Dùng thủy tinh kim loại để luyện kim với tốc độ nhanh như chớp

TDNC
18/5/2011 12:58Phản hồi: 35
Dùng thủy tinh kim loại để luyện kim với tốc độ nhanh như chớp
[​IMG]
Hình ảnh thanh thủy kim trước khi bị nung chảy (hình trái), sau khi bị nung chảy (giữa) và sau khi được giọt giũa bỏ đi các phần dư thừa (phải).

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến một loại vật liệu vừa cứng như thủy tinh lại vừa có thể bẻ cong như thép mà không bị vỡ thành nhiều mảnh. Vật liệu đó có tên là thủy tinh kim loại (Metallic Glass, mình tạm gọi là "thủy kim" cho gọn). Đúng như tên gọi của nó, đây là loại vật liệu được cấu thành từ kim loại và một cấu trúc nguyên tử hỗn độn của thủy tinh. Loại vật liệu này được phát minh bởi nhóm các nhà nghiên cứu của học viện công nghệ California Institute of Technology (Caltech). Có khá nhiều loại thủy kim khác nhau và người ta đã có thể sản xuất hàng loạt loại vật liệu này từ những năm 1990, nhưng vì mắc phải nhiều hạn chế trong khâu sản xuất nên nó đã không được sử dụng rộng rãi. May thay, nhóm Caltech đã tạo ra một quá trình sản xuất mới cho phép tạo hình thủy kim nhanh chóng và dễ dàng giống như đang làm với nhựa dẻo.

Trước khi tạo hình, người ta dùng một phương pháp thông thường nhất đó là nấu chảy nó. Ở nhiệt độ 1.000 độ C, thủy kim bắt đầu tan chảy, nhiệt độ này cách khá xa mốc "đông lạnh" của thủy kim là 500-600 độ C, nếu nhiệt độ xuống dưới mức này, thủy kim sẽ bị đông cứng lại. Sau đó người ta rót thủy kim lỏng này vào những chiếc khung bằng kim loại để định hình chúng và chờ cho chúng đông cứng lại, trở về trạng thái rắn như ban đầu. Tuy nhiên, do các khung tạo hình thông thường chỉ chịu được sức nóng tối đa là 600 độ C, không thể chịu đựng liên tục trước cái nóng 1.000 độ của thủy kim dạng lỏng nên buộc lòng người ta phải thay thế khung liên tục. Một vấn đề nữa đó là thủy kim lỏng lại quá lỏng nên trong quá trình rót, nó dễ bắn tung tóe, vì vậy sau khi tạo hình, thiết bị có thể bị khiếm khuyết một vài chỗ trong thiết kế.

Để giải quyết tình trạng trên, Caltech phải dùng đến một quá trình gọi là nung thuần trở (Ohmic Heating), tạo ra một xung điện nó năng lượng hơn 1.000 Jun trong vòng 1/1000 giây (tương đương khoảng 1 MegaWatt) lên một thanh thủy kim kích thước 20 x 4mm. Quá trình này cũng làm nóng chảy thủy kim được nhưng chỉ ở nhiệt độ khoảng 550 độ C trong khoảng 0,5/1000 giây, đủ để nó tan chảy nhưng vẫn ở rất gần trạng thái đông cứng, hạn chế được vấn đề thủy kim lỏng bị bắn tung tóe. Lập tức ngay sau đó nó sẽ được rót vào khung định hình và nguội lại. Toàn bộ quá trình định hình thủy kim diễn ra trong vòng chưa đến 40/1000 giây, một tốc độ nhanh như chớp.

Công nghệ trên được gọi là Rapid Discharge Forming (tạm dịch là phương pháp tạo hình tốc xả). Nó đã được cấp bằng sáng chế và đang được thương mại hóa bởi một công ty thành lập từ nhóm Caltech trên có tên Glassimetal Technology.

Theo Gizmag
35 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

đọc bài này lại nhớ đến Vàng ở Việt Nam đang bị pha tạp chất. Khoa học phát triển quá làm những người có tiền cũng chẳng biết đâu mà lần.
Đâu có liên quan gì đâu bác!😁hehe

Thủy tinh mình học được là nung 1450 độ C mà ta!:Dhe
quangtung79
ĐẠI BÀNG
13 năm
Nhiệt độ nóng chảy mà bác nêu lấy từ sách nào vậy? 1450 độ là con số rất lớn thủy tinh thường theo mình nhớ khoảng dưới 600 độ thôi lâu rồi không tra cứu
thủy kim này nhìn có vẻ giòn như gang ấy không biết có dẻo như thép không
simhoang
ĐẠI BÀNG
13 năm
chảng hiểu nổi?
đã giòn rồi còn dẻo?
chắc bác này đang học cấp 2 hay là theo ngành kinh tế quá! học kỹ thuật mà nói thế này họ cười cho
Thông tin này cực kỳ bổ ích; nếu có được công nghệ này thì ngành chế tạo máy có lợi nhiều; Chủ Topic chưa đề cập đến các tính năng của loại thủy tinh kim loại này; có thông tin pót lên nhé. Thanks
RHINO_BOY
TÍCH CỰC
13 năm
nhiệt độ nong chảy thấp thế nhỉ?
Mình làm nghề luyện kim nên có 1 số góp ý nhỏ, trúng thì trúng không trúng thì trượt hiiiiiii
"Metallic Glass" có thể gọi là: Thép thủy tinh
"đây là loại vật liệu được cấu thành từ kim loại và một cấu trúc nguyên tử hỗn độn của thủy tinh" nên dịch là: ".... giống thủy tinh."
"mốc "đông lạnh"" nên dịch là "điểm đông rắn" hay "điểm đông"
"Sau đó người ta rót thủy kim lỏng này vào những chiếc khung bằng kim loại để định hình chúng" nên dịch là: "... những chiếc khuôn kim loại ..."
"một thanh thủy kim kích thước 20 x 4mm" thì không có nghĩa, có thể là F4x20 ....?
Bài viết rất hữu ích ==> thank nhìu :smoke:
oldfriend
TÍCH CỰC
13 năm
ước gì có video minh họa để coi cho nó "sướng mắt" quá trình này
pisa
TÍCH CỰC
13 năm
Chắc phải quay chậm lắm mới thấy được, nhanh hơn cả đạn bắn nhiều lần. Hơn nữa liệu có chĩa ống kính vào quy trình của nó được hay không, hệ thống coi vậy mà phức tạp đấy.
theo như mình học vật lý thì điểm đông rắn và điểm nóng chảy là 1 chứ :|
ko hỉu bài này nói về cái j :| đọc đâu có thấy liên can j đến tiêu đề?
Má ui, quá đỉnh :cloud9:
Chỉ có vật liệu có mạng tinh thể thì mới có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau. Vật liệu vô định hình nói chung và thủy tinh nói riêng không có điểm nóng chảy cố định, chúng chuyển trạng thái trên một dải nhiệt độ rất rộng.
Cái này hay, nhưng phù hợp nhất là các bạn thiên về cơ khí 😃
Video nè các bác
dùng cái này chế tạo vỏ điện thoại thì đẹp và bền pải bik
tonglao06
ĐẠI BÀNG
13 năm
Phải xem khối lượng như thế nào đã. Chuẩn thì làm vỏ đt vừa bền vừa đẹp. Nhất là IP4
ongdogia
ĐẠI BÀNG
13 năm
thủy kim có bị gỉ ko nhỉ ^^
minhntt82
ĐẠI BÀNG
13 năm
Thanks chủ topic nhiều nhưng không hiểu kỹ thuật vì là dân tài chính 😃 Chỉ quan tâm là vật liệu này có đắt không thôi!
bmw_125i
TÍCH CỰC
13 năm
Đọc hết đoạn nè có được xem là kiên nhẫn :p
Sinh viên kĩ thuật mà đọc xong cũng nổ đom đóm mắt 😔
ducanh77
ĐẠI BÀNG
13 năm
loại vật liệu này sẽ ứng dụng làm gì vậy ta....?
Bài này không nói về một loại vật liệu mới, mà nói về một phương pháp mới rẻ tiền để gia công "thép thủy tinh". Loại vật liệu này đã có từ lâu rồi nhưng chưa có phương pháp gia công kinh tế nên chưa có ứng dụng nhiều.
junoxien
TÍCH CỰC
13 năm
Cái này đáng quan tâm thật sự luôn 😁
K biết các đặc tính vật lý của nó ntn :D
Nếu có cả ưu điểm của thủy tinh lẫn kim loại thì có lẽ nó là nguyên liệu chính trong tương lai :D
Ozav
ĐẠI BÀNG
13 năm
Em không biết cứng như thủy tinh là cứng thế nào nhỉ ? KO mường tượng được !
Đọc là hiểu nè bác
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thang_độ_cứng_Mohs

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019