Các nhà khoa học tại trường đại học Y Washington vừa giới thiệu một nghiên cứu mới về sử dụng 1 bài kiểm tra các điểm trên mắt để xem bệnh nhân đó có bị Alzheimer hay không trước khi họ có các biểu hiện của bệnh. Nếu bài test mắt này thành công thì sẽ là một bước tiến lớn bởi để xác định 1 bệnh nhân bị Alzheimer hiện tại họ phải trải qua rất nhiều bài test như chụp MRI hay CT não, kiểm tra hệ thần kinh, kiểm tra MMSE...
Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp để xem võng mạc của 30 người lớn tuổi không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh Alzheimer. Tất cả những người này đã được quét PET và được lấy tủy để xét nghiệm và kết quả là có đến 1/2 nhóm này có lượng protein amyloid và tau,
Amyloid-β và tau đều là hai protein đều đóng vai trò quan trọng trong chức năng hoạt động của tế bào não, cao hơn bình thường, một trong những biểu hiện thường gặp ở những người sắp có biểu hiện triệu chứng bị Alzheimer. Cũng ở những bệnh nhân trên, họ có võng mạc mỏng hơn những người khác, và đây cũng là một trong những điều thường thấy trong các báo cáo pháp y từ các bệnh nhân bị bệnh.
Nói thêm 1 chút là mục đích của chụp OCT là để đo độ dày của võng mạc cũng như các dây thần kinh ở trong dây thần kinh thị giác, với nghiên cứu này các nhà khoa học đã thêm chút "mắm muối" bằng cách cho chạy thêm 1 thiết bị có khả năng đo lượng tế bào hồng cầu chạy trong võng mạc. Bằng cách này họ có thể theo dõi cách máu di chuyển, và từ đó họ biết được các bệnh nhân bị bệnh thường tăng các protein có liên quan đến Alzheimer cũng như vùng tâm võng mạc của những người này không hề có các tế bào máu nào.
Tất nhiên tất cả vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, nhưng nếu việc này thực sự có thể giúp bắt bệnh được các bệnh nhân Alzheimer trước khi có bất kì triệu chứng nào thì đây sẽ là một bước đột phá bởi càng có nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như chữa trị thì các bệnh nhân Alzheimer càng có thêm nhiều hi vọng.
Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp để xem võng mạc của 30 người lớn tuổi không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh Alzheimer. Tất cả những người này đã được quét PET và được lấy tủy để xét nghiệm và kết quả là có đến 1/2 nhóm này có lượng protein amyloid và tau,
Amyloid-β và tau đều là hai protein đều đóng vai trò quan trọng trong chức năng hoạt động của tế bào não, cao hơn bình thường, một trong những biểu hiện thường gặp ở những người sắp có biểu hiện triệu chứng bị Alzheimer. Cũng ở những bệnh nhân trên, họ có võng mạc mỏng hơn những người khác, và đây cũng là một trong những điều thường thấy trong các báo cáo pháp y từ các bệnh nhân bị bệnh.
Nói thêm 1 chút là mục đích của chụp OCT là để đo độ dày của võng mạc cũng như các dây thần kinh ở trong dây thần kinh thị giác, với nghiên cứu này các nhà khoa học đã thêm chút "mắm muối" bằng cách cho chạy thêm 1 thiết bị có khả năng đo lượng tế bào hồng cầu chạy trong võng mạc. Bằng cách này họ có thể theo dõi cách máu di chuyển, và từ đó họ biết được các bệnh nhân bị bệnh thường tăng các protein có liên quan đến Alzheimer cũng như vùng tâm võng mạc của những người này không hề có các tế bào máu nào.
Tất nhiên tất cả vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, nhưng nếu việc này thực sự có thể giúp bắt bệnh được các bệnh nhân Alzheimer trước khi có bất kì triệu chứng nào thì đây sẽ là một bước đột phá bởi càng có nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như chữa trị thì các bệnh nhân Alzheimer càng có thêm nhiều hi vọng.
Tham khảo Washington University School of Medicine.