Các nhà khoa học đã sử dụng tế bào của ếch để tạo ra những robot sống mới, gọi là “Xenobots”, với những khả năng đặc biệt như tự chữa lành và ghi nhớ. Xenobots chính là phiên bản robot nâng cấp của Xenopus, cũng là một loại robot mini được tạo ra từ tế bào của ếch Xenopus laevis.
Tương tự như phiên bản tiền nhiệm, Xenobots cũng có thể làm việc theo nhóm cũng như sở hữu khả năng tự chữa lành. Hơn nữa, phiên bản robot nâng cấp này còn được hoàn thiện để có tốc độ xử lý công việc nhanh hơn, độ bền được nâng cấp để có thể hoạt động lâu hơn, bên cạnh khả năng đặc biệt khác là việc có thể ghi nhớ lại tình trạng của môi trường xung quanh nơi nó hoạt động.
Giới nghiên cứu tin rằng các mẫu robot khác trong tương lai sẽ còn có thể được phát triển thêm khả năng dự đoán những căn bệnh và “mang” thuốc đến các khu vực đặc biệt trong cơ thể.
Các nhà sinh vật học thuộc ĐH Tufts đã tạo ra những robot mini này bằng cách tiêm RNA siêu nhỏ vào trứng của động vật lưỡng cư. 24h sau, màng trứng sẽ được loại bỏ, và các nhà khoa học sẽ thu hoạch mô tế bào gốc từ phôi thai. Sau đó, các mô này sẽ phát triển thành những tế bào hình cầu, với một phần cấu trúc tương tự như các lông mao - là bộ phận đẩy, giúp các bot có thể di chuyển.
Tương tự như phiên bản tiền nhiệm, Xenobots cũng có thể làm việc theo nhóm cũng như sở hữu khả năng tự chữa lành. Hơn nữa, phiên bản robot nâng cấp này còn được hoàn thiện để có tốc độ xử lý công việc nhanh hơn, độ bền được nâng cấp để có thể hoạt động lâu hơn, bên cạnh khả năng đặc biệt khác là việc có thể ghi nhớ lại tình trạng của môi trường xung quanh nơi nó hoạt động.
Giới nghiên cứu tin rằng các mẫu robot khác trong tương lai sẽ còn có thể được phát triển thêm khả năng dự đoán những căn bệnh và “mang” thuốc đến các khu vực đặc biệt trong cơ thể.
Quá trình Xenobots “ra đời”
Các nhà sinh vật học thuộc ĐH Tufts đã tạo ra những robot mini này bằng cách tiêm RNA siêu nhỏ vào trứng của động vật lưỡng cư. 24h sau, màng trứng sẽ được loại bỏ, và các nhà khoa học sẽ thu hoạch mô tế bào gốc từ phôi thai. Sau đó, các mô này sẽ phát triển thành những tế bào hình cầu, với một phần cấu trúc tương tự như các lông mao - là bộ phận đẩy, giúp các bot có thể di chuyển.
Trong khi đó, các nhà khoa học tại Đại học Vermont (UVM) phụ trách việc mô phỏng hành vi và hình ảnh của các bot này bằng cách sử dụng thuật toán và cho chạy trên một siêu máy tính, từ đó họ có thể dự đoán được cách mà các bot sẽ hoạt động trên thực tế là như thế nào.
Cách mô phỏng này đã giúp xác định được thiết kế bot nào có thể hoạt động tốt nhất. Các nhà nghiên cứu cho biết, phiên bản Xenobots thực sự đã có thể hoàn thành các nhiệm vụ với hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với phiên bản Xenopus.
Khả năng ghi nhớ
Nhóm nghiên cứu cũng tích hợp vào Xenobots một loại protein huỳnh quang, gọi là EosFP. Loại protein này thường phát ra ánh sáng màu xanh lục, nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng ở bước sóng 390nm, chúng sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ. Các RNA chứa thông tin mã hóa protein được tiêm vào tế bào ếch (loại tế bào được chọn để tạo ra Xenobots), và sau khi Xenobots "trưởng thành", chúng sẽ có thể ghi lại quá trình tiếp xúc với ánh sáng ở bước sóng 390nm.
Họ đã thử nghiệm chức năng này trên 10 Xenobots di chuyển xung quanh bề mặt, trong đó có một điểm được chiếu sáng. Sau hai giờ, 3/10 bot đã có phản ứng và phát ra ánh sáng đỏ. Các nhà nghiên cứu gọi quá trình này là "ký ức về các trải nghiệm" của các bot; họ hy vọng rằng trong tương lai, khi các bot đã được nâng cấp, thì chức năng ghi nhớ có thể giúp ghi lại quá trình mà cơ thể tiếp xúc với các loại thuốc, chất ô nhiễm hoặc tình trạng bệnh lý của cơ thể.
Josh Bongard, một chuyên gia về robot tại UVM, cũng là một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu, cho biết rằng Xenobots cũng có thể được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn, ví dụ như để chỉnh sửa điều kiện "trong môi trường sống của chúng" (đề cập đến môi trường bên trong cơ thể, nơi mà các Xenobots được tiêm vào).
Quảng cáo