Acer Nitro 5 Carbon không phải là một chiếc laptop gaming dành cho người mơ mộng. Bạn có thể mộng mơ đến một chiếc máy thật hoàn hảo với mức giá thật mềm, nhưng hiện thực thì chọn một chiếc laptop tương xứng với số tiền mình bỏ ra là điều tốt nhất bạn có thể làm. Và đó cũng là điều mà mình tìm thấy sau hơn 2 tuần đồng hành cùng Nitro 5 Carbon, chiếc laptop gaming phổ thông giá mềm của Acer.
Trước tiên chúng ta phải đối đầu với một sự thật: chơi video game là một thú vui rất ư là tốn tiền. Ngay cả một chiếc laptop gaming với mức giá ngót nghét 21 triệu đồng như Acer Nitro 5 Carbon cũng chỉ được xem là "phổ thông" mà thôi. Và nếu như bạn theo dõi những bài viết về laptop trên Tinh Tế, việc giá một chiếc laptop gaming lên đến 90 triệu là chuyện không phải hiếm. Với 21 triệu đồng, bạn cũng sẽ có một cấu hình không tệ cùng bộ xử lý Core i5-8300H, GTX 1050, 8 GB DRR4 RAM và ổ cứng 1 TB. Chịu chi 27 triệu đồng sẽ đem lại cho bạn cấu hình mạnh nhất của Nitro 5 Carbon, với bộ xử lý Core i7-8750H, GTX 1050 Ti, 8 GB DRR4, SSD 128 GB và HDD 1 TB.
Những chiếc laptop gaming phổ thông được sinh ra để đem đến sự cơ động cho các bạn yêu thích thể loại game eSport (Dota 2, Liên Minh Huyền Thoại,...) và chấp nhận trải nghiệm các tựa game bom tấn ở mức thiết lập hiệu ứng Medium (Doom, Rise of The Tomb Raider, Deus Ex: Mankind Divide,...). À PUBG là ngoại lệ nhé, do vấn đề tối ưu nên nhảy dù mà buồn tình thì nó vẫn giật thôi. Nitro 5 Carbon cũng như mọi chiếc laptop gaming phổ thông khác, hướng đến việc đạt mục tiêu này với mức giá thấp nhất.
Trước tiên chúng ta phải đối đầu với một sự thật: chơi video game là một thú vui rất ư là tốn tiền. Ngay cả một chiếc laptop gaming với mức giá ngót nghét 21 triệu đồng như Acer Nitro 5 Carbon cũng chỉ được xem là "phổ thông" mà thôi. Và nếu như bạn theo dõi những bài viết về laptop trên Tinh Tế, việc giá một chiếc laptop gaming lên đến 90 triệu là chuyện không phải hiếm. Với 21 triệu đồng, bạn cũng sẽ có một cấu hình không tệ cùng bộ xử lý Core i5-8300H, GTX 1050, 8 GB DRR4 RAM và ổ cứng 1 TB. Chịu chi 27 triệu đồng sẽ đem lại cho bạn cấu hình mạnh nhất của Nitro 5 Carbon, với bộ xử lý Core i7-8750H, GTX 1050 Ti, 8 GB DRR4, SSD 128 GB và HDD 1 TB.
Những chiếc laptop gaming phổ thông được sinh ra để đem đến sự cơ động cho các bạn yêu thích thể loại game eSport (Dota 2, Liên Minh Huyền Thoại,...) và chấp nhận trải nghiệm các tựa game bom tấn ở mức thiết lập hiệu ứng Medium (Doom, Rise of The Tomb Raider, Deus Ex: Mankind Divide,...). À PUBG là ngoại lệ nhé, do vấn đề tối ưu nên nhảy dù mà buồn tình thì nó vẫn giật thôi. Nitro 5 Carbon cũng như mọi chiếc laptop gaming phổ thông khác, hướng đến việc đạt mục tiêu này với mức giá thấp nhất.
Và trừ khi bạn lôi vào câu chuyện muôn thưở của xách tay vs chính hãng, mình khẳng định Acer Nitro 5 Carbon đã thành công... như tất cả các dòng laptop gaming cùng phân khúc với nó. Cha ông ta có câu tiền nào của nấy, nói trắng ra thì chuyện tiền ít mà hít được hàng thơm chỉ là lời hoa mỹ cho việc trao nhau quả lừa thôi. Không có điều kỳ diệu nào về sự "đột phá" của hiệu năng, nhà nhà xài cùng một CPU, hãng hãng xài chung một GPU thì mọi khác biệt về cơ bản là khộng đáng kể.
Màn hình cũng vậy, ở phân khúc laptop gaming tầm trung thì bạn chỉ có 2 lựa cọn là 120 Hz TN hoặc 60 Hz IPS. Đối với Acer Nitro 5 Carbon, hãng đã chọn màn hình IPS với màu sắc tươi và góc nhìn rộng hơn. Ừa thì 120 Hz cũng là yếu tố rất quan trọng để đem lại sự mượt mà khi chơi game, nhưng bạn cần nhớ rằng trừ khi chỉ chơi những trò đòi hỏi cấu hình "nhẹ tựa lông hồng" như CS:GO chứ rất khó để mà lên được 120 fps nhằm tận dụng tần số quét cao. Dẫu không thể thay đổi được những yếu tố mang tính "quyết định" như hiệu năng hay màn hình, Acer có 2 con át chủ bài giúp tạo sự khác biệt cho Nitro 5 Carbon với phần còn lại của thế giới.
Điều đầu tiên là về mặt thiết kế, với ngôn ngữ phối hợp rất tinh tế giữa nét cổ điển và hiện đại. Nếu nói về chất liệu đặc trưng đối với laptop hiện đại thì có lẽ sợi carbon là cái tên được rất nhiều người nghĩ đến đầu tiên. Dĩ nhiên với mức giá của mình, Nitro 5 Carbon sử dụng bộ khung được làm hoàn toàn bằng nhựa cứng. Bù lại Acer đã đầu tư để xử lý bề mặt của máy với hoạ tiết nổi theo phong cách vân carbon, rất đẹp mắt và áp vào trong ngôn ngữ thiết kế laptop gaming cổ điển đầy góc cạnh. Kết quả là chúng ta có một chiếc laptop gaming tuy giá mềm nhưng ngoại hình vẫn rất hầm hố bắt mắt. Đẹp hay không đẹp thì tuỳ vào gu của bạn, mình là dân mê phong cách retro nên thiết kế của Nitro 5 Carbon được xem là điểm cộng
Yếu tố thứ 2 là hệ thống tản nhiệt CoolBoost hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt là khi chơi game trong thời gian dài. Ở trên là tình trạng máy khi test game Rise of The Tomb Raider trong phòng điều hoà 24 độ được lấy bằng phần mềm After Burner, bạn có thể thấy rằng nhiệt độ của CPU (79 độ) và GPU (69 độ) nhìn chung là rất tốt. Trong suốt thời gian chơi game với Nitro 5 Carbon, mình chưa hề gặp hiện tượng bóp xung do quá nóng. Một điểm giúp bạn yên tâm hơn khi dùng máy là công nghệ Dust Defender của Acer cho phép xoay quạt 2 chiều, hút không khí vào làm mát hệ thống hoặc xoay ngược thổi bụi ra.
Quảng cáo
Quảng cáo