Máy bay không người lái chạy bằng năng lượng Mặt trời do Airbus sản xuất, đã rơi xuống Arizona vào ngày 19/8, sau 64 ngày bay liên tục trên không trung.
Airbus đã thử nghiệm lặp đi lặp lại việc bay Zephyr ở Arizona trong nhiều năm trời. Phiên bản mới nhất là Zephyr 8, hiện đã gần phá kỷ lục về chuyến bay dài nhất được ghi nhận. Danh hiệu của Cessna 172 Skyhawk diễn ra cách đây 63 năm. Được gọi là chuyến bay Hacienda, chiếc Cessna đã bay trong 64 ngày và 22 giờ.
Mặc dù không có người lái, nhưng chuyến bay của Zephyr cũng đã có thể phá vỡ kỷ lục này. Tuy nhiên sự cố vào ngày 19/8 đã làm cho cơ hội đó không còn nữa. Theo dữ liệu từ Simple Flying, Zephyr đang ở độ cao 13-15km phía trên sa mạc Arizona thì gặp trục trặc sau khi hoàn thành thành diễn tập bay theo hình chữ S ở tốc độ 93 - 111 km/h và bắt đầu rơi nhanh chóng. Có thời điểm, tốc độ rơi của chiếc máy bay vượt quá 1,38 km/phút.
Airbus vẫn chưa tìm thấy xác máy bay, nhưng nhiều khả năng phương tiện đã gặp hư hại nặng nề. Nhóm nghiên cứu tại Airbus hiện đang xem xét hơn 1500 giờ dữ liệu bay của Zephyr để lên kế hoạch cho những nhiệm vụ tiếp theo.
Airbus đã thử nghiệm lặp đi lặp lại việc bay Zephyr ở Arizona trong nhiều năm trời. Phiên bản mới nhất là Zephyr 8, hiện đã gần phá kỷ lục về chuyến bay dài nhất được ghi nhận. Danh hiệu của Cessna 172 Skyhawk diễn ra cách đây 63 năm. Được gọi là chuyến bay Hacienda, chiếc Cessna đã bay trong 64 ngày và 22 giờ.

Mặc dù không có người lái, nhưng chuyến bay của Zephyr cũng đã có thể phá vỡ kỷ lục này. Tuy nhiên sự cố vào ngày 19/8 đã làm cho cơ hội đó không còn nữa. Theo dữ liệu từ Simple Flying, Zephyr đang ở độ cao 13-15km phía trên sa mạc Arizona thì gặp trục trặc sau khi hoàn thành thành diễn tập bay theo hình chữ S ở tốc độ 93 - 111 km/h và bắt đầu rơi nhanh chóng. Có thời điểm, tốc độ rơi của chiếc máy bay vượt quá 1,38 km/phút.
Airbus vẫn chưa tìm thấy xác máy bay, nhưng nhiều khả năng phương tiện đã gặp hư hại nặng nề. Nhóm nghiên cứu tại Airbus hiện đang xem xét hơn 1500 giờ dữ liệu bay của Zephyr để lên kế hoạch cho những nhiệm vụ tiếp theo.

Zephyr không phải là chiếc máy bay thương mại chở người, mà thay vào đó, nó là dạng máy bay không người lái hạng nhẹ được thiết kế để bay trong tầng bình lưu ở độ cao 21km và cần rất ít điện năng để hoạt động, tương đương với năng lượng cần cho một bóng đèn bình thường. Zephyr được tạo ra với mục đích để ứng dụng cho các lĩnh vực giám sát, tình báo trong quân đội, hoặc trong các ngành khai thác dầu khí, quản lý rừng, đất đai,… Mẫu máy bay này sải cánh dài 25m nhưng lại nặng chưa đến 75kg. Ở độ cao lớn nhất, Zephyr có thể cung cấp phạm vi phủ sóng tương đương với 250 tháp di động, giúp cải thiện khả năng kết nối ở những nơi xa nhất thế giới.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/08/6098257_zephyr-5.jpg)
Vì máy bay hoạt động bằng năng lượng Mặt trời nên nó có thể bay trên không trong suốt thời gian dài. Trước đó, đội Airbus đã nhiều lần cho bay Zephyr trong một khoảng thời gian dài, hai tuần vào năm 2010, sau đó là 26 ngày vào năm 2018. Sau đó, nó đã được nâng cấp để bay chuyến lâu hơn như lần này.

Là một trong những yếu tố góp phần tạo ra nguồn thải carbon lớn, ngành vận tải hàng không đang mong muốn chuyển sang các nguồn năng lượng xanh hơn. Ví dụ như nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và pin nhiên liệu hydro đều là những giải pháp hợp lý. Cũng vì thế mà chuyến bay chạy bằng năng lượng Mặt trời của Zephyr đều nhiều người quan tâm và trông chờ.
Cho đến nay, các chuyến bay chạy bằng năng lượng Mặt trời đã được áp dụng để di chuyển trên thế giới. Với dòng máy bay Zephyr, Airbus cũng đặt kỳ vọng lớn vào chuyến bay dài ngày này.
Theo Interesting Engineering
Quảng cáo