Hiện tượng nổ lốp trên xe hơi có thể gây ra những vụ tai nạn khủng khiếp nhưng có bao giờ bạn tự hỏi không bao giờ thấy (hoặc rất rất ít) máy bay bị nổ lốp trong quá trình di chuyển trên đường băng hoặc tiếp đất. Ngoài quy trình bảo dưỡng rất nghiêm ngặt thì có những lý do đằng sau để đảm bảo lốp không bao giờ bị nổ, xịt.
Cùng là lốp cao su nhưng máy bay chịu tải lớn hơn rất nhiều so với xe hơi, đâu đó khoảng 38 tấn, và vận tốc khi tiếp đất lên tới 270km/h. Ở thời điểm lốp chạm đất trong quá trình hạ cánh, lốp không phải lăn nữa mà là bị kéo lê đi nên chúng ta thấy tiếng kêu rít và có khói. Theo quy trình bảo dưỡng thì lốp máy bay có thể hạ cánh được 500 lần trước khi người ta thay lớp cao su ngoài cùng (re-tread) và mỗi lốp chỉ có thể thay 7 lần trước khi không dùng được nữa.
Một chiếc Boeing 777 dùng 14 lốp, Airbus A380 là 22 lốp hay máy bay lớn nhất thế giới Antonov An-225 là 32 chiếc lốp. Để đạt được độ bền bỉ tối đa và đảm bảo an toàn thì người ta tăng áp suất bơm hơi. Theo một kỹ sư bộ phận lốp máy bay của Michelin thì lốp máy bay thường được bơm ở áp suất 200 psi, tức gấp 6 lần lốp xe hơi. Thậm chí lốp của tiêm kích F-16 được bơm ở áp suất 320 psi.
Bên dưới lớp cao su ngoài cùng là nhiều lớp khác nhau để đảm bảo chịu tải tốt cũng như không bị giảm áp suất. Trong quá trình chế tạo, lốp máy bay cũng trải qua rất nhiều bài kiểm tra, trong đó nó phải chịu được áp suất gấp 4 lần thiết kế trong ít nhất 3 giây. Rất khó để lốp bị nổ tung vì quá áp suất, thông thường thì bánh xe sẽ hỏng trước lốp trong trường hợp như vậy.
Nguồn: Wired
Cùng là lốp cao su nhưng máy bay chịu tải lớn hơn rất nhiều so với xe hơi, đâu đó khoảng 38 tấn, và vận tốc khi tiếp đất lên tới 270km/h. Ở thời điểm lốp chạm đất trong quá trình hạ cánh, lốp không phải lăn nữa mà là bị kéo lê đi nên chúng ta thấy tiếng kêu rít và có khói. Theo quy trình bảo dưỡng thì lốp máy bay có thể hạ cánh được 500 lần trước khi người ta thay lớp cao su ngoài cùng (re-tread) và mỗi lốp chỉ có thể thay 7 lần trước khi không dùng được nữa.
Một chiếc Boeing 777 dùng 14 lốp, Airbus A380 là 22 lốp hay máy bay lớn nhất thế giới Antonov An-225 là 32 chiếc lốp. Để đạt được độ bền bỉ tối đa và đảm bảo an toàn thì người ta tăng áp suất bơm hơi. Theo một kỹ sư bộ phận lốp máy bay của Michelin thì lốp máy bay thường được bơm ở áp suất 200 psi, tức gấp 6 lần lốp xe hơi. Thậm chí lốp của tiêm kích F-16 được bơm ở áp suất 320 psi.
Bên dưới lớp cao su ngoài cùng là nhiều lớp khác nhau để đảm bảo chịu tải tốt cũng như không bị giảm áp suất. Trong quá trình chế tạo, lốp máy bay cũng trải qua rất nhiều bài kiểm tra, trong đó nó phải chịu được áp suất gấp 4 lần thiết kế trong ít nhất 3 giây. Rất khó để lốp bị nổ tung vì quá áp suất, thông thường thì bánh xe sẽ hỏng trước lốp trong trường hợp như vậy.
Nguồn: Wired