Lần đầu tiên mình trải nghiệm MSI GE73VR Raider là hồi Computex 2017 vào tháng 6, lúc ấy đối với mình đây chỉ là đơn thuần là một chiếc laptop dòng GE thế hệ mới được thay đổi đôi chút về thiết kế và bổ sung vài tính năng mới vui vẻ hơn. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng thực tế thì mình nhận ra rằng nó đánh dấu sự thay đổi tư duy sản phẩm của MSI, và đồng thời là đại diện cho cách mà các laptop chơi game truyền thống tồn tại trong bối cảnh những sản phẩm Max-Q mỏng nhẹ xuất hiện ngày càng nhiều.
Thông số kỹ thuật:
- CPU: Intel® Core™ i7-7700HQ (2.8GHz đến 3.8GHz, 4Cores, 8Threads, 6MB cache, FSB 8GT/s)
- RAM: 16GB DDR4 Bus 2400 MHz (1x16GB), 2 khe, tối đa 32 GB
- Ổ cứng: 256GB SSD M2 PCIe3x4 (Super Raid 4) + 1TB HDD 7200rpm
- GPU: NVIDIA GeForce® GTX 1070 8GB GDDR5 + Intel® HD Graphics 630
- Màn hình 17.3 FHD (1920*1080), 120Hz, 94% NTSC, chống chói
- Kết nối: Killer N1435 Combo (2*2 a/c) + BT4.1 M.2 type
- Bàn phím: SteelSeries RGB
- Tản nhiệt Cooler Boost 5 (2 Quạt + 7 Ống dẫn nhiệt + 4 Ống xả)
- Cổng kết nối: USB-C 3.1 Gen2, USB-A 3.0, Ethernet, SD (XC/HC), HDMI (4K @ 60Hz), Mini-DisplayPort
- Trọng lượng: 2.8 Kg
- Pin: 6 Cell 51 Whr
- Hệ điều hành: FreeDos
- Giá: 53.990.000 đồng
Cấu hình ngang GT73VR
Giá cao nhưng vẫn hợp lý
Thông thường thì một bài đánh giá laptop sẽ khởi đầu bằng thiết kế, tuy nhiên đối với GE73VR Raider (mình sẽ gọi tắt là Raider) chúng ta nên bắt đầu từ cấu hình của nó. CPU Core i7-7700HQ, 16 GB RAM, GTX 1070, 256 GB SSD NVMe, 1 TB HDD là cấu hình mà trước đây bạn sẽ phải lên GT73 thì mới có được. Xét việc GT73 cấu hình tương đương hiện nay vẫn còn đang bán với mức giá trên dưới 60 triệu, con số 54 triệu đề xuất của MSI cho Raider bỗng chốc trở nên hợp lý hơn bao giờ hết. Dĩ nhiên series GT73 thì vẫn có ưu thế về build cũng như tận dụng hệ thống tản nhiệt Cooler Boost Titan nên hoạt động mát mẻ hơn nhiều, cũng như có tuỳ chọn lên GTX 1080. Giá cao nhưng vẫn hợp lý
Không phải chỉ có những laptop Max-Q mới trở nên mỏng nhẹ và mạnh mẽ, các laptop truyền thống cũng đang mạnh mẽ và mỏng nhẹ hơn bao giờ hết. Để có được cấu hình như Raider, trước đây bạn sẽ phải lựa chọn dòng GT với kích thước lớn và trọng lượng lên đến gần 5 kg. Giờ đây GE sở hữu sức mạnh tương đương nhưng trọng lượng chỉ vào khoảng 2,8 kg và nhỏ gọn hơn nhiều. Có thể nó không đột phá như Max-Q, tuy nhiên không thể phủ nhận là laptop chơi game truyền thống cũng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ để theo kịp thời đại. Đối với laptop chơi game thì hiệu năng vẫn là yếu tố mang tính quyết định, và càng nhiều hiệu năng trong một thân hình nhỏ gọn luôn là điều tốt.
Thiết kế thể thao
Bàn phím RGB, màn hình FullHD 120 Hz
Sau khi giải đáp câu hỏi lớn nhất là vì sao giá lại đắt của Raider, chúng ta quay trở lại với thiết kế của chiếc laptop này. Kiểu dáng đẹp hay xấu luôn là cảm nhận chủ quan của mỗi người, và phong cách thiết kế tối giản của MSI cũng đã chia rẻ cộng đồng game thủ nhiều năm qua. Đối với mình sự đơn giản trong ngôn ngữ thiết kế của series GE là một điểm cộng, bởi nó tạo cảm giác lịch lãm nhưng không quá hầm hố gây quá nhiều sự chú ý của người xung quanh. Raider vẫn dựa trên ngôn ngữ thiết kế đó, nhưng theo hướng thể thao hơn.Bàn phím RGB, màn hình FullHD 120 Hz
Quảng cáo
Bên cạnh cấu hình, nâng cấp đáng tiền nhất của Raider chính là bộ bàn phím chiclet full LED RGB do Steel Series phát triển nhìn rất đẹp, ấn tượng hơn nhiều so với kiểu đèn theo vùng trước đây. Đèn LED này sử dụng công nghệ Silver Lining, nói một cách đơn giản sử dụng toàn bộ keycap như một miếng tản sáng giúp ánh sáng phát ra dịu hơn. Điều thú vị là độ sáng ở viền cao hơn trên mặt phím. Bạn có thể điều chỉnh màu sắc cũng như kiểu chớp đèn bằng ứng dụng MSI Dragon Center, lưu thành profile và chuyển đổi nhanh bằng nút SteelSeries.
Quảng cáo
Chúng ta vẫn có đầy đủ các cổng ăn chơi, từ USB 3.0, USB-C, HDMI, jack tai nghe cho đến khe cắm thẻ nhớ. Năm nay còn độc hơn nữa là cổng USB tích hợp luôn đèn, giúp bạn dễ dàng gắn những thiết bị ngoại vi như bản phím/chuột/ổ cứng trong môi truờng tối. Nếu bạn để ý thì cả cạnh phải/trái và phía sau đều có khe thoát nhiệt. Bình thường thì nhiệt sẽ thoát ra ở khe bên trái, tuy nhiên khi kích Turbo lên thì sẽ xả khí nóng ra cả 3 hướng. Có một điểm hay là so với khí nóng xả ra từ khe bên trái và phía sau, khí ở khe bên phải theo mình thấy có nhiệt độ không quá cao nên ít gây khó chịu khi bạn dùng chuột.
Hiệu năng ấn tượng
Tản nhiệt hiệu quả nhưng hơi ồn
Nhiệt độ chưa kích hoạt Cooler Boost (trái) và đã kích hoạt Cooler Boost (phải) đối với trò Rise of The Tomb Raider
Thiết kế tản nhiệt Cooler Boost là thiết kế bất đối xứng, ưu tiên làm mát cho GPU hơn CPU. Và đối với laptop chơi game, đây là quyết định hoàn toàn chính xác. Trong các game mà mình thử nghiệm, không có bất kỳ game nào tận dụng được hết 100% CPU trong khi GPU luôn bị vắt kiệt hết công suất. Lấy trường hợp nhiệt độ cao nhất là ở trò Rise of The Tomb Raider, nhiệt độ CPU vào khoảng 80 độ và nhiệt độ GPU là 70 độ khi kích hoạt chế độ Boost, còn tắt đi thì nhiệt độ tăng từ 3-5 độ. Nhìn chung đây không phải là chỉ số xuất sắc nhưng nó hoàn toàn có thể chấp nhận được. Do tản nhiệt của Raider là kết nối chung cả GPU và CPU, một số những trò không đòi hỏi CPU quá cao thì nhiệt độ của GPU thậm chí hạ xuống 6x là bình thường. Bạn cần nhớ rằng trước đây chúng ta cần những dòng laptop to lớn như GT73 với tản nhiệt khủng và trọng lượng lên đến gần 5 kg mới chịu nổi nhiệt của GTX 1070; giờ đây Raider gọn gàng hơn rất nhiều và trọng lượng chỉ 2,8 kg vẫn làm được điều tương tự.
Trong quá trình hoạt động thì Raider hoàn toàn không bị hiện tượng bóp hiệu năng do nhiệt độ cao. Có lẽ là do nhiệt lượng của GTX 1070 toả ra nhiều, năm nay MSI đã áp dụng kiểm soát GPU bằng điện năng (Power Limit) thay vì đặt V-Core (Voltage Limit) và cho xung nhịp tuỳ biến tự do như những dòng cũ. Về cơ bản thì điều này không ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng tổng thể, vì đôi lúc mình thấy máy vẫn chạm cả Power Limit và Voltage Limit. Tuy nhiên ở một số trường hợp nhất định thì kiểu kiểm soát bằng V-Core truyền thống của dòng GT73 sẽ đem lại hiệu năng tốt hơn so với Raider.
Kết luận
Tóm tắt ưu nhược điểm của MSI GE73VR Raider
Ưu điểm:
- Thiết kế mới thể thao hơn
- Vỏ kim loại
- Card GTX 1070
- Mạnh tương đương với GT series
- Gọn gàng so với laptop chơi game truyền thống
- Bàn phím RGB
- Màn hình 17,3 inch FullHD 120Hz
- Nhiệt độ chấp nhận được (so với hiệu năng)
- Loa âm lượng lớn
- Vỏ dễ bám vân tay
- Tốc độ đáp ứng màn hình là 5 ms chứ không phải 3 ms như GE63VR Raider
- Quạt chạy ở tốc độ tối đa rất ồn
- Giá cao hơn nhiều so với thế hệ trước
Bộ ảnh MSI GE73VR Raider