Với sự ra mắt của kiến trúc Alder Lake trên laptop, những chiếc máy tính xách tay cũng được tiếp cận với những công nghệ mới nhất mà ngành phần cứng PC tạo ra. Hai trong số đó là chuẩn bộ nhớ trong DDR5, và một “công tắc” gọi là MUX Switch. Hai tính năng mới mẻ này đã hiện diện trên những mẫu laptop gaming trang bị chip Intel Alder Lake thế hệ mới, kết hợp khả năng vận hành của những phần cứng mới nhất để đem lại trải nghiệm gaming đã nhất cho anh em. Câu hỏi được đặt ra là, cả hai tiêu chuẩn này quan trọng đến mức nào khi chơi game, hay thậm chí là sử dụng những laptop gaming cấu hình cao phục vụ mục đích sáng tạo?
Và để thử nghiệm mức độ quan trọng của DDR5 và MUX Switch, chúng ta sẽ thử nghiệm trên một chiếc máy có cả hai: Asus TUF Gaming F15 2022 với cấu hình như sau:
Đầu tiên hãy nói về MUX Switch đi.
Viết tắt của multiplexer switch, như đã đề cập, nó là một cái công tắc đúng nghĩa đen để “chuyển làn”, đổi quá trình xử lý và xuất hình ảnh ra màn thông qua hai GPU bên trong chiếc laptop, một là chip iGPU onboard tích hợp trên CPU của Intel (Iris Xe trên 12700H), và hai là GPU rời, trong trường hợp này là RTX 3050 của Nvidia.
Và để thử nghiệm mức độ quan trọng của DDR5 và MUX Switch, chúng ta sẽ thử nghiệm trên một chiếc máy có cả hai: Asus TUF Gaming F15 2022 với cấu hình như sau:
- CPU: Intel®️️ Core™️ i7-12700H Processor
- RAM: 8GB DDR5 4800 MHz
- GPU: Nvidia RTX 3050 4GB
- SSD: 512GB M.2 PCIe 3.0
- Màn hình 15.6 inch tần số quét tối đa 144Hz
Đầu tiên hãy nói về MUX Switch đi.
Viết tắt của multiplexer switch, như đã đề cập, nó là một cái công tắc đúng nghĩa đen để “chuyển làn”, đổi quá trình xử lý và xuất hình ảnh ra màn thông qua hai GPU bên trong chiếc laptop, một là chip iGPU onboard tích hợp trên CPU của Intel (Iris Xe trên 12700H), và hai là GPU rời, trong trường hợp này là RTX 3050 của Nvidia.
Nvidia và AMD đều có giải pháp tương tự MUX switch, đó là Nvidia Optimus và AMD Switchable Graphics. Hai công nghệ này có thể mang lại cho game thủ sức mạnh của đồ họa rời khi cần chơi game và thời lượng pin ở những công việc thông thường, cả 2 công nghệ này đều chưa thật sự hoàn hảo. Khi Optimus kích hoạt dGPU để xử lý dựng hình ở những tác vụ nặng như game, dữ liệu do dGPU render vẫn phải “mượn” đường đi thông qua iGPU, và vì iGPU có hiệu năng thấp hơn, băng thông nhỏ hơn nên sẽ dẫn đến tình trạng nghẽn cổ chai tại đây, gây ra sự sụt giảm về hiệu năng cũng như độ trễ trong quá trình xử lý.
Còn trong khi đó, trên TUF Gaming F15, anh em sẽ mở phần mềm quản lý thiết bị mang tên Armoury Crate lên, tìm tới nút MUX Switch và ấn để chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ: Một là xuất hình ảnh qua GPU tích hợp trong chip Core i7, và hai là xử lý trực tiếp và xuất hình ảnh lên màn hình thông qua RTX 3050, vốn có sức mạnh lẫn băng thông bộ nhớ cao hơn.
Với những game thể thao điện tử như CS:GO và Valorant, nơi tốc độ khung hình là yếu tố quyết định, thì khác biệt chênh lệch từ 9 đến 11% số khung hình mỗi giây khi kích hoạt MUX Switch, chỉ sử dụng RTX 3050 để xử lý và đưa hình ảnh lên màn là lợi thế rất lớn cho anh em. Nhờ đó, tốc độ khung hình của game được đảm bảo ở mức tối đa, không có những cú sụt khung hình giữa những pha giao tranh nghẹt thở, nơi chiến thắng được quyết định bằng vài phần trăm giây. Con số này không ấn tượng như con số mà hãng quảng cáo, là khoảng 30%, nhưng khác biệt là có thật.
Tương tự như vậy là với những game offline. Có màn hình 144Hz, thì anh em cũng sẽ cần hiệu năng của game đạt tiệm cận với tần số quét màn hình. Nhưng để công bằng, thì MUX Switch trên một chiếc laptop trang bị GPU RTX 3050 sẽ không đem lại nhiều tác động quá lớn trong quá trình thưởng thức những game đồ họa đẹp, trong trường hợp này là Forza Horizon 5. So với chế độ thông thường, chuyển MUX Switch sang chỉ dùng GPU rời chỉ giúp tựa game này tăng thêm FPS từ 5 đến 9%. Nếu phiên bản laptop trang bị GPU khỏe hơn, như 3070 hoặc 3080, thì khác biệt về băng thông bộ nhớ so với Iris Xe trên chip Intel mới đủ tạo ra chênh lệch tốc độ khung hình đủ để nhận ra.
Dù sao thì với RTX 3050, phiên bản TUF Gaming F15 mà mình đang có trong tay hôm nay cũng là một sản phẩm được định hướng tới cộng đồng anh em chơi những game eSport. Những tác phẩm ấy không kén cấu hình máy, nhưng khó đạt được FPS cao trên những hệ thống PC bình dân.
Quảng cáo
Ở một khía cạnh khác là sự hiện diện của 8GB RAM DDR5, trên một cấu hình đủ phục vụ những nhu cầu cơ bản của những người làm việc sáng tạo cần một chiếc laptop tầm trung ở khoảng giá 30 triệu Đồng. Khi cấu hình sở hữu một chip CPU 10 nhân, 16 luồng xử lý, và GPU RTX 3050, thì sự hiện diện của DDR5 bus 4800 MHz cũng khiến cho hiệu năng làm việc được đảm bảo tốt hơn.
Tốt đến mức nào? So sánh giữa những thanh RAM 8GB công nghệ DDR4, bus 3200 thường hiện diện trong những mẫu laptop cao cấp hiện giờ, thì DDR5 4800 MHz không tạo ra chênh lệch về hiệu năng đủ lớn. Băng thông trên lý thuyết của DDR4-3200 là khoảng 25.6 GB/s, còn DDR5-4800 là 38.4 GB/s. Khác biệt này rất lớn, nhưng chưa đề cập đến độ trễ của thanh RAM trong quá trình sử dụng. Từ đó, hiệu năng giữa hai chuẩn bộ nhớ trong này không khác biệt quá lớn.
Chính bản thân cái thực tế, rằng hiện tại DDR5 chưa đủ sức thay thế hoàn toàn DDR4 cũng khiến không ít người dè dặt, chờ đợi DDR5 trở nên phổ biến hơn, khi ấy cả công nghệ lẫn mức giá đều sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với DDR4.
Quảng cáo
Nhưng đó là ở trên hệ sinh thái desktop. Còn với thị trường laptop, xét riêng trường hợp chiếc máy TUF Gaming F15 đời 2022, có cảm giác DDR5 hiện tại cũng giống hệt như thời kỳ chuyển giao giữa DDR3 và DDR4 vài năm trước. Một kit RAM DDR5 thông thường không hơn nhiều về mặt hiệu năng so với một kit DDR4 cao cấp nhất trên thị trường. Nhưng dần dần, công nghệ sẽ trưởng thành hơn, tạo ra khác biệt trong quá trình sử dụng đủ để người dùng nói lời tạm biệt với DDR4, chí ít là cho tới khi các nhà sản xuất linh kiện PC dừng sản xuất những thanh RAM công nghệ cũ để phục vụ thị trường.
Bản thân Asus, theo tìm hiểu của mình, cũng là đơn vị duy nhất ở thời điểm hiện tại kết hợp cả MUX Switch lẫn DDR5 trên toàn bộ dải sản phẩm laptop gaming của họ, từ những chiếc TUF Gaming tầm trung giá mềm như chiếc F15, cho tới những chiếc máy ROG cao cấp hơn.
Một chiếc laptop được người dùng mua về và sở hữu, phục vụ công việc và giải trí trong khoảng thời gian tương đối dài, ít nhất là 2 đến 3 năm, thậm chí có khi hơn. Và chính bản thân chiếc TUF Gaming F15 là minh chứng cụ thể nhất chứng minh lời hứa về mặt sức mạnh của DDR5 trong tương lai, khi anh em hoàn toàn có thể nâng cấp lên những bộ RAM với tốc độ cao hơn, độ trễ thấp hơn trên cùng một cấu hình đã mua trước đó vài năm.
Và như đã nói, riêng đối với mảng PC gaming, mọi nghiên cứu, mọi thành tựu mới nhất của ngành phần cứng máy tính đều chỉ phục vụ một mục đích: Chơi game sướng hơn. Đó cũng là tác dụng của MUX Switch và công nghệ DDR5 trên một chiếc laptop gaming: Đầu tiên là tối ưu tốc độ khung hình, kế đến mới là phục vụ những công việc sáng tạo, và cả hai điều này trên F15 đều được đảm bảo trong tầm giá 30 triệu Đồng.