Xuyên suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm của Việt Nam, Voi Chiến (hay còn gọi là Tượng binh) vốn được xem là một lực lượng đặc biệt. Sớm nhất Hai Bà Trưng từng cưỡi voi ra đánh trận. Bà Triệu cũng ngồi trên lưng voi chỉ huy quân lính. Năm 1789, Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng sử dụng tượng binh khi đánh đồn Ngọc Hồi, khiến hàng nghìn kỵ binh tinh nhuệ nhất của nhà Thanh kinh hồn bạt vía.
Với tầm vóc và sức mạnh của mình, Voi Chiến có thể bất kỳ chướng ngại nào cản trở trước mắt. Vậy nhưng, việc thuần dưỡng, huấn luyện và chỉ huy một loài vật có kích thước khổng lồ như thế chưa bao giờ là điều đơn giản.
Về vấn đề này, các sử gia đều tin rằng nhà Tây Sơn chính là triều đại thành công nhất trong công tác huấn luyện và sử dụng voi chiến ra trận. Đã có nhiều ghi chép về lực lượng tượng binh hùng hậu và kỷ cương thời Tây Sơn, được thống lĩnh dưới bàn tay của vị nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân tài ba và đầy lòng quả cảm.
Thời kỳ đầu khởi nghĩa, trong đội quân áo vải cờ đào chỉ có một số lượng rất hạn chế các thớt voi do các thủ lĩnh miền núi đem về. Sau đó, nhờ tích cực săn tìm, huấn luyện voi rừng mà đội voi lên được vài trăm con.
Với tầm vóc và sức mạnh của mình, Voi Chiến có thể bất kỳ chướng ngại nào cản trở trước mắt. Vậy nhưng, việc thuần dưỡng, huấn luyện và chỉ huy một loài vật có kích thước khổng lồ như thế chưa bao giờ là điều đơn giản.
Về vấn đề này, các sử gia đều tin rằng nhà Tây Sơn chính là triều đại thành công nhất trong công tác huấn luyện và sử dụng voi chiến ra trận. Đã có nhiều ghi chép về lực lượng tượng binh hùng hậu và kỷ cương thời Tây Sơn, được thống lĩnh dưới bàn tay của vị nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân tài ba và đầy lòng quả cảm.
Thời kỳ đầu khởi nghĩa, trong đội quân áo vải cờ đào chỉ có một số lượng rất hạn chế các thớt voi do các thủ lĩnh miền núi đem về. Sau đó, nhờ tích cực săn tìm, huấn luyện voi rừng mà đội voi lên được vài trăm con.
Các sách về Nhà Tây Sơn có chép rằng, những con voi to khỏe nhất đã được Bùi Thị Xuân lựa chọn để chỉ huy. Ban đầu, bà cho tập theo từng thớt từ 1 đến 5 con. Mỗi thớt sẽ do một nữ quản tượng quản lý. Đến khi thuần thục rồi mới tập thành đoàn.
Đàn voi sẽ tập luyện theo tiếng trống, chiêng, tù và cờ lệnh.
Theo trận pháp, voi chiến được huấn luyện để phá ba bức lũy của quân địch. Để giúp đội tượng binh quen chiến đấu, Bùi Thị Xuân đã giả lập các trận địa. Bà cho sắp xếp các chiến lũy, trên các mặt lũy có đặt các bù nhìn bằng rơm giả làm quân lính. Dưới chân mỗi lũy có quân lính đứng nấp ở nơi an toàn rồi dùng súng, gậy gộc, hỏa pháo, chiên trống thị uy làm cho voi quen chiến trận. Xen giữa ba bức lũy là các lớp rào bằng tre, gỗ. Khi một chiến lũy bị voi xông phá, quân sỹ lại lùi về nấp ở chiến lũy sau. Trên lưng voi chiến đều có quản tượng điều khiển cùng vài lính cầm binh khí để tấn công đối phương, phía sau còn có người cầm gậy để thúc voi ........ và ngăn không cho lùi lại.
Dần dần, đội tượng binh có thể nhìn theo bóng cờ lệnh để biết lúc nào chạy tới, bước lùi, rẽ trái hoặc rẽ phải. Khi cả ba chiến lũy đều bị phá, quản tượng sẽ lùa voi trở về chỗ cũ và lặp lại một trận giả khác. Cứ như vậy, quy trình luyện tập phải thực hiện đủ 3 lần rồi mới cho voi nghỉ.
Đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, lực lượng tượng binh mang lại ưu thế cực lớn. Với tầm vóc và sức mạnh của mình, voi chiến có thể phá hủy bất kỳ chướng ngại nào cản trở trước mắt. Khi đánh giáp lá cà, voi chiến sẽ dùng vòi, chân, ngà để quăng quật, giày xéo, làm tan nát đội hình đối phương.
Ở trên lưng voi, ngoài quản tượng ra còn có một nhóm người thực hiện các chức năng khác nhau. Một người lính ngồi trên cổ voi có nhiệm vụ điều khiển. 3-4 binh lính phía sau cầm giáo, lao và cung tên để hộ vệ cho voi cũng như tấn công quân địch.
Quảng cáo
Ngoài cung, nỏ, giáo cán dài.. đội tượng binh Tây Sơn còn được trang bị đặc biệt bằng đại bác, hỏa hổ và hỏa cầu lưu hoàng. Đây được xem là một sự khác biệt lớn so với những đội hình voi chiến ở các nước khác. Như theo Thánh Vũ Ký thì, quân Tây Sơn đều chở đại bác bằng voi mà xông ra trận. Sau này Nguyễn Huệ đánh Ngọc Hồi, sử nhà Thanh có đoạn chép thêm: "Đại doanh ta vỡ, bị đội voi chiến đốt cháy, vì trên lưng mỗi con voi, có 3-4 tên lính chít khăn đỏ, ngồi ném, tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp mọi nơi, đốt cháy cả người nữa".
Sách Tập san sử địa số 13 có ghi: “Nguyễn Huệ ít khi dùng ngựa mà luôn luôn cỡi voi, lúc đưa đám ma vua Lê Hiển Tông cũng cỡi voi, lúc duyệt binh rồi đến khi ra trận cũng vậy. Nhưng không phải chỗ nào cũng dùng được voi. Hầu như Nguyễn Huệ chỉ sử dụng voi trận ở chiến trường miền Trung và Bắc, còn miền Nam thì không".
Sử sách không thấy nói tới việc mang voi vào đánh Gia Định. Có lẽ vì những lần mang quân vào đánh Gia Định, Nguyễn Huệ điều đi bằng đường biển, không tiện mang theo voi, một phần vì voi trận chỉ thích hợp với chiến trường miền nhiều rừng núi, chứ không hợp với miền nhiều đồng lầy như ở miền Nam”.