[Infographic động] Điện hoạt động như thế nào?

ND Minh Đức
20/8/2016 14:13Phản hồi: 168
[Infographic động] Điện hoạt động như thế nào?
Điện đã quá quen thuộc với cuộc sống hiện đại của chúng ta và hồi nhỏ ai đi học cũng đều biết được nguồn gốc hình thành cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản của điện. Nhiều bài viết đã nói về điện, về câu hỏi sự khác biệt giữa điện 110-220V hoặc các loại ổ cắm điện trên thế giới (hoặc ở đây), bây giờ mời xem infographic động bên dưới đây về câu hỏi "Điện hoạt động như thế nào?". Bằng những hình ảnh động hết sức trực quan và hiện đại, dễ hiểu, chúng ta sẽ hiểu hơn về cách hoạt động của thứ quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày.

infographic_dien_Tinhte_2.gif
Tham khảo SE
168 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đức Sói
ĐẠI BÀNG
8 năm
Chờ năng lượng sạch tại nhà giá rẻ
Giờ mới biết
Giải thích về Volt - hiệu điện thế và Ampere - cường độ dòng điện vậy mình nghĩ ko đúng. Hiệu điện thế là chênh lệch giữa hai cực, giống như thác nước thôi. Thác nước càng cao thì năng lượng của nước càng lớn thôi. Còn Cường độ dòng điện là lượng Electron đi qua 1 tiết diện, càng nhiều electron đi qua tiết diện thì Ampere càng lớn chứ electron di chuyển bên trong dây điện có tốc độ gần như là như nhau mà?
@sjmple Mod đâu có sai. Điện áp cao sẽ làm cho electron dịch chuyển nhanh hơn trong dây dẫn và dòng điên cũng lớn hơn mà bạn. Trong định nghĩa dòng điện cũng có tính đến cả yếu tố thời gian nhé bạn
@lezardvn Bạn nói hoàn toàn đúng..
@lezardvn Bạn này nói chính xác.
Cường độ dòng điện là số điện tích (electron) chảy qua một đơn vị diện tích trên một đơn vị thời gian, Hiệu điện thế là điện thế chênh lệch tại 2 điểm (Thường lấy điện thế tại điểm cần đo so với điện áp 0(ground)).
@lezardvn bác chắn cũng phải học vật lý giỏi k phải chuyên ngành điện mới tl đúng thế đc đặc biệt câu hiệu điện thế so sánh với thác nước
911273
ĐẠI BÀNG
8 năm
mình có 1 câu hỏi: 2 đoạn dây hoàn toàn giống hệt nhau, 1 sợi có dòng điện chạy qua, và 1 sợi không có dòng điện chạy qua. Vậy đoạn dây nào nặng hơn? Ai giải thích giúp mình được không
@jimmymouse Nhầm nhọt đầu tiên và lớn nhất của bạn là hạt electron không có khối lượng 😁
@911273 2 cọng dây nặng bằng nhau, vì dòng điện như là lòng electron 1 cục đi vào sẽ có 1 cục đi ra, dòng điện lớn, thì có nghĩa là nhiều cục vào thì có nhiều cục ra, hiểu đơn giản vậy là được, tốc độ thì tất cả đều bằng nhau và gần bằng tốc độ ánh sáng.
fvmjnhwt
ĐẠI BÀNG
8 năm
@ttt358 tốc độ của điện trường mới gần bằng tốc độ ánh sáng, chứ tốc độ của electron trong kim loại chỉ vài cm/s thôi nhé.
@911273 Đây đúng là một thảm hoạ của nhân loại, tại sao lại có người nghĩ ra cái câu hỏi ngớ ngẩn này nhỉ. lm gì có cái cân nào để mà cân đo hai sợi dây có điện & k^ có điện cái nào nặng hơn dc. BÓ TAY!!
Thích mấy bài viết khoa học kiểu vầy. Rất bổ ích. Mặc dù là 4rum công nghệ nhưng nên có nhiều bài như vầy giúp mình tiếp thu được nhiều kiến thức hơn là suốt ngày coi mấy sam fan & ifan cãi nhau ko hồi kết. Thank mod
Anh nào làm cái infograp này cũng tài thật, đẹp mà dễ hiểu !
@dualshock Dịch thôi
jimmymouse
ĐẠI BÀNG
8 năm
@McKan Theo tôi nhớ thì e đóng vai trò quan trọng cho lực liên kết giữa các nguyên tử. Khi dòng điện chạy theo dòng thì 1 cái e bay đi ngay lập tức có cái e khác thế chỗ từ cực - => cực +. Thời gian thế chỗ quá nhanh đủ để cấu trúc chưa bị phá vỡ đã ổn định lại rồi. Nói dễ hiểu như cái then cửa. Bạn cài cửa = 1 cái que sắt thẳng đuột. Bạn rút nhanh nó ra xong cái cửa chưa kịp dịch chuyển ra xa tường(mở ra) bạn đã đút cái then khác vào. Vậy là cái cửa lại đc giữ lại ở trạng thái đóng. Cứ như vậy tiếp diễn lần lượt từng cái chốt "e" bị rút ra rồi đưa vào và cánh cửa vẫn đóng chứ ko bị mở ra tượng trung cho kết cấu dây dẫn ko bị phá vỡ biến dạng.
Ps: thực ra e di chuyển có làm kết cấu dây dẫn thay đổi, cơ mà nó quá nhỏ để nhận biết. Ở cấp độ nguyên tử thì tính đến nay, các lý thuyết đa phần vẫn là phỏng đoán và kiểm chứng lại mà. Chứ có quan sát đc đâu.
@McKan Các phân tử không đứng sát nhau và cách nhau một khoảng không gian trống. Các e nhỏ hơn nguyên tử rất nhiều và có thể di chuyển dễ dàng qua các khoảng trống đó nên nó không gây phá vỡ cấu trúc. Giống như nước chảy qua tấm lọc vậy.
@McKan các electron di chuyển nhảy bước qua các proton chứ không phải nó đi mất mờ đó là sự thay thé liên tục điều này cũng nói lên đặc tính dẫn điện của dây dẫn , còn các proton không di chuyển hay thay đổi thì liên quan gì tới cấu trúc phân tử hay phá vỡ hình dạng đâu ! mình cùng quan điểm với mấy bạn trên là khái niệm A V chưa thỏa đáng và hẹ quả là khái niệm ohm cũng mông lung !
NuMaKa
ĐẠI BÀNG
8 năm
Giải thích còn dễ hiểu hơn bà cô Vật lý hồi ấy của mình
ai giải thích thêm cho em với
nếu theo như bài này điện tích âm là cố định không di chuyển nhỉ
@McKan vãi 😔
mackiller
TÍCH CỰC
8 năm
@McKan Bạn muốn xác định điện tích dương hay âm bạn phải có điểm điện tích gốc để so sánh. Không tự có cái gọi điện tích dương hay âm khi bạn chưa xác định được điện tích gốc.
@McKan cái đấy chr là quy ước để tình toán thôi
@SuCrop đâu phải đâu , khái niệm nó chỉ nói là "dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện" chứ nó đâu chỉ đích danh thằng E đâu !
Hay.
Lâu lắm mới thầy có 1 bài viết ra hồn, .
@LAMSAODAYH việt hóa
Các bạn học điện cho mình hỏi:

Ngày xưa học, sách nói quy ước dòng điện là chiều các điện tích dương, chạy từ dương sang âm. Nhưng dòng điện thực tế là dòng electron ngược chiều.

Tại sao không thay đổi chiều dòng điện lại cho đúng bản chất ?
@Mavericks89 Đã quy định từ lâu rồi và nó thành hệ thống nên không muốn đổi. Với lại nó áp dụng cho rất nhiều vấn đề khác trong điện học và từ học nên việc thay đổi này là không thể
nst810
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Mavericks89 Tại bài này phần định nghĩa bị thiếu/sai thôi bạn. Định nghĩa dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các "hạt mang điện". Nói rõ hơn thì electron chỉ là 1 loại hạt mang điện thôi, ngoài ra còn có các ion nữa. Dòng điện trong điện phân chất lỏng (dung dịch hay nóng chảy) thì các ion nó chạy về 2 hướng đấy, đám ion dương chạy về cực âm, đám ion âm chạy về cực dương.
mackiller
TÍCH CỰC
8 năm
Electron là những hạt điện tích tạo thế năng với tên gọi điện thế. Xác định thế năng đó bằng đơn vị Volt, còn cường độ dòng như có thể xem mức độ chuyển hóa thế năng đó. Còn điện trở xem như hình thức cản trở lại việc chuyển hóa thế năng đó.
@mackiller Cường độ dòng điện là lượng điện tích chạy qua một tiết diện trong 1 giây.

I = Q/t.
mackiller
TÍCH CỰC
8 năm
@Duong_Act Tính chất tôi nói trên mang khái niệm khái quát như cơ học để dễ hình dung bạn ơi.
Mình hỏi ngu phát, nếu electron chạy qua như vậy thì tấm như tấm pin năng lượng mặt trời nó chay mãi mà không hết nhỉ e nhi? :p
@trieuniemvui Mình nghĩ tấm pin nó có tác dụng tạo ra hiệu điện thế. Giống như tạo điện bằng cách đốt một đầu dây và làm lạnh một đầu ấy (mình nhớ láng máng vậy thôi vì đọc lâu rồi nên cũng ko nhớ nữa)
jura
ĐẠI BÀNG
8 năm
cột điện đâu có "hạ thế" đâu ác min. nhầm hàng rồi. Cột điện nơi chia điện từ lưới hạ thế (sau máy biến thế của khu) vào nhà dân. ở HN thì công tơ treo ngoài cột, ở SG thì hình như trước nhà.
pu_pu_999
ĐẠI BÀNG
8 năm
@jura Ở Sài Gòn giờ người ta cũng treo ngoài trụ hết rồi bác ơi.
@jura mình cũng không hiểu cột điện nó hạ thế như thế nào?

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019