Chuyện ngàm mới cho dòng Nikon Mirrorless FF & những mong muốn cụ thể

tuanlionsg
1/8/2018 6:51Phản hồi: 34
Chuyện ngàm mới cho dòng Nikon Mirrorless FF & những mong muốn cụ thể
Nikon sắp giới thiệu máy ảnh Mirrorless Fullframe! Đó là điều chắc chắn, Nikon chính thức xác nhận. Gần cuối năm nay hay đầu năm tới là thời điểm của những người quá mong mỏi đã tự dự đoán. Rất nhiều diễn đàn Nikon đếm ngược để chờ đợi. Thông tin của chiếc Nikon MRL FF này được đồn đoán như các bài trên @camera Tinhte. Nhưng tất cả cũng chỉ ở mức phỏng đoán từ vài dấu vết rò rỉ. Một điều theo mình, rất quan trọng, là nếu là người thích Nikon, từng chạnh lòng khi dòng Nikon1 thất bại, từng hy vọng Nikon có sản phẩm không gương lật phù hợp xu hướng thị trường thì đây là những suy nghĩ trong những ngày chờ đợi. Chí ít cũng để người dùng có thêm lựa chọn chất lượng, đa dạng nhãn hiệu, nhiều niềm vui chụp hình hơn.


Nikon Mirrorless Fullframe: dịp tốt trong bối cảnh hiện tại


Tháng trước, Nikon công bố chính thức ngưng dòng không gương lật đầu tiên của mình - Nikon 1. Sự gắn bó với các dòng D750, D810, D850 suy giảm, sự chuyển đổi qua không gương lật là một thực tế. Sony, Fujifilm, Olympus và Panasonic đã làm máy ảnh không gương lật nhiều năm, ít nhiều đã có hệ thống ống kính phụ kiện hoàn chỉnh, thị trường đón nhận. Áp lực cho một sản phẩm mới xuất hiện rất cao, dẫu Nikon là nhãn hiệu lớn. Nên, nếu Nikon không cung cấp được một cái gì đó nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, là rất khó phục hồi vị trí của họ. Đây là dịp của Nikon giới thiệu một hệ thống máy ảnh không gương lật tốt.

3616250_camera.tinhte.vn-bang-mount-lens-.png

Chuyện ngàm Nikon cho dòng máy không gương lật mới?

Ngàm F của Nikon có từ 1959, và họ có xấp xỉ cả trăm triệu ống kính từng được sản xuất. Với số ống kính khổng lồ đang có đó, nhiều người nghĩ đến việc Nikon sẽ tung ra một chiếc máy ảnh MRL với ngàm Nikon F như dòng DSLR nhưng ngắm bằng EVF. Ý tưởng đó xuất hiện vì mong muốn có thể dùng hệ thống ống kính khổng lồ đang có sẵn. Dĩ nhiên là rất rất khó khăn trong việc giải quyết khoảng cách từ ngàm ống kính đến bề mặt cảm biến (flange distance). Khi bỏ gương lật, thu hẹp không gian buồng tối máy ảnh, đuôi ống kính sẽ chạm cảm biến hoặc dài hơn khoảng cách từ đuôi đến cảm biến, đó là vấn đề. Nếu không thể, thì hoặc làm ngàm mới hoàn toàn cho hệ thống ống kính mới, hoặc tích hợp ngàm chuyển ngay trên máy ảnh MRL FF mới để sử dụng được hệ thống ống Nikkor ngàm F hiện có.

3616346_Flange_Focal_Length_2_types_camera.png

Để dễ hình dung, tìm hiểu lại một chút ngàm ống kính kết nối với máy ảnh thế nào:
  • Sự khác biệt ngàm ống kính mỗi hãng ngoài tính chất riêng biệt khác nhau: về phần kết nối điện tử, kích thước, cấu trúc hình dáng giao tiếp. Mỗi dòng ngàm ống kính lại có thể khác nhau vì khoảng cách từ thấu kính đuôi đến cảm biến khác nhau, để đạt được độ lấy nét đúng khác nhau. Nên, không phải cứ gắn ngàm chuyển là chắc chắn sử dụng tốt, mà còn tuỳ.
3616358_camera.tinthe.vn-khoangcachdenlens.jpg

  • Khoảng cách từ ngàm đuôi ống kính đền bề mặt phim hay cảm biến ảnh của mỗi hệ thống máy ảnh được tính toán và thiết kế dành cho hệ ống kính tương ứng. Khoảng cách đó không đổi để đảm bảo khả năng lấy nét chính xác từ khoảng cách gần nhất ghi trên ống kính đến xa vô cực. Nếu gắn ống kính có khoảng "cự ly cạnh" khác cự ly chuẩn, ngắn hơn chẳng hạn sẽ không đạt được độ lấy nét như tính toán của hãng máy ảnh. Đây là điểm cần lưu ý khi người dùng muốn sử dụng hệ thống ống kính khác hãng với máy ảnh quan ngàm chuyển đổi.
3616332_camera.tinhte.vn-hybrid_mount.jpg
  • Ví dụ: Có một số hãng máy ảnh phân chia ra các nhóm dùng ngàm ống kính khác nhau. Chẳng hạn mấy ảnh Sony A-mount (ngàm A) dùng gương mờ cải tiến còn máy ảnh Sony E-mount không dùng gương phản chiếu. Nên, sự khác biệt giữa ống kính A-mount và E-mount là distance flange là khoảng cách từ ngàm sau ống kính đến mặt phẳng cảm biến; nhiều máy ảnh A-mount là thiết kế SLR truyền thống có kính ngắm phản xạ giữa phần sau của ống kính và cảm biến, chúng cần có không gian cho kính ngắm. Trong khi máy ảnh E-mount không có kính ngắm phản xạ, do vậy có thể được thiết kế với distance flange ngắn hơn nhiều và do đó ống kính tổng thể nhỏ hơn.

Ngàm Nikon F:

Ngàm có đường kính đuôi lớn, có 3 chấu, ra đời năm 1959, gắn được trên tất cả máy ảnh SLR Nikon (dạng máy ảnh phản chiếu ống kính đơn từ film đến số). Ngàm này được Nikon chia làm 2 nhóm chính và ngàm 1 cho dòng MRL Nikon 1 mới ngưng sản xuất.
  • Nhóm DX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến crop 1.5x
  • Nhóm FX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến full-frame (film35mm)
  • Ngàm 1 - 1-mount: Ngàm được Nikon phát triển cho định dạng mới của họ từ năm 2011, cho dòng máy có cảm biến CX: là nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến crop 2.7x.
3616404_articles-back-ai-ais-002a.jpg

Quảng cáo


Và, như thế, điều mà những người dùng Nikon hy vọng là sẽ có ngàm chuyển đổi tích hợp sẵn, có thể đặt tên là ngàm mới gì đó, dùng được với hệ thống ống kính sẵn có. Nikon chỉ nói là đang trong quá trình phát triển, chưa có gì là rõ ràng cả. Cũng có thể là một hệ thống ống kính mới, không phải là dòng Nikon 1, cho việc đi đường dài của dòng không gương lật Fullframe.

Chúng ta thấy các hãng làm máy không gương lật khác trên thị trường hiện tại đã có một hệ thống ống kính gần như đầy đủ rồi. Nikon cần khá nhiều thời gian để cung cấp đầy đủ toàn dải tiêu cự như thế cho đa dạng nhu cầu người dùng. Vấn đề mà hãng nào cũng khó khăn trong thời gian đầu cả. Thiếu ống kính cho một số nhu cầu chụp cụ thể. Thành ra, việc có bộ ngàm chuyển đổi tương thích hoàn toàn với hệ ống có sẵn là chấp nhận được. Có thể kể các loại như dòng D (AF-D), G-type (AF-S), E-type, P(AF-S G và AF-P). Vấn đề là ngàm chuyển đổi hoạt động AF được và đạt độ chính xác tốt, AF nhanh là khá khó.

Ngàm F tích hợp?
Quá khứ, Nikon từng làm ngàm chuyển đổi FT1 để máy ảnh cảm biến CX (nhóm ống kính dành cho hệ thống máy ảnh có cảm biến crop 2.7x của Nikon 1) dùng hệ thống ống kính ngàm F của họ từ 2011. Nhưng có một số ống kính không tương thích như loại PC-E 24mm f/3.5D chẳng hạn. Nên việc làm một ngàm chuyển đổi sử dụng Nikon F cho MRL mới dùng hiệu quả hệ ống ngàm F cũng là một câu chuyện dài trong thực tế nếu nó xảy ra.

Thành ra, giải pháp "ngàm mới" tích hợp như kiểu là một bộ chuyển đổi nào đó trên thân máy MRL FF mới của Nikon là một giả định thuận lợi cho người dùng với kho ống kính có sẵn, nhưng rất khó để Nikon làm tốt. Nhưng chúng ta vẫn hy vọng một điều gì đó tốt đẹp.

Hệ thống ống kính mới & adaptor cho Nikon F?
Sự thành bại của hệ MRL mới phụ thuộc rất nhiều và việc Nikon cung cấp giải pháp ống kính cho nó. Fuji thuở đầu chỉ với ống 35mm f/1.4 và ống macro 60mm và họ đã làm rất tốt khi bổ sung khá nhanh cho hệ thống ống kính đa dạng nhu cầu phục vụ người dùng. Sony cũng thế! Sau giai đoạn người dùng chế độ ngàm chuyển cho dòng Nex thì đến nay bộ sưu tập ống kính đã rất phong phú rồi. Canon với dòng M dẫu có rất nhiều cố gắng, nhưng hệ thống ống kính cũng có giới hạn. Ngàm EF-M dành cho hệ thống máy ảnh không gương lật có thể hoán đổi ống kính của Canon có cảm biến APS-C (mirroless interchangeable-lens cameras - MILCs), ra đời năm 2012. Dòng máy này cũng có thể sử dụng các ống kính ngàm EF và EF-S qua ngàm chuyển đổi EF-EOS M. Đến này thì thấy nhiều người đã bắt đầu làm quen, sử dụng các ống EF/EFS qua adaptor, dĩ nhiên là hơi rườm rà phức tạp một chút. Nikon sẽ có một ngàm mới với hệ ống kính ngàm mới, hoạt động hiệu quả tối đa trên máy MRL mới, và có ngàm chuyển để dùng tốt với cả hệ ngàm F hiện có! Đó là những giải thích và mong muốn của fan Nikon.

Quảng cáo


Nikon-Mirrorless-Front-View.jpg

Những tiêu chí khác cho chiếc MRL FF của Nikon
  • Thân máy nhỏ & vấn đề dung lượng PIN
    Sony cải thiện pin nhỏ nhẹ sang pin có dung lượng lớn hơn khi ra mắt các dòng Alpha A7 Mark III, kích thước cũng như trọng lượng máy có tăng hơn chút đỉnh. Những khó khăn về dung lượng pin quá bé, không đủ chụp một buổi, của các dòng trước đã được Sony lắng nghe cải thiện. Nikon nên bắt đầu với một dung lượng pin đủ lớn, từ kinh nghiệm của Sony, để không phải tìm giải pháp cải thiện chuyện pin sau này.
  • Ống ngắm điện tử và khả năng lấy nét
    • EVF có độ phân giải cao, sáng, ít độ trễ và dễ dàng sử dụng là cách khiến người dùng tiếp cận nhanh với EVF (ngắm điện tử) từ thói quen dùng OVF (ngắm quang). Hy vọng Nikon cung cấp công nghệ EVF OLED mới nhất với công nghệ tối ưu nhất của họ cho người dùng trải nghiệm mỹ mãn 😁
    • Về khả năng lấy nét, là yếu tố quan trọng để thành công với dòng MRL của Nikon. Tự động lấy nét tương phản (CDAF) là chưa đủ với xu hướng người dùng hiện tại, cần kết hợp khả năng lấy nét theo pha mạnh mẽ hơn (PDAF) kết hợp với CDAF nếu muốn cạnh tranh với Sony và Canon trong tương lai.
  • Ổn định hình ảnh trên thân máy
    Về việc ổn định hình ảnh (giảm rung/ chống rung), Nikon truyền thống chỉ làm trên ống kính, nên chẳng biết họ có ý định tích hợp ổn định hình ảnh (IBIS) trên hệ máy MRL mới không. Với Sony, Olympus, Fuji thì hệ thống MLR của họ, tính năng IBIS đã là tính năng quan trọng với người dùng. Chẳng hạn Fuji X-H1 (chiếc Fuji X đầu tiên có tính năng IBIS) là mở đầu cho việc tích hợp trên tất cả dòng máy X-series của họ trong tương lai. Hy như Olympus với chiếc OM-D E-M1 mark II cũng thế. Đó là mong muốn Nikon làm cho dòng máy mới này.
  • Cảm biến xếp chồng BSI
    Theo như đồn đại, Nikon có thể giới thiệu hai phiên bản, một MRL cho nhu cầu chụp thể thao và một cho các nhu cầu khác. Độ phân giải sẽ là 45MP và 24MP, có nghĩa là sẽ như Sony A7R III và A9 về độ phân giải và tốc độ chụp liên tiếp vậy. Để có được như vậy, cảm biến CMOS BSI là cách thực hiện, không chắc là Nikon đã sẵn sàng cho điều này, nhưng vẫn cứ hy vọng. Vận hành của màn trập khi đó là vừa cơ khi và điện tử để vượt qua tốc độ 1/8000s khi sử dụng ống kính khẩu lớn với ánh sáng ban ngày, tương tự như Fuji làm trên dòng X-series và GFX.
  • Các tính năng khác
    Video 4K, với tốc độ khung hình cao, kết nối HDMI với các thiết bị hiển thị hình ảnh tiện dụng nhanh gọn, ghi âm, S-log / F-log... như một khuynh hướng cho người có nhu cầu quay video. Kết nối Wifi, Bluetooth có thể là điều bắt buộc mà Nikon làm, không phải là cách dùng Snapbridge như Nikon đã từng làm rất khó dùng, khó chịu. GPS tích hợp sẵn cũng là tính năng rất tiện cho những người dịch chuyển nhiều, lưu ảnh quản lý theo địa danh...
  • Giá cả hợp lý
    Điều cuối cùng, quan trọng, là giá bán máy ảnh MRL FF này của Nikon. Có lẽ dễ dàng nhất là chúng ta so sánh với chiếc Sony A7R III / A7 III, Nikon có 2 phiên bản độ phân giải cao và thấp hơn với tốc độ chụp liên tiếp cạnh tranh với A9 chẳng hạn, giá cả cũng là vấn đề đối với Nikon khi giới thiệu dòng máy mới này.
Nikon-Mirrorless-Side-View.jpg

Anh em Fan Nikon chia sẻ thêm ý của anh em nhé!
34 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

scattered
TÍCH CỰC
6 năm
Nếu 1 con máy MRL FF của nikon mà đạt được những tiêu chí như vậy thì quả thật không còn gì để nói. Quá tuyệt vời. Mình cũng mong nikon ra 1 con đỉnh ngang tầm A7R3 chứ đừng làm mấy con giá rẻ, cắt bớt specs, rồi đánh mất ấn tượng ban đầu. Theo tin đồn thì giá của body tầm 3k, như vậy có khả năng là specs sẽ rất tốt, sẽ tương tự như con A7R3. Nhưng cảm biến có thể sẽ tốt hơn bên sony 1 chút (theo truyền thống custom của Nikon dù xài cảm biến của sony). Ngoài ra còn có 1 con giả rẻ tầm D610 với cảm biến 24MP, rất hay nếu có 2 con ở 2 phân khúc như vậy. Ngoài ra còn có 1 số tin đồn về specs như sau:
  • Số điểm lấy nét: 400 AF points, around 430-450. AF rất nhanh.
  • Màn LCD lật được như D850/D750.
  • Màn LCD thứ 2 nằm trên như con Fuji mới ra.
  • Lens kit 24-70 f4 mới
  • 8K time-lapse như D850
  • Grip bự hơn dòng A7, sẽ cầm đã hơn.
  • Không có flash cóc
  • Tên có thể là Z300, Z500 :v
  • có chống rung trong body: 5-axis
  • 9fps
  • Ngàm mới (Z)
  • Thẻ nhớ: XQD and CF Express
  • EVF: 3.6MP
  • Lens mới cho ngàm Z: 24-70mm f4, 35mm 1.4 and 50mm 1.4. Có thể đang làm 24mm 1.4
Theo tin đồn thì tầm 23 tháng 8 sẽ chính thức giới thiệu. Hóng. Nhưng mình thì vẫn sẽ xài D750 =]]
@haya Ông bên trên nói như vậy cũng là thiếu sót và như ông nói cũng là sai. Chả ai lại đi so sánh kiểu khập khiễng các máy có sử dụng công nghệ khác nhau như thế. Căn bản muốn so sánh nó phải trên cùng 1 hệ quy chiếu đời máy và công nghệ, và nếu so trên cùng đời máy, cùng công nghệ thì rõ ràng cảm biến kích thước nhỏ hơn lấy nét sẽ nhanh hơn cảm biến kích thước lớn hơn. Nhìn mấy con Sony là biết liền, a7ii lấy nét so với a6300 thì ko nhanh bằng (thậm chí a7ii so với máy đời cũ hơn là a6000 vẫn còn chậm hơn, tôi xài a7ii nên tôi thử đủ kiểu rồi. Chỉ nhanh hơn duy nhất trong trường hợp thiếu sáng do lợi thế cảm biến lớn lấy nét khi thiếu sáng tốt hơn)
@ViTieuBao86 Nguyên bài viết của bạn mà mình ko thấy đc cái kỹ thuật nào 😃) mình nói lần này thôi, xem thông số kỹ thuật rồi nói chuyện, mở specs 2 thằng đó ra coi thằng nào nhiều điểm focus hơn và đó là lý do tại sao nó khác nhau. Đó mới là tranh luận thông minh bạn à. Cái máy flagship nhưng ko có nghĩa là nó hội tụ tất cả những ưu điểm mà còn phụ thuộc vào ý đồ của nhà sx. A7ii chậm hơn nhưng nó focus chính xác hơn và con chip focus của nó focus được ở điều kiện tối tốt hơn - EV thấp hơn (chứ ko phải cảm biến lớn thì focus trong tối tốt hơn nhờ kích thước sensor nha anh bạn, anh bạn ko hiểu cái gì về cảm biến ánh sáng rồi). Focus nhanh mà ko chính xác thì đó là điều vô nghĩa đối với 1 con flagship, tìm hiểu thêm về 2 con bạn nói con nào focus chính xác hơn rồi vô đây nói chuyện tiếp với mình nha. Cầm máy mà ko hiểu rõ cái máy của mình, định hướng phân khúc KH của hãng nhắm vào thì vứt. 1 thằng muốn chụp nhanh, quay phim đẹp mà cầm con A7 ko có S thì vứt và ngược lại 😃

Cái câu cảm biến nhỏ lấy nét nhanh hơn bạn học ở đâu ra vậy? 😃 tự sáng tác à? Nếu nhắm ko kiếm đc ra ai phát ngôn ra mệnh đề trên thì vui lòng đừng nói đến trc mặt mình nữa vì nghe buồn cười lắm. Và hãy thôi dẹp lấy 2 cái sản phẩm của Sony (mà bản thân bạn cũng ko hiểu về nó) để suy diễn ra cái mệnh đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật ấy đi bạn
@haya đang nói đến lấy nét nhanh chậm, ông lại đưa độ chính xác lấy nét vào đây mà so, vậy là biết kỹ thuật đến mức nào rồi. Thôi tôi out, ko tranh luận nữa ko có lại bị "kéo" xuống trình độ của ông :v
@ViTieuBao86 đù, từ đầu bài đền giờ ko đẻ đc 1 chữ kỹ thuật mà bày đặt phán cho hay vào 😆. Chất lượng của focus nằm ở độ chính xác và tốc độ, công nghệ hiện tại bắt buộc phải đánh đổi mất cái này đc cái kia, hoặc chịu mất tất để ăn khách ở level entry ko đòi hỏi cao và phải cân bằng ở các dòng pro. thôi chịu khó học trên mạng coi nó chỉ cái hệ thống điểm focus nó nằm ở đâu trên cái cảm biến và con chip lấy nét nó nằm ở đâu trong cái body (để xử lý các dữ liệu từ điểm lấy nét và phân tích chủ thể) để sau này khỏi tự suy diễn ra ba cái logic vớ vẫn kéo chất lượng diễn đàn xuống nha bạn 😃

Nếu có thái độ cầu tiến thì sau những "bài học" mà mình cho bạn thì bạn đã lên 1 level mới rồi. Chứ giấu dốt hoài như thế thì cuộc chơi về máy ảnh của bạn chỉ dừng ở level này 😃. Socrate nói: khi người ta biết mình ngu tức là đã thông minh lên rồi. Bạn cứ yên tâm tất cả những điều mình chia sẻ cho bạn đều là những thứ đã đúc kết sau hơn 10 năm mình loanh quanh các diễn đàn về nhiếp ảnh để chơi. Đó là vì sao bài post của mình đa phần là dài và có nói lên nhiều kỹ thuật, công nghệ cũng như về thị trường 😃 bạn xem lại mấy bài post của bạn rồi sẽ thấy sự khác biệt về trình đôn lẫn chất lượng. 😃)

Thôi, chúc vui với nhiếp ảnh với thái độ giấu dốt 😃. Bên đây còn ít người chịu "dạy" bạn về kỹ thuật chứ ở chỗ khác đã bị chửi tơi bời và tự ái đến xoá nick rồi ;)
Vẫn đang chờ xem Nikon sẽ ra dàn ống kính mới hay sử dụng ngàm sẵn trên thân máy như tụi Sigma foevon đã làm. Nhưng nếu ngàm trên thân máy thì cũng hi vọng thiết kế đẹp một chút, chứ như body Sigma thì xấu quá. Mong mỏi là đẹp như Df.
Flazh
ĐẠI BÀNG
6 năm
hóng ra
Làm thêm quay siêu chậm nữa thì sướng.
Nikon nói ngàm mới sẽ tương thích ngược với cả ngàm F hiện tại mà ko cần thông qua ngàm chuyển (?!)
Nhưng không thấy nói về việc ngàm F có tương thích trực tiếp với ngàm mới hay ko
hy vọng nhất là giá chỉ tầm loanh quanh $1.5K thì thơm 😔
Hi vọng body & lens kích thước hợp lý & cân đối.
Nhìn hình cứ tưởng con chó
Bên Sony nó bảo rồi, cho dù Nikon là lens f 0.95 thì cũng chỉ để che lấp sự thiếu hụt lens cho hệ thống mới của họ. Còn ngàm thì nó cũng ko thể hỗ trợ lấy nét nhanh như native được. Nikon sẽ mất 1 thời gian để đuổi kịp với các đối thủ MRL trong việc lấp khoảng trống các range của lens Z của mình.

Ngoài ra chơi ngàm thì Sony nó trùm , các hãng 3 sx các loại ngàm cho nó rồi để af cho lens Canon, Nikon, Contax, còn có cả ngàm Techart biến lens MF thành AF luôn. Với sự đóng của Nikon và hệ thống lens AF đa số bằng cơ học thay vì điện tử của Nikon cũng sẽ ko hỗ trợ tốt cho việc sử dụng ngàm, và cũng ko khiến các hãng thứ 3 mặn mà làm ngàm cho Nikon MRL.
Hệ thống lens Z chắc chắn là điện tử giống Canon, Sony rồi. Coi như kế hoạch xài ngàm cho lens G chỉ là cho có để níu kéo fan.
Lens hạn chế khi mới ra mắt thì nên order các hãng làm 1 mớ ngàm từ các hãng khác sang dc rồi. Sony dc 1 cái lợi là xài dc mọi lens mọi hãng nên mới dễ phát triển trong giai đoạn đầu. Bản thân từ nikon qua sony cũng là vì dàn lens voight của leica thôi mãi sau này mới có bản ngàm e
hi vọng là nikon nghiêm túc để cuộc chiến mrl thêm phần thú vị, lúc đó canon cũng sẽ nghiêm túc hơn rồi cuối cùng sản phẩm ngon sẽ dành cho người tiêu dùng.
sao không chơi body nikon mà lắp được luôn ống kính của sony đỡ mất công làm ống kính.
hcoi !
TÍCH CỰC
6 năm
Body MRL FF chắc giống na ná như Df...
Dùng chung ngàm f có chống rung trên body thì tuyệt con mạ nó vời
không thấy nói về việc ngàm F có tương thích trực tiếp với ngàm mới hay ko
@nguyễn tuân90 Đọc mấy bài mới đi bạn. Bài này cũ rồi.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019