân số già đang vật lộn để trả lương cho người về hưu.
Nhưng Donghyun Park, một nhà kinh tế tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, cho biết: “Có rất nhiều cơ hội để cải thiện hệ thống tài chính của Trung Quốc nói chung sẽ làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn và năng suất hơn, điều mà Trung Quốc cần vì dân số đang già đi và lực lượng lao động đang ngày càng thu hẹp lại.”

Tương lai mờ mịt

Mặc dù tỷ lệ sinh giảm có thể không ảnh hưởng ngay lập tức đến nguồn cung lao động, nhưng sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc khoảng 1 điểm phần trăm mỗi năm từ năm 2035 đến năm 2050, Tomoyuki Fukumoto, giáo sư tại Đại học Kinh tế Osaka và là cựu tổng giám đốc tại bộ phận quốc tế của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ), dự đoán.


Trong nhiều năm, Trung Quốc đã tận dụng nguồn lao động giá rẻ để trở thành một cường quốc kinh tế và là công xưởng của thế giới. Điều đó sẽ phải thay đổi. Như đã xảy ra ở Nhật Bản, các nhà sản xuất có thể bắt đầu rời khỏi đất nước một cách chậm chạp, dẫn đến một vòng luẩn quẩn là nhu cầu trong nước giảm và đầu tư trong nước ít hơn. Đổi lại, sau đó sẽ có ít việc làm hơn và sự sụt giảm hơn nữa trong tiêu dùng cá nhân và đầu tư kinh doanh.
“[Thay đổi dân số] sẽ có những hàm ý nhìn từ góc độ một công ty, và những quyết định đó của các công ty cũng sẽ định hình tăng trưởng và tình trạng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc cũng như vai trò của Trung Quốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu,” Yue Su, chuyên gia kinh tế chính về Trung Quốc tại Economist Intelligence Unit, cho biết.
Với việc Ấn Độ đã chiếm vị trí hàng đầu với tư cách là quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ định hình lại nền kinh tế của mình. Các nhà sản xuất đã tìm kiếm những nơi bên ngoài Trung Quốc như Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ để có lao động rẻ hơn.
Quốc gia này sẽ phải chuyển từ sản xuất giá trị thấp sang chuỗi giá trị cao hơn để hướng tới những người lao động có tay nghề cao hơn. Đầu tư vào các lĩnh vực như khoa học và công nghệ có thể thúc đẩy các cơ hội tăng trưởng.
appleworkers_610x365.jpg
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ cần phải hoán đổi ngành sản xuất giá trị thấp để lấy lao động có tay nghề cao hơn nếu muốn thoát khỏi giai đoạn suy giảm dân số này mà không bị tổn hại về mặt kinh tế. Ảnh: CNET

Johnston của Đại học Sydney cho biết: “Trung Quốc phải tìm ra cách để làm cho lao động có chất lượng phát huy hết tiềm năng của mình, mà điều này là khó khăn. Nó khác với việc thành lập một nhà máy và gửi nông dân vào làm nhà máy. Việc cho phép những người có học thức phát huy được năng lực thì nan giải hơn.”
https2F2Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb42F92F12F44878119-1-eng-GB 2F20230322-Cover-China-demography-Main.jpg
Hệ thống lương hưu của Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng khi số lượng người về hưu, nhiều người trong số họ muốn hỗ trợ con cháu của họ, đang gia tăng.

Trở lại Như Đông, Li Guojun, một thợ sửa xe trung niên, đợi bên ngoài cổng trường trung học cơ sở Chahe để đón cô con gái mới bắt đầu năm học đầu tiên của mình.
Vào thời kỳ đỉnh cao cách đây 15 năm, trường phục vụ cho hơn 3,000 học sinh. Sau khi sáp nhập với một số trường học ở Như Đông khi dân số giảm dần, trường hiện có khoảng 1,000 học sinh. “Truyền thống dưỡng nhi phụng lão (nuôi dạy con cái để chúng có thể chăm sóc bạn khi bạn về già) của Trung Quốc đã bị phá vỡ,” anh Li nói.
Li và vợ anh đang chu cấp cho cha mẹ của đôi bên (bốn người), nhưng anh nghi ngờ liệu con gái mình có thể làm được điều tương tự hay không. “Mọi thứ đều có tính cạnh tranh,” Li giải thích, “từ giáo dục cho tới nghề nghiệp. Liệu con bé có thể vượt qua và đi tiếp để tìm một người bạn đời hay không vẫn còn phải xem thêm. Nhìn vào xu hướng hiện nay trong đó giới trẻ tránh xa hôn nhân, tôi không có bất kỳ sự trông mong nào [ở con gái mình].”

Lược dịch từ báo cáo của Pak Yiu, Grace Li, Ck Tan và Mitsuru Obe, Nikkei Asia
112 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tú tặng Bạn 5sao x 7
@Tú Bán Sách Hello cậu 😁.
@Tú Bán Sách Đến năm 2100 thì AI + Robot làm tất tần tật....người già ko phải lo gì cả, chỉ lo hít vào và thở ra thôi!
Con người trình độ càng cao , càng suy nghĩ trước khi quyết định sinh con
@Minh anh 368 kiếp trước không tu nên kiếp này rơi vào nước của con cô Loan
@Macole Ukraine nào mà gdp đầu người gần 5k??
@arbre @Minh anh 368 Phần lớn đàn ông hiện giờ bị lừa dối rằng “không có gì quan trọng hơn sự nghiệp của bản thân.” Khi qua tuổi 35 rồi thì một người đàn ông nhận ra rằng sự nghiệp của mình có thành công để làm gì nếu không có con, có nhiều tiền, danh vọng thì chết có đem theo được không? Sau khi mình chết thì những kiến thức, tính cách, trí tuệ, tài sản của mình có ai để kế thừa không? Hay là đem đi “làm từ thiện” cho mấy người vô dụng cũng phá nát những thành quả, công sức mà mình tích lũy bao năm? Rồi hỏi ý nghĩa cuộc sống là gì trong khi không chịu lập gia đình để khi về già còn có người tâm sự, có con để quan tâm.


Chả khác gì nhau.
arbre
TÍCH CỰC
một năm
@GhétBọnNângBi Bạn sao chép bài viết của người khác rồi sửa chữ vậy chi cho mắc công, nếu thấy viết ra ý của mình mà cũng làm biếng thì khỏi viết, đàn ông nào bị lừa dối? Mình thì thấy nhiều bạn nữ khoe khoang rằng không thích có con cho tự do, về già đi rồi tha hồ mà tự do.
bài hay
@Taliban2023 Cảm ơn bạn Talipan sinh năm 2023 😁.
@Frozen Cat Sinh ra là vì Thế
@Taliban2023 Thì ra là như thế.😂
Bài hay. Cho bạn 5 sao 🖐️
@zombie01 Cám ơn bạn nè.
Các cty TQ,ĐL, Nhật, Hàn sang vn từ chối nhận công nhân dưới 40 tuổi ! Trong khi tại đất nước của họ 70-80tuổi vẫn làm cc trong cty! Haizzz
@tieutangbuongbinh Công nhận người già ở Nhật, Hàn dẻo dai hen anh, có khi khỏe hơn cả người trẻ nữa.
@tieutangbuongbinh Trẻ nhanh nhẹn, sức khỏe tốt thì họ nhận thôi. Dư thừa lao động nên vậy
Macole
ĐẠI BÀNG
một năm
@tieutangbuongbinh Người ta đang muốn trẻ hoá dân số thì thuê mấy ông già làm gì. Thuê đám trẻ nó ko những làm được việc còn biết đẻ nữa
Sở dĩ dân số già là tại vì dân số lớn tuổi
Im lặng đi
@mig29f Đúng wá xá đúng á 😂.
Hayoja
TÍCH CỰC
một năm
@mig29f Hay quá vậy bác 😆)
@mig29f có lý đấy, bài toán không phải suy giảm dân số mà là tỷ lệ người già trên người trẻ quá cao, dân tới các chỉnh phủ bị khủng hoảng an sinh xã hội, cái này các nước nên học VN cứ bóp lương hưu bọn vịt và cho Vịt ăn đồ đọc hại tự động chúng rụng trước khi tới mức đc hưởng hưu
Bài dài ghê, bạn chủ mà cắt đăng làm 3-4 bài nhỏ thì vừa tiếp cận dc nhiều người đọc, đồng thời có cái viết chủ đề sau 😁
@Đinh Hoàng Đại Em cũng nghĩ như bác ! Em phải đọc 2 nhịp
Áp lực và đắt đỏ.
Quá trình này nhìn chung là không thể đảo ngược. Về cơ bản nó là vấn đề đô thị hóa. Trong những xã hội nông nghiệp và công nghiệp trình độ thấp, trẻ em là (một phần) lực lượng lao động. Trẻ em lên 6 tuổi có thể được giao việc đồng áng hay những công việc sản xuất đơn giản tại xưởng. Trẻ em trở thành một nguồn thu nhập và càng nhiều trẻ em thì càng có lợi. Quan trọng không kém, do không có bất kỳ kế hoạch hưu dưỡng nào khác ngoài gia đình trong những xã hội như vậy, một gia đình đông thành viên có thể dễ dàng phụng dưỡng cha mẹ già hơn.

Trong một xã hội thành thị phát triển, giá trị kinh tế của trẻ em trở nên thấp hơn. Trên thực tế, trẻ em chuyển từ công cụ sản xuất sang đối tượng tiêu thụ cực kỳ tốn kém. Trong xã hội công nghiệp thành thị, cơ hội kiếm được việc làm khi còn nhỏ không chỉ giảm đi, mà yêu cầu về trình độ học vấn cũng tăng lên rất nhiều. Trẻ em cần được hỗ trợ trong khoảng thời gian lâu hơn rất nhiều, đôi khi đến giữa độ tuổi 20. Trẻ em tiêu tốn của bố mẹ một khoản tiền vô cùng lớn trong khi chỉ đem lại rất ít hoặc hầu như không đem lại lợi nhuận. Do vậy, người ta ít sinh đẻ hơn. Các biện pháp kiểm soát sinh đẻ chỉ đơn thuần cung cấp công cụ để phục vụ điều được cho là cần thiết về mặt kinh tế. Với đa số mọi người, một gia đình tám con là một thảm họa tài chính. Vì vậy, một phụ nữ trung bình có hai con hoặc ít hơn. Kết quả là dân số giảm. Tất nhiên là cũng có những lý do khác dẫn đến sự suy giảm này, nhưng hệ thống công nghiệp đô thị là nguyên nhân chủ yếu.

Mình trích 1 đoạn trong bài viết này. Đây có lẽ là câu trả lời chính xác nhất cho lý do dân số suy giảm
https://nghiencuuquocte.org/2015/03/16/suy-giam-dan-so-va-su-dao-chieu-kinh-te-vi-dai/
@nghaimin Vấn đề này nó không phải là đô thị hoá như các nhà kinh tế và xã hội cố tình lèo lái. Nó là vấn đề tài nguyên và phân phối tài nguyên. Ngày xưa đẻ rõ lắm nhưng tỷ lệ sống thọ không cao. Lao lực, vất vả, nhiều bệnh tật. Hơn nữa tại thời điểm đó dân số còn ít do chiến tranh, dịch bệnh. Đến khi công nghiệp phát triển thì tốc độ khai thác tài nguyên và phân phối tài nguyên tăng lên, dân số bùng nổ. Khi mà tốc độ khai thác và lượng tài nguyên ko đủ hoặc hạn chế cục bộ thì sẽ gây áp lực ngược lại dân số thôi. Ai cũng phân tích dân số như thế nào, nhưng mà đất đai có nở ra đâu, làm sao mà dân số trẻ mãi để gánh người già dc.
@longt61 Lý do thì có nhiều, nhưng vấn đề lối sống đô thị là lý do chủ yếu. Giờ đi hỏi lý do tại sao không sinh con thì phần lớn câu trả lời là không đủ khả năng nuôi con. Ngày xưa thời làm nông hay công nghiệp trình độ thấp nếu không sinh nhiều thì lấy đâu ra người làm. Động cơ kinh tế buộc người ta phải sinh nhiều hoặc sinh ít tùy thời đại đòi hỏi do mọi thời đại khác nhau thì động cơ kinh tế cũng khác nhau. Vấn đề tài nguyên nói cũng nằm trong vấn đề kinh tế mà thôi. Vì cạnh tranh giành tài nguyên cũng rất tốn kém về chi phí kinh tế. Nếu chi phí bỏ ra để đứa trẻ có được 1 lượng tài nguyên nhất định quá lớn mà triển vọng thành công không chắc chắn thì chắc chắn mức sinh giảm.
@nghaimin Thì cũng chính bởi sự phân phối tài nguyên nên mới nên nỗi. Chứ ngày xưa dân ít, đất nhiều thì tài nguyên ko thiếu. Bây giờ nhà cửa ko có, y tế và giáo dục quá tải thì làm sao dám sinh con. Nếu cứ giữ lối sống ngày xưa thì đến 1 lúc nào đó sẽ như bây giờ thôi, vì đất ko nở ra, người tăng lên vô tội vạ, canh tác năng suất thấp thì lại thiếu tài nguyên thôi.
người Việt mà rành sử tàu quá, không hổ danh là chư hầu, thật tự hào
toanlb
TÍCH CỰC
một năm
@cúm H5N1 Không rành thì lại bảo “đ biết cái gì mà cũng viết”. Thế nào cũng nói được
Bài dài vãi. Mà đọc xong thấy dc 2 nguyên nhân của TQ: tại chính sách 1 con, tại bất ổn kinh tế.
Mình có đọc 1 bài, không nhầm là tại tinh tế luôn. Đại khái bài đó nói việc tỉ lệ sinh tỉ lệ nghịch với mật độ dân số. Tức không gian sống càng chật trội sinh vật càng hạn chế sinh nở. Việc này nó như sự vô minh của tự nhiên mà khoa học chưa giải thích được nhưng họ có thể mô tả bằng thực nghiệm. Thí nghiệm đó họ đã tiến hành trên chuột, cho các con chuột đó cùng tất cả điều kiện sống, ăn ko phải nghĩ chỉ khác đúng mật độ cá thể.
Tôi thấy nhận định đó khá hợp lý khi thấy thực tế gần như vậy, ở quê nghèo thậm chí đói mà đẻ rõ lắm.
Đương nhiên là còn nhiều yếu tố khác quyết định đến tỉ lệ sinh, nhưng tôi thích nhận định trên vì nó mang tính quy luật tự nhiên hơn.
Macole
ĐẠI BÀNG
một năm
@caothudeche Vấn đề là ko thể đảo ngược quá trình thoái hóa dân số dù cho dân số đã giảm dẫn đến mật độ giảm và lương thực dư thừa cũng ko thể giúp đảo ngược.
@Macole sướng quen rồi khổ không chịu được.

Đang single, phịch tè le được giờ bảo đẻ, sống chung thủy 1 vợ 1 chồng chịu thế éo nào được :v
Nuôi 1 đứa trẻ thời nay tốn rất nhiều tâm tư, công sức và đặc biệt là tiền bạc nên con ng ta sinh nhiều thì không đủ khả năng nuôi nên sinh ngày càng ít. Khoảng cách tỷ lệ sinh và tử càng thấp thì dân số ngày càng già hoá
Chi phí nuôi con quả thật là gánh nặng ,ngày xưa tã vãi giặt đi giặt lại dùng giờ toàn tã giấy 1 bịch bằng 2 ngày lương! rồi sữa phải có công thức ,đâu uống sữa bác Thọ được !đi BV phí toàn trên mây khi con bịnh ....Khi mức sống XH cao mình không thể sống kiểu "thấp" được
arbre
TÍCH CỰC
một năm
@anhcom67 Đúng là người từng trải nói chuyện có khác 😄
Hi vọng tương lai sau này robot sẽ giúp con người làm hết các việc vặt trong nhà, con người giải phóng bớt sức lao động có thời gian chăm sóc con cái, dân số ít cũng được nhẹ gánh tài nguyên cho trái đất và cuộc sống được nâng cao.
@namnguyen1011 robot phải mua ,phải trả phí phần mềm ,và làm cái gì khi thất nghiệp do robot lấy hết việc ?!
@anhcom67 thực ra thì nếu robot làm hết, con người sẽ tiến tới giai đoạn thặng dư, nói cách khác chỉ cần là con người thì bạn đã đáng được hưởng phúc lợi, nên vấn đề thất nghiệp nó ko nặng lắm.
không nên suy nghĩ như những công nhân đập phá máy móc thời cách mạng công nghiệp khi nỗi sợ thất nghiệp che mờ lý trí như vậy
VN cũng tương tự . Chưa kể tỉ lệ nam - nữ chênh lệch lớn nên vài năm tới tỉ lệ nam dooddeed nhau sẽ rất cao do thiếu nữ + ko muốn đẻ .
Im lặng đi
@zipder Hiện giờ thì cũng chưa đáng ngại lắm vì tỷ lệ sinh của VN vẫn là 2 và cũng không quá nặng nề về quà cưới, môn đăng hộ đối như TQ. Nhưng xu hướng chung là vẫn đi tới dân số già. 😁
Vumep73
ĐẠI BÀNG
một năm
@zipder VN sẽ chưa chắc đã tương tự như các nước đấy đâu bác nhé. Các nước Nhật, Hàn khi dân số họ già hóa thì đất nước họ đã là nước phát triển, thu nhập đầu người cao, an sinh xã hội rất tốt, đất nước giàu có, văn minh. Bác nghĩ đến lúc già hóa dân số (trong khoảng vài ba chục năm nữa), VN có được như những nước này không?
Macole
ĐẠI BÀNG
một năm
@Vumep73 VN tình hình sẽ tồi tệ hơn thứ 1 là chế độ an sinh kém, sức khỏe mấy ông bà già cũng yếu 70 tuổi toàn đi viện ko thể đi làm được như Nhật Hàn. Thứ 2 là ko hấp dẫn đối với dân nhập cư, lương vừa thấp và cái gì cũng đắt, trong khi tụi Nhật Hàn TQ thời điểm năm 2050 nó đã có 20 30 năm thu hút lao động nhập cư, giảm phát thời gian dài, vậy dân nhập cư sẽ chọn 1 nước nghèo mà giá cả trên trời hay ko
arbre
TÍCH CỰC
một năm
@Frozen Cat Bạn @zipder còn lo lắng tỉ lệ chênh lệch nam nữ nữa, bạn có lập gia đình thì lẹ đi chứ để mốt cạnh tranh không nổi đó 😄
Chính sách 1 con ngu học thì giờ phải chịu hậu quả thôi, nước khác có đâu 😁
@sốt-xuất-huyết-2023 Nhật có chính sách 1 con đâu mà vẫn dính. Các nước châu âu có đâu mà vẫn dính.
Chính sách 1 con và già hóa dân số không có quan hệ nhân quả mặc dù chúng cùng xảy ra.
Huylyvn
ĐẠI BÀNG
một năm
@laiviet Nói chính sách 1 con và già hóa ko liên quan nhau chỉ là ngụy biện thôi !
snaptu
ĐẠI BÀNG
một năm
Người cổ xưa không bao giờ thiếu nhà, thiếu đất. Sau khi học hành nghiên cứu khoa học các kiểu thì bây giờ con người rất khó khăn để có 1 căn nhà. Cuối cùng cuộc sống lại càng khó khăn hơn khi khoa học phát triển hơn, tuổi thọ tăng lên nhưng hạnh phúc lại giảm xuống
Macole
ĐẠI BÀNG
một năm
@Cuong Nb Lương 30 tr thì dư sức mua mà nhà 15 m2 thì mua làm gì nhỉ, chắc lại mua để úp bô thằng sau. Giá đất ở mấy quận kế bên trung tâm tp lớn như NewYork là khoảng 300 đến 500 tr, Tokyo tầm 200 300 mà đất người ta là nhà phố chứ ko phải hẻm mấy xẹt
@Macole 30 triệu VNĐ rồi không ăn uống, lo tiền cho gia đình bố mẹ, con cái à ông cố nội? Chưa kể những việc khác nữa 😁

Làm sao mà đủ tiền được? :D

Các cụ nói "Miệng ăn núi lở" đấy :D

Làm 100 triệu thì còn dư ra chứ 30 triệu thì đủ ăn thôi!
Mày vui tính vãi
@nonut 1. Câu chuyện đang là : thiếu đất hay không thiếu đất
2. Trên quy hoạch Việt Nam cũng có, đâu có thiếu đâu bạn
3. Lắp đặt cơ sở hạ tầng sau đó mời nhà đầu tư bằng tiền thuế, bạn có chắc ko vậy, ai cầm tiền thuế của mình để làm lợi cho nhóm nhà đầu tư thì chửi còn ko kịp.
Nhìn SG xem, thuế giữ lại rất ít nên chậm chạp, bạn còn đòi đem tiền thuế đi làm lợi cho nhóm khác nơi khác nữa
arbre
TÍCH CỰC
một năm
@vanhoang232 Bạn @nonut nói đúng mà, SG được giữ lại rất ít thuế thì cũng là “tư duy lãnh đạo VN” chứ ai, bạn nghĩ ai có cái quyền đó. Cho hay không cho một thành phố phát triển là quyết định của những người lãnh đạo quốc gia chứ còn gì nữa mà cãi. Bạn nghĩ dân có quyền quyết định hả? Bạn thấy đó rồi bạn làm được gì?
Đông Á ở đây là chỉ Trung Quốc là chủ yếu!
Chúc mừng em bài ra trang 1 luôn

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019