[Nghiên cứu] Tổ phụ của loài người sống cách đây khoảng 239.000 năm trước?

ND Minh Đức
26/3/2015 10:31Phản hồi: 48
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đây là 1 phát hiện về Di truyền học hơn là 1 phát hiện về lịch sử loài người. Với 1 nhà khảo cổ như mình thì cái này chẳng có gì lạ và bất ngờ cả!
Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:

  • Theo các nhà nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng chính, đó là: Đại chủng Âu (Caucasoid; Europoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam). Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines.
  • Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần hòa nhập với Đại chủng Á mà Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc. Cũng chính vì thế Chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á.
  • Thời kỳ sau đó, Chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một trăm (bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc bao gồm: Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc), Sơn Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt (cư trú tạiQuảng Đông, Trung Quốc), Âu Việt (cư trú tại Quảng Tây, Trung Quốc và vùng Việt Bắc Việt Nam), Lạc Việt (vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam),... sinh sống từ vùng nam sôngDương Tử cho đến Bắc bộ (Việt Nam). Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành Chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm (xem hình vẽ).
Việc xác định về mặt địa lý có thể hình dung như sau:

  • Địa bàn cư trú của người Bách Việt là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, đỉnh là Bắc trung bộ, Việt Nam (xem hình, tam giác màu đỏ).
  • Địa bàn cư trú của người Bách Việt và Nam Đảo là một tam giác mà đáy là sông Dương Tử, đỉnh là đồng bằng sông Mê kông, Việt Nam (xem hình, tam giác màu vàng).
  • Địa bàn cư trú của hậu duệ người Cổ Mã Lai, mà ngày nay là phần lớn các cư dân Đông Nam Á là một vùng rất rộng kéo dài từ Ấn Độ đến Philippines theo chiều tây đông, và từ sông Dương Tử xuống đến Indonesia theo chiều bắc nam.

Các bằng chứng địa chất và khảo cổ học[sửa | sửa mã nguồn]
Một trong các bằng chứng nổi bật nhất chứng minh các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có chung một nguồn gốc là việc các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Hòa Bình ở rải rác các nơi ở Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan,... Các nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng:

  • Có một nền văn minh Đông Nam Á cổ đại có mặt từ rất sớm, khoảng 15.000 trước Công nguyên. Nơi đây, con người biết trồng cây, làm đồ gốm, đúc đồng sớm nhất trên thế giới. Các vật dụng được khai quật ở tây bắc Thái Lan, miền bắc Việt Nam, Malaysia, Philippines, bắc Úc cho thấy họ biết làm những vật đó trước Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa mấy ngàn năm.
  • Nền văn minh Đông Nam Á không phải là hệ quả của việc du nhập từ các nền văn minh khác như Ấn Độ, Trung Hoa, Trung Đông mà ngược lại, văn minh từ Đông Nam Á lan tỏa đến các vùng khác như Trung Hoa 6.000 đến 7.000 năm trước Công nguyên: Văn hóa Long Sơn (Lungsan) và Văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao) đều là hệ quả của Văn hóa Hòa Bình.
Các dữ liệu mới chỉ tìm thấy cách đây vài chục năm như trên đã làm thay đổi cách suy nghĩ của các nhà khảo cổ học về sự tiến triển của các nền văn minh trên Trái Đất. Việc tìm thấy nền văn minh Đông Nam Á rất sớm đó có thể khẳng định các dân tộc ở vùng này là có liên hệ chủng tộc với nhau. Họ hoàn toàn không phải là hệ quả của các chủng tộc khác từ Trung Hoa tới.
@tuyen_kientruc2013 Hay thật. Bai này co chất lượng cao. Thanks.
blinkinkin
ĐẠI BÀNG
9 năm
Không liên quan lắm nhưng: Trước mình có xem một bộ phim về thời tiền sử, nhân vật chính là người tối cổ phiêu lưu đi tìm người em song sinh của mình, lấy được cô vợ thuộc giống người tiến hoá hơn một chút. Kết phim là hai vợ chồng lang thang du cư cùng 2 đứa con.

Không thể nhớ được tên phim là gì? Bạn nào biết thì nhắc mình với nhé. Xin cảm ơn!
Càng đọc những bài viết này mới thấy giáo dục ngày xưa thật nhỏ nhoi. Trước đi học cô giáo dạy là con người tiến hóa từ loài vượn cổ, nên chỉ hình dung con người ngày nay được tạo ra do một quần thể hay ít nất là một đàn vượn cổ sẽ cùng tiến hóa và rồi sinh sản và phát triển. Đọc bài viết này xong thì thấy luận điểm của ngày xưa được học bị sai rồi. Chỉ có một Eva và Adam :eek:
teddy.kiss
TÍCH CỰC
9 năm
Bài dịch này đọc kỳ kỳ, 1 số điểm có vẻ ko logic ko biết do dịch sai hay người dịch hiểu ko đúng ý của văn bản
riêng đoạn này thắc mắc nếu Adam co tuoi lon hơn Eve thi hoi xua loai người sinh sản và duy trì bằng cách nào??? (đẻ trứng giống Pocolo à?)
npbk8187
ĐẠI BÀNG
9 năm
@teddy.kiss Họ đã nghiên cứu tuổi của eva khoản 200.000
Chưa có kết luận chính xác tuổi của 2 cá thể này. Giống như giải phương trình vậy, ra cả đống nghiệm rồi xét xem cặp nghiệm nào hợp lí nhất...
Nghiên cứu của mình thì cho thấy tổ mẫu của loài người cũng sống ở khoảng thời gian đó.
ngochai1814
ĐẠI BÀNG
9 năm
Nghiên cứu mãi mà ra Adam bị FA thì mệt lắm nhỉ......😁
@ngochai1814 day la cau binh luan hay nhat minh tug doc day
Đúng rồi bạn, có nghiên cứu còn khẳng định rằng thậm chí 2 cá thể "Adam" và "Eve" không hề gặp nhau nữa.
Gần đây, mình đọc trên internet thì con người do người ngoài hành tinh thuộc chủng Anunaki tạo ra. Cơ chế di truyền cũng do họ quy ước, hai cá thể nam nữ buộc phải hợp tác để duy trì nòi giống, đây là sự thống nhất về vật chất, song hai cá thể ấy lại là hai linh hồn riêng biệt. Càng đọc càng thấy thuyết ấy nó có nét tương đồng với kinh thánh, và kết quả nghiên cứu này. Các bạn tìm đọc quyển Alien Races Book xem nhé, theo sách này thì họ sắp công khai sự tồn tại của họ đối với loài người rồi! Chờ xem...
Tổ phụ em cách em 239000 năm trcs, tổ mẫu em ( bà ngoại ) vẫn đang sống 😆). Ko hiểu ông bà em gặp nhau kiểu gì
nhẽ nào mình và em ấy cùng huyết thống
Hok chịu đâu 😁:D
SỰ KÌ DIỆU CỦA DNA

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019