Năm ngoái (2018), Nikon chính thức tham gia thị trường máy ảnh không gương lật cảm biến FX (fullframe). Họ giới thiệu mẫu máy Z6 và Z7 cùng 3 ống kính khởi đầu cho một hành trình dài hạn, là:
Năm 2018:
Năm 2019:
Năm 2018:
- Nikkor Z 35mm f/1.8 S ( Đã trên tay : Link )
- Nikkor Z 50mm f/1.8 S ( Đã trên tay : Link )
- Nikkor Z 24-70 f/4 S ( Đã trên tay : Link )
Năm 2019:
- Nikkor Z 85mm f/1.8 S ( Link )
- Giá: ~1.100 USD
- Hồi đầu năm, Nikon giới thiệu ống kính zoom góc rộng Z 14-30mm f/4 S, có tiêu cự dài hơn một chút so với dải tiêu cự quen thuộc là 14-24mm mà Nikon đã làm cho ngàm F và đã trở thành ống kính rất phổ thông với độ mở f/2.8 dòng Nano. Nikkor Z 14-30mm f/4 S cũng một khẩu toàn dải tiêu cự nhưng chỉ là f/4 như ống kính Z 24-70mm f/4 ra mắt năm ngoái. Hiện tại ống zoom tiêu cự góc rộng dòng Z này mới chỉ có ống Nikkor Z 14-30mm f/4 S nên cũng không có chọn lựa nào khác nếu anh em đã từng thích 14-24mm f/2.8N khi dùng DSLR của Nikon.
NIKKOR Z 14-30mm f/4 S
- Giá: ~2.000 USD
- Nói về dải tiêu cự 24-70mm thì Nikon là giởi thiệu phiên bản mới với khẩu độ f/2.8, chắc chắn là chất lượng thiết kế vật lý và quang học phức tạp hơn, ngon hơn, và đắt hơn ống Z 24-70 f/4 ra mắt năm ngoái. Nikon nói rằng họ tăng cường thêm các thấu kính ED và phi cầu giảm thiểu quang sai, lớp tráng phủ ARNEO đảm bảo hơn chất lượng ánh sáng đi qua, động cơ lấy nét tự động AF nhanh và chính xác hơn.
NIKKOR Z 24-70mm f/2.8 S
Nikkor Z 85mm f/1.8 S & Nikkor Z 24mm f/1.8 S
Giá: Z 85mm f/1.8 S: ~800 USD __ Z 24mm f/1.8 S: ~1000 USD
Trong năm, Nikon cũng giới thiệu một cặp ống kính một tiêu cự 85mm và 24mm. Hai tiêu cự này sẽ cùng 2 ống Prime ra mắt năm ngoái thành một dãy ống kính cho người thích dùng ống tiêu cự cố định dòng máy ngàm Z như truyền thống: 24mm, 35mm, 50mm, 85mm có cùng độ mở như nhau là f/1.8. Sở hữu một chiếc Z6 hoặc Z7 cắm một ống Prime như 35mm hay 24/ 50mm f/1.8 cũng là bộ nhiều người rất thích.
Quảng cáo
Nikkor Z 85mm f/1.8 S
Nikkor Z 24mm f/1.8 S
Nikkor Z 58mm f/0.95 S Noct
- Giá: ~8000 USD
- Năm 1977, tức là cách đây xấp xỉ 40 năm, Nikon ra mắt Noct-NIKKOR 58mm f / 1.2 huyền thoại. Khởi đầu cho dòng máy ảnh không gương lật ngàm Z, Nikon làm ống Noct f/0.95 cùng tiêu cự 58mm, dĩ nhiên là cập nhật rất nhiều về thiết kế quang học, các lớp tráng phủ mới của Nikon như ARNEO, tối ưu hoá chất lượng hình ảnh với độ mở rất lớn này. Nikon như muốn cho thấy khả năng họ có thể làm, một ống kính khẩu rất lớn cho ngàm Z. Rất chất và giá cũng rất chất!
Nikkor Z 58mm f/0.95 S Noct
Quảng cáo
NIKKOR Z DX 16-50mm f / 3.5-6.3 VR & NIKKOR Z DX 50-250mm f / 4.5-6.3 VR
- Giá: ~300 USD & ~350USD
- Khi ra mắt chiếc máy cảm biến crop Z50, Nikon cũng giới thiệu cặp NIKKOR Z DX 16-50mm f / 3.5-6.3 VR & NIKKOR Z DX 50-250mm f / 4.5-6.3 VR đi cùng chiếc máy không gương lật mới. Với tiêu cự có góc nhìn tương đương 24-75mm (trên FF) và 75-375mm (trên FF) khi cặp ống này gắn trên Z50. Nếu sở hữu cả cặp, sẽ có một dải tiêu cự zoom liên tục từ góc rộng đến tiêu cự rất dài 24 - 375mm chụp mọi thứ từ nhà đến công sở 😁 phục vụ nhu cầu chụp phổ thông muốn đa dạng tiêu cự, chụp đủ loại đủ kiểu chủ đề, du lịch gia đình... và dĩ nhiên là tiền nào của đó, khẩu độ thay đổi theo tiêu cự từ f/3.5-6.3. Kiểu dáng ống 16-50mm được ưu điểm là một ống zoom thiết kế mỏng gọn.
NIKKOR Z DX 16-50mm f / 3.5-6.3 VR
NIKKOR Z DX 50-250mm f / 4.5-6.3 VR
Một vài ký tự viết tắt về ngàm và ống kính Nikon hay gặp:
- F / F-Mount
Ống kính có gá lắp Nikon gọi là f-mount và có khả năng thông báo chỉ số khẩu độ (qua thao tác thủ công). Các ống F (1959-1977) sau này còn gọi là Non-AI khi có dòng AI ra đời.
- Z (Z-Seiies / Z-mount)
Là ký hiệu ngoàm gá lắp ống kính đời mới ra đời cùng dòng máy ảnh không gương lật của Nikon (z6/z7, 8/2018). Các thân máy dòng này cũng có ký hiệu Z, như Nikon Z6, Nikon Z7, v.v…
- S (S-Line)
S / Nikkor S là dòng ống kính mới của Nikon (từ 8/2018) dành riêng cho thân máy không gương lật đời mới (từ 8/2018) của Nikon, với ngoàm mới Z-mount có đường kính lớn 55mm và khoảng cách mặt bích ngắn (16mm) giúp chế tạo các ống kính khẩu mở lớn và gọn nhẹ hơn.
- DX (Digital eXpanded)
Ống kính DX cấu tạo gọn nhẹ được thiết kế cho các máy ảnh có bộ cảm biến DX ( cúp nhỏ 24×16 mm) của Nikon.
- ED (Extra low Dispersion)
Kính ED (extra-low dispersion) – kính có độ tán xạ cực thấp – là một yếu tố quan trọng trong công nghệ sản xuất ống kính chụp xa (telephoto) của Nikon. Kính ED được sử dụng chế tạo các loại thấu kính / ống kính cho độ sắc nét cực cao và hiệu chỉnh màu sắc trung thực thông qua việc giảm biến dạng màu sắc (sắc sai).
- FL (Fluorite Lens / Fluorite Coating)
Ống kính sử dụng lớp tráng phủ flourite nhằm tăng cường khả năng truyền ánh sáng trung thực, chống lóa, giảm thiểu sắc sai và các hiện tượng quang học không mong muốn khác, đồng thời có khả năng tạo cho ống kính tránh bám bụi bẩn, nước và chất nhờn.
- N (Nano)
Lớp phủ N (nano crystal coat) là một lớp phủ chống phản xạ đầu tiên được giới thiệu trong các thiết bị sản xuất bán dẫn NSR-series (Nikon step and repeat) của Nikon. Lớp phủ này triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng phản xạ ở các thấu kính bên trong ống kính đối với một dải rộng các bước sóng ánh sáng và đặc biệt đem lại hiệu quả cao trong việc triệt tiêu các hiện tượng lóa sáng và bóng ma, nhất là ở các ống cực rộng. Lớp phủ N bao gồm nhiều lớp phủ có độ tán xạ cực thấp các hạt trong suốt cực mịn có kích thước nano (1 nano = 1/1.000.000 mm), là niềm tự hào của công nghệ sản xuất ống kính Nikon.
- VR (Vibration Reduction)
Các ống kính có ký hiệu VR là các ống kính có gắn hệ thống chống / giảm rung (vibration reduction) của Nikon. Hệ thống này giảm hiện tượng nhòe ảnh do rung tay máy và vì vậy còn làm tăng cơ hội giảm tốc độ cửa chập chậm thêm 3 khẩu nữa (tức là 8 lần), cho phép cầm máy chụp trong các điều kiện môi trường ánh sáng tối hơn như mây mù, trong nhà dễ dàng hơn. Ống kính VR sẽ tự động phát hiện khi người chụp rung tay và tự điều chỉnh mà không cần phải chuyển máy sang một chế độ nhất định nào.
- SWM (Silent Wave Motor)
Công nghệ mô-tơ sóng từ không tiếng động (silent wave motor) trong các ống kính AF-S của Nikon sử dụng “sóng từ” truyền năng lượng sinh công xoay chỉnh thấu kính để căn nét. Điều này cho phép căn nét tự động nhanh hơn, chính xác hơn và không gây ra tiếng động, một trong những lý do khiến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lựa chọn các ống tele của Nikon.
- IF (Internal Focusing)
Công nghệ căn nét trong (internal focusing) của Nikon cho phép căn nét mà không làm thay đổi kích thước của đối tượng được chụp ảnh. Tất cả các chuyển động quang học bên trong được giới hạn trong phạm vi chiều dài ống kính. Điều này cho phép chế tạo các ống kính gọn nhẹ hơn cũng như khả năng có thể căn nét ở cự ly gần hơn, và hơn nữa còn cho phép căn nét nhanh hơn. Hệ thống căn nét trong IF được sử dụng ở hầu hết các loại ống tele và nhiều loại ống khác của Nikon.
- G (Gelded)
Ống kính G (gelded) của Nikon không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở riêng biệt và được sử dụng trên máy tự động. Khẩu độ mở sẽ được điều chỉnh trên thân máy.
- D (AF-D)
D là ký hiệu về thông số khoảng cách (distance information). Các loại ống loại D và G (D-type & G-type) của Nikon thông báo cho thân máy có chế độ AF. Khi lắp ống AF-D, cần xoay vòng khẩu trên ống về khẩu độ nhỏ nhất (như f/22 ở nhiều ống AFD).
Theo dự kiến Nikon cho biết, trong một hai năm tới, họ sẽ tiếp tục bổ sung cho hệ thống ống kính ngàm Z của họ để đa dạng hoá cho người dùng tuỳ chọn. Dĩ nhiên là những ai thích dùng Nikon, nhất là người đã từng dùng dòng DSLR của Nikon, sẽ có tiêu cự mong muốn với độ mở khẩu mong muốn phù hợp nhu cầu hoặc ấn tượng nào đó từ ống Nikkor trước đây. Ngoài ống Nikkor Z 70-200mm f/2.8 S được Nikon công bố lộ trình là sẽ ra mắt trong năm nay, hiện tại chưa thấy, không chắc là kịp trong tháng cuối năm này. Còn các ống dưới đây cũng là dự kiến:
Năm 2020:
- Nikkor Z 13mm f/1.8 S
- Nikkor Z 85mm f/1.2 S
- Nikkor Z 28-70mm f/2.8-3.5 S
- Nikkor Z 24-120 f/4 S
- Nikkor Z 105mm f/1.8 S
- Nikkor Z 28mm f/1.8 S
- Nikkor Z 65mm f/1.8 S
- Nikkor Z 35mm f/1.2 S
- Nikkor Z 28-280mm f/2.8-5.6 S
- Nikkor Z 100-300mm f/4 S