Một bức ảnh hậu trường sáng tác của một nhóm nhiếp ảnh gia đang cùng chụp một nhân vật và gần như là cùng góc chụp có lẽ không có gì xấu và mới mẻ cả, nếu đó chỉ là tinh thần yêu thích nhiếp ảnh. Nhưng mới đây, bức ảnh chụp lại hậu trường sáng tác của "ảnh thắng giải của Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế Hamdan (HIPA) trị giá 120.000 USD (tương đương 2,78 tỉ đồng) trong lễ trao giải tại Dubai" sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại, về mục đích dùng nhiếp ảnh. Mình xin chia sẻ lại bài viết xoay quanh về vấn đề này từ Picsofasia.com.
Tuần vừa qua tại Việt Nam, bức ảnh hậu trường này đang được lan truyền khắp mọi nơi. Trong một tour dẫn nhiếp ảnh, tất cả mọi người cùng chĩa ống kính về một chủ thể duy nhất, chụp cùng một kiểu ảnh từ gần như cùng một góc máy. Người phụ nữ có vẻ đang ngồi tạo dáng cho những tay máy này, cô có thể là một người mẫu chuyên nghiệp được sắp xếp ngồi đó - tạo dáng cho những "nhiếp ảnh gia" không muốn bỏ quá nhiều công sức để cho ra đời những tấm ảnh của mình.
Nếu bạn biết về nhiếp ảnh du lịch, bạn chắc chắn hiểu rằng đây không phải là cách đúng để chụp ảnh con người. Câu chuyện ở đây thậm chí càng trở nên thu hút hơn khi một trong những người tham gia tour nhiếp ảnh đã thắng một cuộc thi ảnh với chính bức hình chụp ở đó, và nhân vật trong ảnh vẫn là người phụ nữ đó. Trang web của cuộc thi nêu rõ: "Cảm xúc của một bà mẹ Việt Nam, tuy mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nhưng điều đó không dập tắt được niềm hi vọng trong cô và cô vẫn khơi gợi được cảm giác mạnh mẽ cho đứa con của mình."
Bức ảnh đoạt giải nhất của cuộc thi.
Tuần vừa qua tại Việt Nam, bức ảnh hậu trường này đang được lan truyền khắp mọi nơi. Trong một tour dẫn nhiếp ảnh, tất cả mọi người cùng chĩa ống kính về một chủ thể duy nhất, chụp cùng một kiểu ảnh từ gần như cùng một góc máy. Người phụ nữ có vẻ đang ngồi tạo dáng cho những tay máy này, cô có thể là một người mẫu chuyên nghiệp được sắp xếp ngồi đó - tạo dáng cho những "nhiếp ảnh gia" không muốn bỏ quá nhiều công sức để cho ra đời những tấm ảnh của mình.
Nếu bạn biết về nhiếp ảnh du lịch, bạn chắc chắn hiểu rằng đây không phải là cách đúng để chụp ảnh con người. Câu chuyện ở đây thậm chí càng trở nên thu hút hơn khi một trong những người tham gia tour nhiếp ảnh đã thắng một cuộc thi ảnh với chính bức hình chụp ở đó, và nhân vật trong ảnh vẫn là người phụ nữ đó. Trang web của cuộc thi nêu rõ: "Cảm xúc của một bà mẹ Việt Nam, tuy mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nhưng điều đó không dập tắt được niềm hi vọng trong cô và cô vẫn khơi gợi được cảm giác mạnh mẽ cho đứa con của mình."
Có lẽ chúng ta nên viết lại đoạn miêu tả như sau: "Cảm giác của một bà mẹ Việt Nam khi bị quấy rầy bởi một đám nhiếp ảnh gia thô lỗ không thèm bận tâm hỏi về câu chuyện cuộc đời cô. Gương mặt bà mẹ gợi lên cảm giác thực sự khó chịu."
Chúng ta ở đây không phải để bàn luận về chất lượng hình ảnh hay kĩ năng xử lý ảnh của nhiếp ảnh gia. Điều cần nói và lưu tâm là khi bức ảnh giành giải trong cuộc thi, sẽ ngày càng có nhiều người muốn tới miền Bắc Việt Nam, sắp xếp một người phụ nữ khác với "vẻ mặt đáng thương" đang bồng bế đứa con của mình và chụp làm mờ hết khung cảnh xung quanh. Bởi vì bạn biết rằng, bức ảnh đó đã có tác dụng trong cuộc thi lần trước.
Những cuộc thi nhiếp ảnh chúng ta thấy trong hiện tại thường được tổ chức với mục đích thương mại. Những cuộc thi này không được chấm bởi những giám khảo thực sự hiểu biết về du lịch và nhiếp ảnh. Họ trao giải cho nhiều bức ảnh họ nghĩ là đẹp nhưng thật ra đó là những bức ảnh nhàm chán, thường là copy từ những hình ảnh đã từng được chụp trước đây. Một nhiếp ảnh gia du lịch chuyên nghiệp sẽ biết điều đó, còn những cuộc thi thì không.
Và nếu bạn thử kết hợp và suy xét cả hai vấn đề: "hiệu ứng" từ những cuộc thi nhiếp ảnh và những gì con người đang trải qua trong thế kỷ 21 - "Đó chính là tôi, là tôi, tôi đó, ngay bây giờ!", bạn sẽ hiểu rằng: Ngày nay, mọi người muốn được nổi tiếng. Họ chỉ không muốn làm việc chăm chỉ.
Dàn dựng một bức ảnh và thắng cuộc thi, đó là cách nhanh nhất để đạt tới giai đoạn này, một lối đi tắt để có sự nổi tiếng. Nổi tiếng đương nhiên sẽ làm bạn trở nên giàu có và rồi, một cơn mưa tiền rớt xuống đầu bạn, tạp chí National Geographic sẽ gửi bạn đi chụp ảnh cho họ khắp thế giới.
Nhưng hãy tự hỏi lại bản thân mình: Tại sao bạn lại chọn nhiếp ảnh? Bạn có thực sự yêu thích nó không hay bạn chỉ muốn trở thành một nhiếp ảnh gia nổi tiếng? Và nếu như bạn nổi tiếng thì sau đó sẽ thế nào? Bán những bức ảnh của mình giúp bạn trở nên giàu có hay bạn sẽ làm điều gì đó với chính ảnh mình chụp để tạo nên một ảnh hưởng tốt tới những người xung quanh bạn, và cả thế giới bạn đang sống?
Những người chọn lối đi tắt này thực sự đang đi sai đường vì họ chống lại sự sáng tạo. Sáng tạo không đến từ việc cố gắng trở nên nổi tiếng. Việc chụp lại những kiểu ảnh đã phổ biến từ trước đó, là copy.
Quảng cáo
Sự sáng tạo chỉ đến từ luyện tập, làm việc chăm chỉ, thất bại, thất bại lần nữa và sẽ có những lúc bạn cảm thấy như mình là nhiếp ảnh gia tồi tệ nhất trên đời này. Nhưng không vì thế mà bạn bỏ cuộc; bạn vẫn quay trở lại, tiếp tục chụp ảnh chăm chỉ. Những việc như này bạn phải thực hiện trong rất nhiều năm trời.
Không có lối tắt nào cho những người thực sự muốn cải thiện và phát triển bản thân. Đó chắc chắn là một công việc khó khăn và cả con đường dài đang đợi bạn trước mắt để đạt được những gì bạn mơ ước. Bức ảnh cùng những gì chúng ta chứng kiến ở Việt Nam trong tuần qua là minh chứng ngược lại của tất cả những việc này. Có phải kiểu ăn nhanh của McDonald thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh du lịch đang cổ suý cho những người không muốn làm việc chăm chỉ nhưng lại muốn nổi tiếng?
Điều này thật sự rất đáng buồn.
Nguồn: Picsofasia.com