Xác định sớm bệnh trầm cảm thông qua việc quét não cùng fMRI

nhatminhngo
8/9/2024 8:35Phản hồi: 4
Xác định sớm bệnh trầm cảm thông qua việc quét não cùng fMRI
Các nhà khoa học vừa tìm ra một giải pháp tiềm năng để xác định sớm nguy cơ trầm cảm, từ đó có thể áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp.

Trầm cảm là một bệnh lý tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi buồn bã kéo dài, mất hứng thú, mệt mỏi, cùng với các triệu chứng cảm xúc và thể chất khác. Mức độ trầm cảm có thể từ nhẹ đến nặng, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm ảnh hưởng đến hơn 280 triệu người trên toàn cầu, và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

tram-cam-la-chung-benh-nguy-hiem.jpg
Trầm cảm là chứng bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong

Hiện nay, chẩn đoán trầm cảm chủ yếu dựa trên đánh giá lâm sàng qua danh sách triệu chứng và bảng câu hỏi. Tuy nhiên, các công cụ này thường chỉ được sử dụng khi bệnh nhân đã có triệu chứng. Điều này thúc đẩy các nhà khoa học tại Weill Cornell Medicine ở New York tìm ra phương pháp mới để phát hiện nguy cơ trầm cảm từ sớm thông qua nghiên cứu mạng lưới neuron trong não.

Thí nghiệm thực hiện bởi Weill Cornell Medicine

Các nhà thần kinh học tại Weill Cornell đã tập trung nghiên cứu cấu trúc neuron trong não để tìm ra vùng não có tác động đến bệnh trầm cảm. Để thực hiện, nhóm nghiên cứu đã sử dụng fMRI để quét bề mặt não của cả bệnh nhân trầm cảm và người bình thường. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã kết hợp với việc phân tích dữ liệu từ kết quả quét qua nhiều lần khác nhau để phân tích cấu trúc não, bao gồm:

  • 135 người với triệu chứng trầm cảm nặng, kéo dài cùng 37 người không có triệu chứng.
  • 932 bệnh nhân khỏe mạnh và 299 bệnh nhân trầm cảm với dữ liệu quét não 1 lần.
  • Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm được quét não hàng tuần trong suốt 18 tháng để ghi nhận trạng thái cảm xúc và sự thay đổi não bộ.

Đặc biệt, nhóm cũng theo dõi sự phát triển não của 12 ngàn trẻ em từ 9 tuổi tới lúc trưởng thành để hiểu rõ được liệu não có sự thay đổi nào trong suốt quá trình phát triển bệnh trầm cảm. Trong số này, 57 trẻ em đã bị mắc bệnh trầm cảm trong quá trình lớn lên đã mang lại thông tin chi tiết mà nhóm nghiên cứu cần.

Kết quả thí nghiệm về bệnh trầm cảm


Nghiên cứu phát hiện rằng vùng Salience Network trong não của những người bị trầm cảm phình to hơn 73% so với người bình thường. Vùng này có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi sự chú ý giữa các kích thích từ môi trường và các trạng thái tinh thần, giúp não ưu tiên và điều chỉnh sự chú ý.

vung-nao-salience-to-hon-binh-thuong.webp
Vùng não màu đen (Salience Network) ở bệnh nhân trầm cảm có kích thước phình to hơn bình thường. Nguồn: Nature

Ban đầu, nhóm nghiên cứu cho rằng phần này phình to hơn khi bệnh nhân bị trầm cảm. Tuy nhiên, các kết quả quét fMRI thường xuyên cho thấy vùng này vẫn phình to ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy bình thường hoặc đã hồi phục.

Đặc biệt, ở các trẻ em phát triển trầm cảm trong quá trình trưởng thành, vùng não này đã chiếm diện tích lớn trước khi các triệu chứng xuất hiện. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân khiến vùng Salience Network phình to, nhưng kết quả này mở ra tiềm năng phát hiện sớm nguy cơ trầm cảm và triển khai liệu pháp điều trị kịp thời.

Tương lai mà nghiên cứu mở ra

Nghiên cứu này nhận được nhiều đánh giá tích cực khi nó mở ra một tương lai mới cho việc phát hiện và điều trị trầm cảm. Các nhà khoa học có thể quét não bệnh nhân và xem coi vùng này có chiếm kích thước lớn hay không và có cách chữa trị phù hợp.

Quảng cáo




Ngoài ra, nghiên cứu này cũng mở ra hướng đi mới liên quan đến các bệnh tâm thần khác như tâm thần phân liệt, hoặc liệu có biện pháp nào để đảo ngược quá trình khiến vùng não này phình to ra và chưa trị dứt điểm trầm cảm.

Nguồn: [1][2][3][4]
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Những ng trầm củm họ hiểu dc đời là bể khổ và tương lai bất định phía trước thôi. Thường iq thấp hay vui vẻ lạc quan tự tin hơn (lạc quan thật chứ k phải cố)
@tamle_o :< về cảm quan thì mấy đứa lạc quan nó cứ ngoo ngoo kiểu gì đấy. Cơ mà đấy là nhân tố quan trọng của thành công.
@lehuuthe1202 bài nên đọc nè Thế
Funtional MRI hiện vẫn còn ứng dụng khá ít, chủ yếu ở VN mới dùng trong đột quỵ nhồi máu não (kết hợp phần mềm RAPID) chứ ít dùng trong các bệnh lý mà nước ngoài hay dùng như Alzheimer, lập mục tiêu xạ trị, ... Do giá thành cao và ít nhân lực có khả năng sử dụng.

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019