Có một lần bị "vấp ngã", được người bạn nhắn tin cho câu thế này: "Xảo ngôn, lệnh sắc, tiễn hỉ nhân" (巧言令色 鮮矣仁). Câu thành ngữ Hán-việt này có nghĩa nôm na là: Trong những người có lời nói quá khéo léo, tướng mặt tuy thấy hiền lành nhưng ít có lòng nhân từ.
(Minh họa)
Thật không may cho những ai sống bên cạnh người có tính xấu, hay thích nói dối. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào mà nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ bị đảo lộn!
(Minh họa)
Thế nhưng, bạn đừng nên lầm lẫn giữa người xảo ngôn với người lịch sự. Người xảo ngôn luôn luôn dùng lời nói của mình để làm cái bẫy đối với mọi người, dĩ nhiên trong đó có cả đối tượng mà họ muốn chinh phục. Người xảo ngôn bao giờ cũng dùng cái miệng của mình như một vũ khí có lợi cho mình, tất nhiên sẽ có hại cho người khác. Còn người lịch sự, họ rất biết điều, họ tôn trọng mọi người và nói năng rất tự trọng, khiêm tốn, và họ không dùng ngôn từ nào để làm tổn hại cho bất cứ ai.
(Minh họa)
Thật không may cho những ai sống bên cạnh người có tính xấu, hay thích nói dối. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào mà nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ bị đảo lộn!
- Xảo ngôn thực sự là gì?
(Minh họa)
Thế nhưng, bạn đừng nên lầm lẫn giữa người xảo ngôn với người lịch sự. Người xảo ngôn luôn luôn dùng lời nói của mình để làm cái bẫy đối với mọi người, dĩ nhiên trong đó có cả đối tượng mà họ muốn chinh phục. Người xảo ngôn bao giờ cũng dùng cái miệng của mình như một vũ khí có lợi cho mình, tất nhiên sẽ có hại cho người khác. Còn người lịch sự, họ rất biết điều, họ tôn trọng mọi người và nói năng rất tự trọng, khiêm tốn, và họ không dùng ngôn từ nào để làm tổn hại cho bất cứ ai.
- Những lời "nói dối chân thành"
- Lời nói dối, còn nguy hiểm hơn lưỡi dao
Tất nhiên khi ra đời, trên bước đường mưu sinh, không ai là chưa từng gặp những kẻ tiểu nhân hay "ngụy quân tử". Không ít thì nhiều, bất cứ ai cũng đôi ba lần vấp ngã bởi vì đã đem niềm tin đặt lầm chỗ, lầm kẻ xảo ngôn và phải trã giá cho cái ngu ngơ dại dột của mình.
Nếu kinh nghiệm sống còn non nớt, sẽ là rất khó để giúp cho bạn nhận diện được kẻ tiểu nhân luôn mang bộ mặt đạo đức hiền hậu, luôn nói lời ngon ngọt. Cái mặt nạ kia chỉ rơi xuống khi mà bạn nhận ra mình vừa bị sập bẫy. Trước đó, bạn chắc chắn sẽ luôn cảm kích và tràn đầy lòng tin yêu với kẻ luôn ra vẻ coi bạn là người thân, là cánh tay trái phải đắc lực…
Bạn sẽ không hề mảy may nghi ngờ cái con người thường hay lấy danh dự, tính mạng ra để thề thốt, để chứng minh cho lòng tốt của họ. Bạn cũng không thể nhìn thấy mặt trái của nụ cười thân thiện, những câu động viên mà chỉ sau khi nhận ra mình đã đưa tay cho "quỷ dữ" nắm, bạn mới biết đấy là những câu nói đểu giả, lật lộng đến khó tin, bởi họ vẫn cứ cậu cậu tớ tớ nói cười với bạn, vẫn tay trái bấm điện thoại nhắn cho bạn những tin nhắn đầy tình cảm, còn tay phải đưa lưỡi dao đâm xéo sau lưng bạn lúc nào không biết. Bạn sẽ gục ngã mà môi vẫn nở nụ cười với họ: những kẻ xảo ngôn.
Đức Khổng Tử cũng nói rằng, "Xảo ngôn loạn đức", có nghĩa là "Lời nói dối trá làm rối loạn đạo đức". Thật không may cho những ai sống bên cạnh với những người có tính xấu, hay thích nói dối. Bản chất sự việc, bản chất con người trắng đen đen trắng không cách nào nhận ra được. Những giá trị đạo đức sẽ bị đảo lộn!
Một người chồng hay người vợ nói dối, hôn nhân sẽ không lâu bền. Một người con nói dối, cha mẹ sẽ đau khổ. Nhân viên nói dối, công sở bị trì trệ, khó phát triển. Một cộng đồng nói dối, xã hội trở nên bất hạnh.
(Minh họa)
- Kê toa cho bệnh xảo ngôn
Quảng cáo
Bàn về các vấn đề nói dối thì khỏi nói rồi, từ chổ sâu xa đến chuyện nhỏ nhặt, từ không-thể-không-nói-dối vì một lý do khó nói nào đó cho đến nói dối như cơm bữa, mắt không chớp, mặt tỉnh queo, đến mức không một ai có thể nghi ngờ. Ở đời có nhiều người thích nói dối dù đôi khi thật không đáng, nhưng nếu bảo là bệnh hoạn thì họ không chấp nhận. Họ đổ thừa, đó chỉ là "thói quen"?
Có nhiều người ghét cay ghét đắng sự dối trá này, không tha thứ cho bất cứ sự dối trá nào, dĩ nhiên không quá cực đoan nhưng rõ ràng là không thể hài lòng được dù chỉ là chuyện cỏn con.
Người thành thật ư? Có lẻ dũng cảm thì đúng hơn. Người lớn dạy trẻ con rằng nói dối là xấu, song bản thân họ vẫncứ nói dối. Trẻ con ấy lớn lên cũng sẽ nói dối, đa số chẳng cần có ai dạy cả. Còn bài học thời tuổi thơ, chỉ có ý nghĩa là giúp người ta luôn luôn ghi nhớ rằng nói dối là xấu và chỉ nên dùng đến nó khi thật là cần thiết mà thôi.
Có người bảo rằng, do cuộc sống nên người ta không thể sống thật thà được. Thật thà là ngáp luôn. Cũng đúng thôi, quy luật mà, làm khác nói khác người ta thì thường dễ chết lắm. Nói dối nhiều lại biến thành thói quen, quen rồi thì thấy bình thường, chả có gì lạ. Có điều, nếu bạn không muốn nói dối thì có Chúa mới ép được.
(Minh họa)
Nói cho cùng, xảo ngôn hay nói dối là bệnh trong Tâm. Mà đã là bệnh trong Tâm thì y học không thể chữa trị, vì chữ Lợi đã làm mờ cái Tâm. Tâm đã mờ thì Nhân lệch lạc. Lúc đó, chỉ có chiếc gương Sám Hối mới có thể giúp người mắc bệnh xảo ngôn soi mình, tự tìm thuốc cứu chữa làm sáng lại cái Tâm.
Sưu tầm
Quảng cáo