Xử trí Chảy máu cam, cúi đầu ra trước hay ngửa ra sau?

5/8/2022 12:0Phản hồi: 0
Xử trí Chảy máu cam, cúi đầu ra trước hay ngửa ra sau?
🐚Xử trí Chảy máu cam, cúi đầu ra trước hay ngửa ra sau?
Th.am Gi.a Nh.óm Thực chiến Giải phẫu - Sinh Lý học để biết thêm nhiều kiến thức vô cùng bổ ích nữa nhé !!
Chảy máu mũi (hay chảy máu cam) đứng hàng đầu về tần số gặp trong chảy máu đường hô hấp trên tự phát. Niêm mạc mũi rất dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung và mạng lưới mao mạch cung cấp rất dày.
Nhắc lại về giải phẫu:
Vị trí thường chảy là điểm mạch Kisselbach, đây là nơi các mạch máu đi nông ở 1/3 trước dưới vách mũi và quy tụ tại một điểm, cách lỗ mũi trước khoảng 1,5cm.
☘️Nếu bạn không nhớ được cấu trúc giải phẫu này, hoặc khó khăn trong việc học giải phẫu. Hãy để flashcard anatomy giúp bạn. Vói thiết kế nhỏ gọn, bạn có thể mang đi bất cứ đâu, review mọi lúc mọi nơi với kiến thức cô đọng và được trình bày dưới dạng song ngữ. Với flashcard anatomy, tất cả kiến thức giải phẫu nằm trong túi áo của bạn.
📍Điểm mạch Kiesselbach (Kiesselbach Plexus) quy tụ 4 mạch máu:
+ Động mạch cảnh ngoài bao gồm:
ĐM bướm khẩu cái (Sphenopalatine artery)
ĐM khẩu cái lớn (Greater palatine artery)
+ Động mạch cảnh trong bao gồm:
ĐM sàng trước (Anterior ethmoid artery)
ĐM sàng sau (Posterior ethmoid artery).
Chảy máu mũi hay gặp ở độ tuổi trên 40, do thành mạch lúc này đàn hồi kém. Một số bệnh như tăng huyết áp, tình trạng dị ứng…hoặc rối loạn vận mạch làm làm gia tăng nguy cơ chảy máu. Ở trẻ em, chảy máu là do ngoáy mũi, viêm nhiễm tại mũi, nhiễm trùng toàn thân (sốt do virut, viêm gan mạn tính, tiểu đường,…). Tuy nhiên, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là loại chảy máu mũi tự nhiên, lượng máu chảy ít, tự cầm, hay tái diễn, thường xảy ra khi gắng sức hoặc đi ngoài trời nắng.
📌Chính vì thế trước một người chảy máu mũi nên biết cách cầm máu trước, khi ổn định mới tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Tại nhà, nếu chảy máu mũi nhẹ: máu chảy nhỏ giọt ra phía trước của mũi, số lượng ít nên để người bệnh ngồi cúi về trước, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong 10 phút, máu có thể tự cầm. Theo kinh nghiệm dân gian, những nơi có sẵn lá nhọ nồi hay lá chuối non có thể giã nhỏ rồi nhét vào bên mũi chảy máu, vì chúng có chứa các chất kích thích hoạt động của tiểu cầu.
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều ra trước mũi và xuống dưới miệng thì tuyệt đối không được nuốt máu vào bụng tránh chướng bụng và những chất độc do máu phân huỷ tạo thành, cho uống thuốc an thần như seduxen (nếu có). Nếu ở xa trung tâm y tế có thể tự tìm đoạn vải dài, sạch ấn sâu vào trong hốc mũi chảy máu rồi khẩn trương vận chuyển người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để cầm máu và tìm nguyên nhân để điều trị.
🔗Ngửa đầu ra sau khi xử trí chảy máu cam là không phù hợp, vì nó làm ta không đánh giá được lượng máu mất là bao nhiêu. Lượng máy chảy ra khi ngửa đầu có khi sẽ được nuốt vào dạ dày, máu trong dạ dày có thể gây kích thích nôn. Ở trẻ nhỏ, máu chảy ngược về phía sau có thể gây tắc nghẽn hô hấp.
Chảy máu mũi rất hay tái phát, do vậy để phòng tránh, bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ như: tiếp tục điều trị những viêm nhiễm tại mũi, khám và điều trị theo các chuyên khoa khác đã được xác định là nguyên nhân gây ra chảy máu mũi.
Bài soạn : Tâm Nguyễn / Nhóm Thực Chiến Giải Phẫu - Sinh Lý
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019