Hàng ngàn người dân Thụy Điển đã thực hiện cấy microchip vào cơ thể, những con chip này có thể thực hiện chức năng của thẻ tín dụng không chạm, chìa khóa điện tử hay thậm chí là vé đi tàu. Một khi chip nằm dưới da, lợi ích hiển nhiên là bạn có thể ra đường mà không cần mang theo ví, không sợ quên hay thất lạc. Đối với nhiều người thì việc cấy một thứ gì đó vào cơ thể vừa nhắc đến thôi đã rùng mình nhưng với người Thủy Điển, họ sẵn sàng và thậm chí là thích cấy chip. Tại sao vậy?
Một số người cho rằng tình trạng phúc lợi xã hội cực cao của Thụy Điển có thể là nguyên nhân khiến người dân nước này đi cấy microchip. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố đằng sau đó, sâu xa là yếu tố về một dạng văn hóa tạm gọi là "can thiệp sinh học bằng công nghệ điện tử".
Microchip cấy dưới da dùng như thẻ từ, xác thực nhân thân, mở khóa cửa, đi tàu điện ...
Biohacker hay hacker sinh học là một khái niệm chỉ những "nhà sinh học nghiệp dư" tức những người thực hiện các thí nghiệm y sinh nhưng nằm ngoài các tổ chức truyền thống như các trường đại học, cơ sở y tế hay các môi trường được kiểm soát khoa học. Cũng giống như hacker (tin tặc) tấn công máy tính, biohacker cũng hack mọi thứ nhưng trong thế giới sinh học.
Biohacking là một văn hóa đa dạng với rất nhiều nhóm phụ, phân chia dựa trên mối quan tâm, mục tiêu và ý thức hệ. Tuy nhiên, bên trong môi trường đa dạng này là 2 nhóm chính gồm: "wetware hacker" và "transhumanist".
Một số người cho rằng tình trạng phúc lợi xã hội cực cao của Thụy Điển có thể là nguyên nhân khiến người dân nước này đi cấy microchip. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố đằng sau đó, sâu xa là yếu tố về một dạng văn hóa tạm gọi là "can thiệp sinh học bằng công nghệ điện tử".
Microchip cấy dưới da dùng như thẻ từ, xác thực nhân thân, mở khóa cửa, đi tàu điện ...
Biohacking là một văn hóa đa dạng với rất nhiều nhóm phụ, phân chia dựa trên mối quan tâm, mục tiêu và ý thức hệ. Tuy nhiên, bên trong môi trường đa dạng này là 2 nhóm chính gồm: "wetware hacker" và "transhumanist".
Wetware hacker là những nhà sinh học có sở thích tìm tòi, tự mày mò chế tạo những thiết bị thí nghiệm bằng đồ dùng trong nhà. Thứ họ làm được gọi là "khoa học tiết kiệm" trong đó họ tìm kiếm các giải pháp giá rẻ để cải thiện các tiêu chuẩn của cuộc sống cho người dân tại các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện nhiều thí nghiêm thú vị kiểu như biến đổi gene thực vật để chúng phát sáng huỳnh quang hay chế biến bia bằng tảo.
Nhóm còn lại là transhumanist - những người tập trung cải thiện và tăng cường khả năng của cơ thể con người với mục tiêu lâu dài là cải thiện nhân loại. Thông qua kiến thức và khả năng vượt qua các ranh giới sinh học, con người sẽ có thể đối đầu với AI trong tương lai. (Nhớ tới phim Lucy quá 😁).Thường thì văn hóa biohacking sẽ phản ánh các xã hội và văn hóa bản địa khác nhau tại nơi nó được phát triển. Chẳng hạn các biohacker tại châu Âu nhìn chung rất khác so với những người đồng nghiệp tại Bắc Mỹ. Trong khi nhóm các biohacker tại Bắc Mỹ thường quan tâm phát triển các giải pháp thay thế cho các hình thức chăm sóc sức khỏe đã có thì nhóm biohacker tại châu Âu thường tập trung nhiều hơn vào việc tìm cách cải thiện con người hay khiến họ tham gia nhiều hơn vào các dự án sinh học mang tính "nghệ thuật" tại các quốc gia đang phát triển.
Công ty đường sắt Thụy Điển chuyển từ vé giấy sang vé "cấy" dưới da.
Vậy tại sao người Thụy Điển lại thích gắn microchip vào cơ thể đến vậy? Một giả thuyết được đưa ra là người dân nước này có xu hướng chia sẻ những thông tin chi tiết về cá nhân theo cái cách mà hệ thống phúc lợi xã hội của Thụy Điển được cấu trúc. Một số người cho rằng "người Thụy Điển rất ngây thơ" khi họ tin tuyệt đối vào chính phủ cũng như các tổ chức thuộc quốc gia. Thế nhưng có một sự thật nghe thuyết phục hơn phần nào giải thích cho vấn đề trên là người Thụy Điển có niềm tin mạnh mẽ vào kỹ thuật số và họ thật sự tin về những tiềm năng tích cực của công nghệ.Trong hơn 2 thập niên qua, chính phủ Thụy Điển đã đầu tư rất nhiều vào hạ tầng công nghệ. Nền kinh tế Thụy Điển hiện tại phụ thuộc lớn vào xuất khẩu công nghệ, những dịch vụ kỹ thuật số và cải tiến công nghệ kỹ thuật số. Thụy Điển đã trở thành một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới về khía cạnh tạo ra và xuất khẩu sản phẩm công nghệ. Những công ty đáng chú ý nhất của Thụy Điển có thể kể đến là Skype và Spotify.
Quảng cáo
Một niềm tin về công nghệ số và niềm tin về những tiềm năng của công nghệ đã tác động đến văn hóa Thụy Điển, từ đó đặt nền móng cho transhumanist. Trên thực tế, Thụy Điển đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của ý thức biến đổi nhân loại. Năm 1998, nhà triết học Nick Bostrom người Thụy Điển đã đồng sáng lập một hiệp hội có tên Humanity+ và kể từ đó, rất nhiều người Thụy Điển đã được thuyết phục rằng họ nên thử cải tiến và tăng cường đặc tính sinh học của cơ thể.
Theo: The Conversation