Trước đây các nhà nghiên cứu tại Case Western Reserve University đã tìm phát triển 1 cách mới giúp cải thiện tốc độ cũng như độ chính xác trong phát hiện các khối u bằng phương pháp MRI nhưng do giới hạn công nghệ nên vẫn chưa triển khai được. Giờ đây với sức mạnh của điện toán lượng tử cùng với sự giúp đỡ từ Microsoft mà công nghệ này đã có thể được thử nghiệm lâm sàng để đưa vào thực tế.
Công nghệ mà nhóm nghiên cứu muốn đưa vào thử nghiệm là MRF (magnetic resonance fingerprinting), đã được công bố trên tạp chí Nature vài năm về trước. Đây là công nghệ giúp tối ưu hóa các kết quả bởi nó dựa trên lý thuyết mỗi một tế bào đều có 1 "dấu vân tay" riêng và chúng đều có thể thu nhận được. Tuy nhiên chính bởi cái dấu vân tay này nên cần các máy cực mạnh để việc xử lý dữ liệu, bởi mỗi một bệnh nhân lại có 1 dạng "vân tay" khác nhau, và nhờ vào điện toán lượng tử mà giờ việc xử lý dữ liệu này đã có thể rút ngắn thời gian rất nhiều.
Theo thông cáo của Microsoft thì hãng sẽ giúp tối ưu hóa các chuỗi xung bằng cách ánh xạ các số liệu thành một dạng phù hợp cho các máy tính lượng tử và sau đó sử dụng thuật toán để tối ưu hóa và giúp kết quả khi đưa ra có thể chạy được trên các máy tính mà chúng ta đang sử dụng. Bằng cách tạo ra một chuỗi xung được tối ưu hóa, các nhà nghiên cứu tại CWRU sẽ có thể đưa ra giải pháp giúp cải thiện khả năng chẩn đoán của MRI. Điều này sẽ giúp bệnh nhân cũng như bác sỹ vừa tốn ít thời gian hơn mà lại có được kết quả nhanh và chính xác hơn. Khi quá trình quét hoàn tất, người cần xem kết quả sẽ sử dụng Microsoft HoloLens để xem kết quả theo dạng mô hình ba chiều 3D.
Công nghệ mà nhóm nghiên cứu muốn đưa vào thử nghiệm là MRF (magnetic resonance fingerprinting), đã được công bố trên tạp chí Nature vài năm về trước. Đây là công nghệ giúp tối ưu hóa các kết quả bởi nó dựa trên lý thuyết mỗi một tế bào đều có 1 "dấu vân tay" riêng và chúng đều có thể thu nhận được. Tuy nhiên chính bởi cái dấu vân tay này nên cần các máy cực mạnh để việc xử lý dữ liệu, bởi mỗi một bệnh nhân lại có 1 dạng "vân tay" khác nhau, và nhờ vào điện toán lượng tử mà giờ việc xử lý dữ liệu này đã có thể rút ngắn thời gian rất nhiều.
Theo thông cáo của Microsoft thì hãng sẽ giúp tối ưu hóa các chuỗi xung bằng cách ánh xạ các số liệu thành một dạng phù hợp cho các máy tính lượng tử và sau đó sử dụng thuật toán để tối ưu hóa và giúp kết quả khi đưa ra có thể chạy được trên các máy tính mà chúng ta đang sử dụng. Bằng cách tạo ra một chuỗi xung được tối ưu hóa, các nhà nghiên cứu tại CWRU sẽ có thể đưa ra giải pháp giúp cải thiện khả năng chẩn đoán của MRI. Điều này sẽ giúp bệnh nhân cũng như bác sỹ vừa tốn ít thời gian hơn mà lại có được kết quả nhanh và chính xác hơn. Khi quá trình quét hoàn tất, người cần xem kết quả sẽ sử dụng Microsoft HoloLens để xem kết quả theo dạng mô hình ba chiều 3D.