Đây là tấm bản đồ thế giới với tỷ lệ kích thước chính xác nhất tính tới hiện tại

ND Minh Đức
8/11/2016 3:0Phản hồi: 77
Đây là tấm bản đồ thế giới với tỷ lệ kích thước chính xác nhất tính tới hiện tại
Với tấm bản đồ thế giới phiên bản mới, chúng ta sẽ được quan sát các lục địa trên thế giới với tỷ lệ gần với thực tế nhất, không còn tình trạng Bắc Mỹ bị phình to ra lớn hơn cả Châu Phi, Greenland không còn bằng cả Trung Quốc hay Nga không còn là "gấu mẹ vĩ đại" về kích thước nữa. Tấm bản đồ mới được đánh giá là một cuộc cách mạng, hứa hẹn sẽ được áp dụng rộng rãi thay cho những tấm bản đồ dựa trên phép chiếu chiếu Mercator vốn được dùng trước đây.

Phát triển bởi nghệ sĩ, kiến trúc sư người Nhật Hajime Narukawa, tấm bản đồ thế giới phiên bản mới mang tên AuthaGraph đã giành được nhiều giải thưởng về thiết kế, bao gồm cả giải thưởng danh giá Good Design Award. Kỳ thực thoạt nhìn, tấm bản đồ thế giới mới của Hajime trông hơi quái do các lục địa không còn được bố trí "thẳng lối" như phiên bản mà chúng ta hay nhìn mà thay vào đó, châu Á và Bắc Mỹ nằm sít lại gần nhau trên một đường cong. Tuy nhiên, đây mới chính là tấm bản đồ đúng tỷ lệ nhất so với thực tế.

ban_do_the_gioi_Tinhte_1.jpg
Trái Đất chúng ta hình cầu, bởi thế nên việc lập nên một tấm bản đồ phẳng thể hiện được mọi thứ một cách chính xác là việc làm cực kỳ khó khăn. Cho tới hiện tại thì phần lớn những tấm bản đồ thế giới mà cô giáo dạy Địa dạy bạn học, dán trên tường nhà bạn hay in trong Atlas,... có 99,99% là được vẽ theo phép chiếu Mercator. Phép chiếu bản đồ này được trình bày lần đầu tiên bởi nhà địa lý người Bỉ Gerardus Mercator vào năm 1569.

ban_do_the_gioi_Tinhte_5.jpeg
Bản đồ thế giới "truyền thống"

Cách làm của phép chiếu này không gì hơn là đưa tất cả các quốc gia trên quả địa cầu thể hiện trên một tờ giấy 2 chiều. Mặc dù đây được cho là tấm bản đồ ưu việt tính tới hiện tại nhưng nó có một nhược điểm rất lớn là những vùng ở càng gần cực thì kích thước trên bản đồ càng to hơn kích thước thật. Thí dụ như đảo Greenland trên bản đồ trông gần bằng như châu Phi trong khi trên thực tế, châu Phi lớn gấp 14 lần.

ban_do_the_gioi_Tinhte_2.jpg
Tuy nhiên, nghịch lý đó sẽ được giải quyết bởi tấm bản đồ AuthaGraph. Bằng cách chia quả địa cầu ra thành 96 phần bằng nhau, sau đó chuyển các phần này từ hình cầu sang hình tứ diện trước khi chuyển thành dạng phẳng của tấm bản đồ 2D. Với cách làm này, Narukawa đã giảm được sự sai khác về tỷ lệ giữa kích thước thật với kích thước trên bản đồ.

ban_do_the_gioi_Tinhte_3.jpg
Ông cho biết: "Cách làm này có thể chuyển một bề mặt cầu thành một tấm bản đồ hình chữ nhật trong khi vẫn giữ lại được tỷ lệ giữa các khu vực. AuthaGraph cũng diễn tả chính xác tất cả các đại dương và lục địa, bao gồm cả khu vực Nam Cực, cung cấp một cái nhìn cực kỳ chính xác về hành tinh của chúng ta."

ban_do_the_gioi_Tinhte_4.jpg
Tất nhiên, mặc dù sai lệch về tỷ lệ có thể được giảm thiểu nhưng AuthaGraph cũng không phải là hoàn hảo bởi không thể định hướng được theo kiểu bên trên là hướng bắc như bản đồ cũ. Narukawa cho biết: "Tấm bản đồ này vẫn cần phải được cải thiện ở những phiên bản tới bằng ách chia thành nhiều phần hơn nữa nhằm tăng cường độ chính xác tới mức tạo nên một tấm bản đồ đúng với thực tế nhất." Hiện tấm bản đồ này đang được bán trên trang chủ của dự án AuthaGraph, nếu mua một tấm, bạn sẽ có thể gấp giấy bảng đồ phẳng thành hình dạng tứ diện hoặc hình cầu ban đầu.

Mình tìm được file mẫu của tấm bản đồ, mời anh em tải về xem thử. Đây là bản to, in ra được và cũng có thể gấp lại thành dạng khối tứ diện giống như bản đầy đủ.
Tham khảo Gmark
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

đang quen nhìn bản đồ ttuyền thống nhìn bản đồ này thấy quái thật
Cảm ơn bạn
Mình chẳng hiểu Tinh tế thiết kế giao diện mới theo một triết lý gì, nó như một phiên bản lỗi 😃
@hainguyenhong Phiên bản này lỗi nhưng đến phiên bản sau bạn sẽ thấy 1 cuộc cách mạng :v
ubuntulover
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hainguyenhong Hồi còn giao diện cũ thì hay vào thường xuyên, vì làm việc nhiều trên laptop, giờ với cái giao diện này thì lâu lâu mới vào tt và chủ yếu bằng điện thoại 😁
@hainguyenhong 1 giao diện duy nhất cho cả PC tablet smartphone
nicker
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hainguyenhong Cập nhật xu hướng phẳng thôi bạn, dễ nhìn, dễ đọc, rất tốt cho mắt dần bạn sẽ quen.
Ẻm chỉ cố zoom lại để coi HS vs TS mau cam hay là màu xanh, có ai giông em không
pandacake
TÍCH CỰC
8 năm
Trông như Mỹ và Nga đang hôn nhau ấy 😆
Nhìn bản củ quen mắt mất rồi
Police01267
ĐẠI BÀNG
8 năm
Việt nam màu xanh lá hành hôhô😁:p
Xài bản đồ hình cầu cho nó chính xác
Bt dùng bản đồ phẳng. Cần chính xác hơn thì dùng quả địa cầu. Chứ tấm bản đồ kia trông hơi dị.
Sao thấy Việt Nam dẹp bép dài nhằn vậy
hay quá
Đúng tỉ lệ kích thước so với thực tế nhưng vị trí trương đối giữa các lục địa, đại duơng lại sai khác rất nhiều khi so sánh với quả địa cầu.
Cách này có vẻ hài hoà hơn.
world.jpg
@eaglet_no1 cái này khác nào bản đồ truyền thống nhưng đc làm cong cong hơn 1 xíu đâu, vẫn có sự sai lệch về tỉ lệ. Nói chung bản đồ phẳng chỉ để tham khảo, muốn chuẩn xác cứ chơi quả địa cầu
@eaglet_no1 Quan trọng là "cách xem bản đồ".
Gấp lại thành hình tứ diện rồi mới xem nhá.
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@eaglet_no1 Mình nhớ trong sách sư phạm địa thì hình như đây là một phép chiếu giả trụ đạt được sự cân bằng giữa 3 sai số: hình dạng, diện tích và khoảng cách. https://en.wikipedia.org/wiki/Kavrayskiy_VII_projection
@nvkhoi123 Mình nghĩ chính xác hơn là khi người ta cắt cứ mỗi 15 (hoặc 30) kinh tuyến thành 1 hình bầu dục, sau đó ghép sát các mảnh này với nhau (lấy xích đạo làm trục ngang, các mảnh nối tiếp nhau). Như vây sẽ đạt đc độ chính xác cao. Tuy nhiên nhìn không vào mắt tí nào. Vậy nên phương án tối ưu chính là hài hòa các yếu tố sai số vừa phải, dễ nhìn dễ hiểu...
jxlangtucr
ĐẠI BÀNG
8 năm
@eaglet_no1 ko những vậy đường vĩ tuyến ko thẳng. xích đạo như đường ziczac
Nhìn nó hơi lạ mắt :p
Cứ nhìn quả địa cầu là chắc nhất...gì cũng 360 gì cũng màn cong...vậy tại sao phải làm phẳng nó đi để dẫn đến sai lệch😃
@kungfu9999 Không phẳng thì lấy gì mà in lên giấy hả thím?
hadang87
ĐẠI BÀNG
8 năm
@kungfu9999 Hỏi rồi bạn có tự trả lời được ko bạn? Quái lạ? Người ta làm phẳng là có mục đích, chẳng lẻ đi đâu a mang theo cái quả địa cầu àh? Rồi đo đạt độ dài giữa 2 điểm lại phải dùng dụng cụ đặc biệt? Trong khi cái này lấy thước ra đo! Sai số thì trong mức cho phép là ổn.
@kungfu9999 Bạn có đem dc quà địa cầu theo người suốt ngày ko? Bạn có ngĩ khi xem trên mặt phẳng sẽ dễ hơn không ? Bạn có biết sui nghĩ của các nhà địa lý khoa học cách bạn bao nhiêu năm phát triển không ?
Trứng khôn hơn vịt ! Cái gì cũng có lý do của nó đừng vội nghĩ mình khôn hơn người khác !!
IdolPC
TÍCH CỰC
8 năm
Bản đồ nào thì VN cũng phải có hình chữ S, có đủ HSa, TSa là được...😁
@minhcuongpro1234 chưa biết bao nhiêu hòn đảo bị tàu nó chiếm, nhưng phát biểu của bạn thì hèn lắm, kiểu a quy.
@www.NgonSachRe.com Chưa biết thì ra khỏi giếng đi bạn rồi biết rồi chê người khác hèn nhé.
giờ tin tức trên tinhte chậm cập nhật quá, cái tin này mình đọc khoảng 1 tuần trước rồi
In dc A3 thôi

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019