Sáng nay chúng ta đã có thông tin về việc ban quản trị Toshiba đồng ý lời mời mua lại trị giá 15,3 tỷ đô la Mỹ của một nhóm các nhà đầu tư Nhật Bản. Về bản chất, đây là kết quả của một quá trình kinh doanh thua lỗ kéo dài, từ việc chậm chạm trong những quyết định kinh doanh cho đến những sản phẩm không thật sự ấn tượng. Thế nhưng có thêm một lý do khác mà có thể người ta ít biết đến: những quyết định mua bán, sáp nhập thất bại. Trên thực tế, gần như những tập đoàn lớn của Nhật Bản đều bị mắc “căn bệnh” này. Mình kiếm được một bài viết cũ của New York Times về những thương vụ “kỳ lạ” của các công ty Nhật Bản và lược dịch những ý chính để chúng ta có thể theo dõi.
Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy xem một thống kê của Bain & Company, một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới: Ở Nhật, có đến 40% trường hợp công ty mẹ phải ghi nhận giảm giá trị sổ sách hoặc buộc phải bán công ty con mà họ mua lại dưới những áp lực tài chính, một tỉ lệ cao bất thường so với thế giới.
Một con số khác có thể làm bạn bất ngờ: các công ty Nhật Bản sẵn sàng trả cao hơn giá cổ phiểu của các công ty mà họ mua lại tới 40% trong các thống kê của giai đoạn 2014-2016, cao hơn rất nhiều so với chỉ 29% của các công ty Mỹ.
*ảnh minh họa bài viết: Cựu chủ tịch Toshiba Satoshi Tsunakawa khi cho biết công ty đang điều tra thương vụ Westinghouse
Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy xem một thống kê của Bain & Company, một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới: Ở Nhật, có đến 40% trường hợp công ty mẹ phải ghi nhận giảm giá trị sổ sách hoặc buộc phải bán công ty con mà họ mua lại dưới những áp lực tài chính, một tỉ lệ cao bất thường so với thế giới.
Một con số khác có thể làm bạn bất ngờ: các công ty Nhật Bản sẵn sàng trả cao hơn giá cổ phiểu của các công ty mà họ mua lại tới 40% trong các thống kê của giai đoạn 2014-2016, cao hơn rất nhiều so với chỉ 29% của các công ty Mỹ.
*ảnh minh họa bài viết: Cựu chủ tịch Toshiba Satoshi Tsunakawa khi cho biết công ty đang điều tra thương vụ Westinghouse
Những thương vụ thất bại
Hồi 2006, Toshiba kiên quyết bằng muốn sở hữu công ty năng lượng hạt nhân Mỹ Westinghouse, và họ sẵn sàng trả mọi giá để có nó. Kể cả khi đó là 5,4 tỷ đô la Mỹ, gấp đôi số tiền ước tính ban đầu cũng không làm Toshiba chùn bước. Chủ tịch công ty khi đó, ông Atsutoshi Nishida cho biết “tôi muốn đây là ví dụ cho một thương vụ sáp nhập công ty thành công”, ông lặp đi lặp lại Toshiba đã trả giá đúng cho thương vụ này.11 năm sau, tức 2017, Westinghouse thì đang làm thủ tục phá sản và Toshiba thậm chí suýt phải rời khỏi sàn chứng khoán vì những hậu quả của Westinghouse. Họ phải ghi nhận giảm giá trị sổ sách đến 6,3 tỷ đô la Mỹ.
Chưa dừng lại ở đó, hài hước là khi trận động đất Fukushima xảy ra làm ảnh hưởng nặng nề đến ngành năng lượng nguyên tử trên toàn thế giới, Toshiba tìm cách giải quyết nó bằng cách mua lại Stone & Webster, công ty xây dựng Mỹ chịu trách nhiệm xây hai dự án cho Westinghouse. Cả hai dự án này đều bị trễ tiến độ, đẩy chi phí tăng lên cả tỉ đô la Mỹ. Và bạn biết gì không, thương vụ này chỉ làm mọi thứ tệ đi thôi. Stone & Webster đang phải chịu trách nhiệm pháp lý lên đến cả tỉ đô la.
Cựu chủ tịch Tsunakawa của Toshiba cho biết họ tin quá nhiều vào những báo cáo giá trị của công ty của bên thứ 3, gần như không tái kiểm tra hoặc xác minh lại. Công ty đó đưa chúng tôi các tài liệu, và “chúng tôi tin nó”
Nhân viên Westinghouse chào mừng khi Toshiba mua lại tập đoàn này
Kirin, công ty bia và nước giải khát hàng đầu Nhật Bản đã phải nếm trái đắng khi bỏ ra 3,9 tỷ đô la Mỹ và nhà sản xuất bia lớn thứ nhì Brazil, Schincariol vào năm 2011. Tháng 2 2017, họ bán nó cho Heineken với giá 700 triệu đô. Trong khi Rakuten, công ty thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản lại mất sạch hoàn toàn giá trị của nhà bán lẻ Pháp họ mua trong năm 2010. Điều tương tự xảy ra với Marubeni, công ty một tập đoàn thương mại lớn của Nhật trong vụ mua công ty Gavilon Group của Mỹ.
Và hẳn bạn nào trên 30 tuổi cũng còn nhớ vụ gian dối của Olympus khi tăng giá trị mua lại của công ty con lên đến 700 triệu đô la Mỹ vào năm 2008 nhằm làm đẹp sổ sách và lừa dối nhà đầu tư.
Vậy tại sao các công ty Nhật Bản lại đầu tư nhiều vào các công ty nước ngoài như vậy, và tại sao họ thất bại nhiều như vậy?
Trong khoảng thời gian 2014-2017, giá trị các thương vụ mua lại công ty nước ngoài từ các tập đoàn Nhật Bản tăng gấp đôi, lý do là vị thị trường nội địa Nhật Bản đang ngày một khó khăn hơn, mức tiêu dùng giảm buộc các công ty này phải đầu tư ra nước ngoài nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng doanh thu.Quảng cáo
Giáo sư Hideaki Miyajima từ đại học Waseda cho biết: “họ không còn lựa chọn nào khác, cách duy nhất để tiếp tục tăng trưởng là thông qua các thương vụ mua bán sáp nhập các công ty nước ngoài”. Và theo văn hóa Nhật, khi Chủ tịch công ty nói “chúng ta phải mua thôi”, thì các bộ phận công ty buộc phải làm mọi cách để thương vụ trở nên thành công, cho dù có vấn đề gì đi nữa", “kể cả khi thương vụ đó quá mắc, cũng không ai đứng ra để ngăn cản nó”.
Chỉ riêng năm 2016, các công ty Nhật Bản đã bỏ ra tới 100 tỉ đô la Mỹ để mua lại các công ty nước ngoài. Nhóm lãnh đạo các tập đoàn này tin rằng việc này sẽ giúp tăng trưởng và mang lại lợi nhuận trong dài hạn. Thế nhưng chính sự thiếu kinh nghiệm, quá liều lĩnh và thiếu tầm nhìn dài hạn ở các công ty này dẫn đến hàng loạt các sai lầm.
“Thông thường, trong hội đồng quản trị sẽ không có ai dám chống lại ý kiến của chủ tịch”, và hệ quả là “các công ty sẽ phải trả những số tiền cực kỳ vô lý, hoặc họ không thể quản lý được những thương vụ sau khi mua thành công”, Nobuo Sayama, một cựu nhân viên ngân hàng và tư vấn viên cho các thương vụ cho biết.
Và bạn biết gì không, cả các cổ đông cũng có vấn đề của họ. “Các nhà đầu tư thường hay hỏi ban quản trị rằng giữ nhiều tiền mặt để làm gì, hãy nghĩ về những thương vụ mua bán, sáp nhập”. Giáo sư Sayama từ đại học Hitotsubashi cho biết.
Tham khảo: NYT