Mã hoá đầu cuối là một hình thức bảo mật trong tin nhắn, chỉ người gửi và người nhận mới có thể đọc được nội dung hoàn thiện của tin nhắn. Còn lại, trong quá trình tin nhắn đi, nội dung thông tin được chuyển đổi sang những ký tự đặc biệt một cách ngẫu nhiên và không mang ý nghĩa. Việc mã hoá đầu cuối giúp ngăn được sự can thiệp của ác tội phạm mạng, gián điệp, các công ty viễn thông, cơ quan chính phủ hay thậm chí là cả công ty cung cấp dịch vụ vào quá trình chuyển tin nhắn.
Phương thức mã hóa đầu cuối (E2EE) là sự nâng cấp về bảo mật của Zalo giúp bảo vệ tối ưu các nội dung trao đổi của người dùng qua nền tảng này. E2EE sẽ giúp các thông tin của người dùng bao gồm tin nhắn văn bản, thoại, hình ảnh, tập tin… được mã hóa và giải mã trực tiếp trên thiết bị của người dùng với sự hỗ trợ của các cặp mã khóa bảo vệ.
E2EE hiện áp dụng cho các cuộc trò chuyện cá nhân và sắp có cho nhóm dưới 10 thành viên. Người dùng có thể kích hoạt tính năng này trên ứng dụng di động, Zalo PC hay phiên bản web.
Tính năng này được Zalo xây dựng và phát triển dựa trên giao thức mã nguồn mở Signal Protocol. Đây là giao thức quốc tế được hầu hết ứng dụng nhắn tin hàng đầu thế giới sử dụng.
Phương thức mã hóa đầu cuối (E2EE) là sự nâng cấp về bảo mật của Zalo giúp bảo vệ tối ưu các nội dung trao đổi của người dùng qua nền tảng này. E2EE sẽ giúp các thông tin của người dùng bao gồm tin nhắn văn bản, thoại, hình ảnh, tập tin… được mã hóa và giải mã trực tiếp trên thiết bị của người dùng với sự hỗ trợ của các cặp mã khóa bảo vệ.
E2EE hiện áp dụng cho các cuộc trò chuyện cá nhân và sắp có cho nhóm dưới 10 thành viên. Người dùng có thể kích hoạt tính năng này trên ứng dụng di động, Zalo PC hay phiên bản web.
Tính năng này được Zalo xây dựng và phát triển dựa trên giao thức mã nguồn mở Signal Protocol. Đây là giao thức quốc tế được hầu hết ứng dụng nhắn tin hàng đầu thế giới sử dụng.
Ví dụ người gửi A soạn tin nhắn có nội dung “Sáng thứ 2 có cuộc họp quan trọng”, thông qua giao thức E2EE, trên máy của người dùng dữ liệu được mã hóa thành những ký tự đặc biệt một cách ngẫu nhiên và không mang ý nghĩa, chẳng hạn “axP/Hn8hkhs-u10smIytTT=QQ”. Sau đó, mã hóa được giữ nguyên suốt quá trình vận chuyển, cho đến khi người nhận B mở tin nhắn, nội dung mới được giải mã trên máy của người nhận B.
Điều này đồng nghĩa ngoài thiết bị của người gửi và người nhận, tin nhắn sẽ không thể được giải mã trên thiết bị nào khác. Với mã hóa đầu cuối, nội dung trao đổi của người dùng qua Zalo sẽ được bảo vệ tối ưu hơn. Kể cả khi hệ thống trung gian gặp sự cố thì nội dung tin nhắn gốc của người dùng vẫn không bị lộ.
Để kích hoạt cuộc trò chuyện mã hóa,
- Trên điện thoại, bấm vào Tùy chọn ở góc phải bên trên, sau đó chọn Mã hóa đầu cuối.
- Trên máy tính, bấm vào Thông tin hội thoại và tìm tính năng Mã hóa đầu cuối để nâng cấp.
Tin nhắn mã hóa giúp người dùng chắc chắn rằng không ai có thể đọc được dữ liệu của mình ngoại trừ bên gửi và nhận tin nhắn.
Bình thường ứng dụng Zalo cung cấp cho người dùng nhiều tính năng giúp chủ động bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật thông trên không gian mạng.
Trên Zalo người dùng có thể cài đặt nguồn nhận lời mời kết bạn, chủ động kiểm soát các cách người dùng khác có thể tìm được tài khoản Zalo của mình để tránh trường hợp bị làm phiền hoặc lộ thông tin, ảnh cá nhân. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể theo dõi đăng nhập và đăng xuất từ xa, chặn xem nhật ký và bình luận, chặn người lạ gọi điện hoặc nhắn tin, cài mật khẩu cho cuộc trò chuyện, đặt mã khóa cho ứng dụng...
Trước đó, vào cuối năm 2021 Zalo cũng ra mắt tin nhắn tự xóa với thời gian mặc định là 1, 7 hoặc 30 ngày..., giúp người dùng bảo vệ sự riêng tư cho những cuộc hội thoại. Khi sử dụng tính năng này, nội dung trao đổi sẽ tự động biến mất sau khoảng thời gian thiết lập sẵn từ cả hai phía người gửi và người nhận mà không cần thực hiện thêm bất kì thao tác thủ công nào.
Quảng cáo