Chi phí năng lượng tái tạo có thể giảm đáng kể nhờ khí cầu tuabin gió

bk9sw
28/3/2012 15:5Phản hồi: 63
Chi phí năng lượng tái tạo có thể giảm đáng kể nhờ khí cầu tuabin gió

Công ty Altaeros Energies mới đây đã công bố lần thử nghiệm đầu tiên của nguyên mẫu tuabin gió trên không (Airborne Wind Turbine - AWT) với thiết kế kết hợp giữa khí cầu và cối xay gió. Cuộc thử nghiệm được thực hiện tại trung tâm Loring Commerce Center ở Limestone, tiểu bang Maine, Hoa Kỳ. Tại đây, tuabin gió AWT được "treo" trên không, cách mặt đất 107 m và đã thực hiện chức năng sản xuất điện rất thành công. Tuabin được đưa lên trời từ một dock di động. Trong quá trình thử nghiệm, AWT có thể tạo ra lượng điện gấp đôi ở độ cao cao hơn so với chiều cao của các tuabin gió thông thường. Qua đó, dự đoán chi phí năng lượng tái tạo sẽ được giảm đến 65% nhờ vào việc khai thác các luồng gió mạnh ở độ cao hơn 305 m.

Ben Glass, giám đốc điều hành của Altaeros cho biết: "Trong nhiều thập kỷ qua, các tuabin gió thường sử dụng những cần trục hay những cây cột khổng lồ với chiều cao chỉ vài trăm ft so với mặt đất để cánh quạt có thể khai thác những luồng gió vốn khá chậm và thất thường. Chúng tôi rất vui khi chứng minh rằng vật liệu bơm phồng hiện đại có thể nhấc bổng những chiếc tuabin gió lên vị trí có gió mạnh hơn và đều đặn. Thêm vào đó, nền tảng hệ thống có giá thành rất cạnh tranh và dễ dàng triển khai."

Tuabin gió trên không AWT bao gồm một lớp vỏ bơm phồng chứa đầy khí heli, cho phép nó "trôi" lên những độ cao cao hơn nơi gió có tốc độ nhanh gấp 5 lần so với gió gần bề mặt Trái Đất. Công nghệ được phát triển dựa trên ý tưởng khí cầu, thường được sử dụng để đưa các trang thiết bị truyền thông và radar lên bầu trời. Những khí cầu thông thường có thể chịu được gió xoáy cấp 8 và được trang bị các tính năng an toàn để có thể hạ từ từ xuống đất khi cần.

Nguyên mẫu AWT được phát triển hợp tác với công ty Doyle Sailmakers có trụ sở tại Salem, bang Massachusetts. AWT được thiết kế để giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm tiếng ồn. Khi được triển khai, AWT không yêu cầu bảo trì thường xuyên và năng lượng do AWT tạo ra hứa hẹn sẽ thay thế nhiên liệu đắt tiền sử dụng cho các máy phát điện chạy diesel tại các khu công nghiệp, quân đội và làng mạc vùng sâu vùng xa.
Theo: Gizmag
63 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đúng là hay nhỉ. Nhiều cái tưởng chừng đơn giản nhưng không ai nghĩ ra. Cái này lúc bảo trì thì việc bơm khí chắc mất nhiều thời gian hehe. Giá thành chắc cũng rẻ hơn nhiều so với tuobin gió hiện nay.
Gặp bão liệu có chống cự nổi ko nhỉ
@kinggai bão thì cho xì hơi lấy xuống . lắp đặt ở vùng không có bão, vùng an toàn thì sẽ tránh được rủi ro như vùng gần biển mới có bão,thêm nữa bão từ biển đổ vào đất liền. thêm nữa chúng ta có dự báo thời tiết . . .
______
ý là làm cây quạt gió thì thấp quá , giờ đưa lên cao thì gió nhiều ->quạt chạy nhanh cho năng suất điện cao hơn. đơn giản vậy thôi. vùng này nắng mát không phải nắng nóng nên khó làm điện bằng năng lượng mặt trời
MrActor
TÍCH CỰC
12 năm
Cái này hay tuy nhiên chắc vật liệu cấu tạo vỏ cũng phái rất bền, nhỡ ai bắn trúng thì mệt đấy.
quá hay cái này cần được nghiên cứu cho từng khu vực để phát triển nhân rộng.
để lấy năng lượng từ cái khí cầu đấy cũng khó nhỉ.
nó tạo ra năng lượng rồi thì lấy kiểu gì ý?
@summerrain_90 có cap dẫn điện xuống mặt đất chứ sao, ko lấy cai z mà neo khinh khí cầu lại
Ý tưởng thì rất hay, nhưng ở Việt Nam nửa năm là mưa bão thì sao mà đỡ được!
cái này thì chắc phải neo 1 chỗ rồi, ko đi đâu đc, điện thì nó truyền xuống theo dây dẫn chứ kiểu gì mà hỏi !
vitxiem02
TÍCH CỰC
12 năm
mai này con người còn chế tạo ra nhiều loại thiết bị phát ra năng lượng khác nữa cơ, hehe
Cái này hay quá
Thường thì những "nhà máy điện" kiểu này (gió, mặt trời, vv...) sẽ có hệ thống lưu trữ điện như là batterry, ắc quy, vv.. rồi sau đó mới hòa vào lưới điện. Nguyên nhân là do họ không thể chủ động làm gió thổi liên tục, đều đặn hay kêu mặt trời đừng lặn hay mây đừng che mặt trời

Có sao đâu, thì nửa năm mưa bão lại chạy thủy điện + diasel, hết mưa bão thì đem "con diều" này thả lên

Chịu được gió xoáy cấp 8 đó bạn, bão thì dưới đất còn die nói gì 350m trên trời, tốt nhất kéo xuống xì hơi rồi cất tủ
nhìn cái khi cầu to mà cái tubin nhỏ xíu, bao nhiêu không gian mới đủ
hieubf
TÍCH CỰC
12 năm
công nghệ phục vụ cuộc sống, nghiên cứu để vật liệu cái này quá bền đến ứng dụng sang quần áo bền thì lại hay 😆
ides
CAO CẤP
12 năm
hay đó, càng ngày càng nhiều ý tưởng độc đáo. like
Hay quá, vừa tiết kiện được chỗ khi không dùng đến, vừa tiết kiệm được vật liệu....hiệu năng lại cao hơn, nếu nhuộm xanh xanh đỏ đỏ lại còn có thêm tính thẩm mỹ và biết đâu đấy lại là tạo nên một điểm du lịch hẫp dẫn 😃
alexnam
TÍCH CỰC
12 năm
ý tưởng này hay nhỉ ^^
oe oe
ĐẠI BÀNG
12 năm
@alexnam Tớ cũng thấy hay đó, mai mốt sẽ có người mua (hay làm ra) vài cái như thế để...'thử nghiệm' cho xem, tớ cá đó, chờ xem!!!
Hay đấy.nhưng không gian cho những cái khí cầu này phải tương đối lơn.
Hi vọng dự án này nghiên cứu kỹ tính hiệu quả và sớm có thể áp dung vào thực tế.
em_ut
TÍCH CỰC
12 năm
Ý tưởng này quá hay đó chứ. Vừa dễ dàng, nhanh chóng trong khâu lắp đặt thì không phải xây cột cho các cánh quạt vừa thu được lượng gió lớn và ổn định hơn dưới đất. Hơn nữa cho nó bay trên cao dù có ồn hơn vì quạt quay nhanh hơn nhưng cũng ít ảnh hưởng ở dưới đất. Mình được biết là năng lượng lấy từ gió thì rất sạch lại không tốn nhiều chi phí nhưng nó lại gây tiếng ồn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và động vật gần đó.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019