Từ khi được công bố, nghiên cứu của Marik vẫn không ngừng gây tranh cãi và vấp phải nhiều cáo buộc về độ tin cậy của dữ liệu. Kết quả nhiều RCT (CITRIS-ALI, VITAMINS, VICTAS), các phân tích gộp và mới nhất là LOVIT có thể đặt dấu chấm hết cho việc dùng vitamin C ở người bệnh sốc nhiễm trùng. Việc nhiều nghiên cứu về sau phủ định kết quả của Marik trước đó càng nhấn mạnh vai trò của việc đánh giá và áp dụng kết quả của một nghiên cứu mới một cách thận trọng, nhất là trên đối tượng người bệnh hồi sức mong manh.
Xu hướng dùng vitamin C trên người bệnh sốc nhiễm trùng nổi lên từ một nghiên cứu hồi cứu năm 2016 của Marik với tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều ở nhóm bắt đầu dùng sớm so với nhóm bắt đầu muộn (9% so với 41%) [Chest. 2017;151(6):1229-1238]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu khó được xác lặp lại thông qua nhiều RCT và phân tích gộp sau này.
Thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược LOVIT được đăng trên New England Journal of Medicine vào tháng 6/2022 cho thấy vitamin C không có vai trò trong điều trị sốc nhiễm trùng.
Ở người bệnh đang dùng vận mạch, nhóm dùng vitamin C có kết cục gộp chính (tỷ lệ tử vong hoặc suy cơ quan kéo dài) vào ngày 28 cao hơn nhóm chứng (44.5% so với 38.5%, RR 1.21, 95% CI 1.04-1.40).
Phân tích riêng từng kết cục cho thấy tỷ lệ tử vong hoặc suy cơ quan kéo dài cũng thiên về nhóm vitamin C dù không có ý nghĩa thống kê:
- Tử vong: 35.4% so với 31.6%, RR 1.17, 95% CI 0.98-1.40
- Suy cơ quan kéo dài: 9.1% so với 6.9%, RR 1.30, 95% CI 0.83-2.05
Link fulltext: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2200644
Xu hướng dùng vitamin C trên người bệnh sốc nhiễm trùng nổi lên từ một nghiên cứu hồi cứu năm 2016 của Marik với tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều ở nhóm bắt đầu dùng sớm so với nhóm bắt đầu muộn (9% so với 41%) [Chest. 2017;151(6):1229-1238]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu khó được xác lặp lại thông qua nhiều RCT và phân tích gộp sau này.
Thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược LOVIT được đăng trên New England Journal of Medicine vào tháng 6/2022 cho thấy vitamin C không có vai trò trong điều trị sốc nhiễm trùng.
Ở người bệnh đang dùng vận mạch, nhóm dùng vitamin C có kết cục gộp chính (tỷ lệ tử vong hoặc suy cơ quan kéo dài) vào ngày 28 cao hơn nhóm chứng (44.5% so với 38.5%, RR 1.21, 95% CI 1.04-1.40).
Phân tích riêng từng kết cục cho thấy tỷ lệ tử vong hoặc suy cơ quan kéo dài cũng thiên về nhóm vitamin C dù không có ý nghĩa thống kê:
- Tử vong: 35.4% so với 31.6%, RR 1.17, 95% CI 0.98-1.40
- Suy cơ quan kéo dài: 9.1% so với 6.9%, RR 1.30, 95% CI 0.83-2.05
Link fulltext: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2200644