Không chỉ trên thế giới mà hiện giờ nếu anh em search Facebook, vẫn còn đó những group buôn bán trao đổi đồng hồ cổ. Những cỗ máy thời gian được bàn tay con người sản xuất từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước luôn có được một thị trường riêng với những con người hoài cổ. Dĩ nhiên những cái tên như Rolex, Patex hay Audemars Piguet luôn là đích đến của những người đam mê, nhưng vẫn còn đó những thương hiệu giờ đây chẳng nhiều người biết. Họ là những nạn nhân xấu số của cơn bão đồng hồ quartz giá rẻ đến từ Nhật Bản, là nạn nhân của chính những thay đổi quá mạnh trong công nghệ, thứ mà chính họ từng theo đuổi.
Contébert
Có thể khẳng định Contébert là một trong những thương hiệu đồng hồ lâu đời nhất thế giới khi Abraham-Louis Juilliad mở tiệm đồng hồ của ông ở vùng Cortébert, Switzerland vào năm 1790. Mãi đến giữa thế kỷ 19, cái tên Cortébert mới được sử dụng trên mặt số của những chiếc đồng hồ. Thực sự rất đáng tiếc khi gần như toàn bộ tài liệu của công ty này đã biến mất sau một đám cháy ở thập niên 1950. Thế nhưng những gì thế hệ cũ ghi nhớ về Cortébert, nó là thương hiệu ở tầm high end, hệt như Omega và Rolex của thời hiện tại.
Thành tựu khiến Cortébert được ghi nhớ nhất có lẽ chính là trở thành nhà cung cấp đồng hồ độ chính xác cao cho ngành đường sắt Thổ Nhĩ Kỳ và Ý. Tại Ý, Cortébert có một thương hiệu khác mang tên Perseo.
Contébert
Có thể khẳng định Contébert là một trong những thương hiệu đồng hồ lâu đời nhất thế giới khi Abraham-Louis Juilliad mở tiệm đồng hồ của ông ở vùng Cortébert, Switzerland vào năm 1790. Mãi đến giữa thế kỷ 19, cái tên Cortébert mới được sử dụng trên mặt số của những chiếc đồng hồ. Thực sự rất đáng tiếc khi gần như toàn bộ tài liệu của công ty này đã biến mất sau một đám cháy ở thập niên 1950. Thế nhưng những gì thế hệ cũ ghi nhớ về Cortébert, nó là thương hiệu ở tầm high end, hệt như Omega và Rolex của thời hiện tại.
Thành tựu khiến Cortébert được ghi nhớ nhất có lẽ chính là trở thành nhà cung cấp đồng hồ độ chính xác cao cho ngành đường sắt Thổ Nhĩ Kỳ và Ý. Tại Ý, Cortébert có một thương hiệu khác mang tên Perseo.
Bên cạnh đó, Cortébert cũng chính là thương hiệu đầu tiên cho ra mắt đồng hồ đeo tay với tính năng jumping hour cho những người chu du thế giới, không mất nhiều thời gian chỉnh giờ khi đến một vùng đất mới. Họ mua lại bản quyền sáng chế của nghệ nhân Josef Pallweber, và chính sáng chế này về sau đã giúp IWC tạo ra những mẫu đồng hồ nổi tiếng. Bộ máy của Cortébert phát triển đã tạo ra tiền đề để Rolex phát triển Caliber 618, dùng trong những chiếc Panerai cổ như chiếc 3646.
Nhưng rồi, Cortébert bị khuất phục bởi người Nhật Bản. Perseo giờ vẫn tồn tại và sản xuất đồng hồ, nhưng không thể trở thành một thế lực như người tiền nhiệm từng làm đầu thế kỷ XX.
Elgin
Khi nói về đồng hồ đeo tay, anh em thường nghĩ đến Thụy Sỹ hoặc Nhật Bản, mà quên mất rằng Mỹ cũng có không ít thương hiệu đình đám một thời. Elgin là một trong số đó. Được thành lập vào khoảng những năm 1860 tại thị trấn Elgin, Illinois, Mỹ, Elgin National Watch Company nhanh chóng trở thành nhà sản xuất có quy mô lớn nhất thế giới vào đầu thế kỷ XX. Trong vòng 100 năm, họ sản xuất 60 triệu chiếc đồng hồ và bán ra thị trường nhờ việc áp dụng kỹ nghệ chế tác bằng máy móc công nghiệp thay vì dựa hoàn toàn vào sức người.
Giống như mọi thương hiệu đồng hồ Mỹ khác, Elgin cũng phải chật vật chống chọi với người Thụy Sỹ sau Thế chiến thứ II khi Thụy Sỹ tuyên bố trung lập vĩnh viễn và cung cấp đồng hồ cho người lính của cả hai phe chiến tuyến. Đến năm 1968, Elgin dừng hoạt động và thương hiệu này qua tay không biết bao nhiêu chủ mới, và những chiếc đồng hồ Elgin ngày nay hoàn toàn không có chút liên quan gì tới gã khổng lồ nước Mỹ một thời.
Quảng cáo
Trong số hơn 60 triệu chiếc đồng hồ sản xuất, những chiếc đồng hồ quả quýt, hay chiếc A-11 dành cho lính Mỹ đã trở thành điểm giúp Elgin nổi tiếng, với khả năng đọc giờ rất rõ ràng. Thậm chí chiếc Direct Read đã tạo ra cả một xu hướng mới để xem giờ dễ dàng hơn với hai đĩa quay chỉ giờ và phút. Bản thân những chiếc Elgin cổ cũng rất rẻ, giá chỉ vài trăm Đô ở thị trường đồ cũ.
Enicar
Enicar được thành lập năm 1914 ở La Chaux de Fonds, Thụy Sỹ bởi Ariste Racine. Cái tên Enicar chính là tên của người sáng lập viết ngược lại 😁 Khởi đầu khiêm nhường không khiến cho họ gặp khó khăn, mà trái lại trở thành một thương hiệu rất nổi ở Nga và Trung Quốc. Sau Thế chiến thứ 2, Enicar mạnh dạn tự phát triển và sản xuất movement do họ thiết kế, và sản xuất những chiếc tool watch giá mềm nhưng đáng tin cậy.
Năm 1954, Enicar tạo ra bộ máy đầu tiên được Neuchatel Observatory xác nhận đạt chuẩn chronometer, sai lệch thời gian rất nhỏ so với tiêu chuẩn thời bấy giờ. Vài năm sau, hải quân Mỹ chọn chiếc Seapearl của họ làm đồng hồ cho những người lính vì có khả năng hoạt động cũng như mức giá ổn hơn so với Rolex Submariner và Blancpain Fifty-Fathoms.
Cũng chính Enicar là một trong số những thương hiệu Thụy Sỹ đầu tiên góp tay phát triển bộ máy quartz Beta 21 để cạnh tranh với người Nhật Bản. Nhưng rồi đến cuối những năm 80, họ phải bán mình cho Wah Ming Hong, một công ty đồng hồ và trang sức đến từ Hong Kong. Thương hiệu Enicar vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, và vẫn có đối tượng khách hàng ở châu Á nhờ những mẫu đồng hồ giá hợp lý.
Quảng cáo
Gruen
Giống như Elgin, Gruen từng là một trong những ông lớn ở Mỹ. Được thành lập ở Cincinnati vào những năm 1870 bởi nghệ nhân gốc Đức Dietrich Grün, cái tên Gruen chính là cách viết không có “umlaut” (hai dấu chấm trên chữ ü) của nhà sáng lập. Thành tựu đáng chú ý nhất của Gruen chính là sản xuất movement ở Biel, Thụy Sỹ rồi đem về Mỹ lắp ráp thành chiếc đồng hồ.
Giống như những cái tên kể trên, Gruen có công tạo ra không ít đột phá trong ngành đồng hồ cơ. Chính tay nghệ nhân Grün đã phát triển bánh răng an toàn, giúp cả bộ máy không bị hư hại trong trường hợp mainspring trữ cót bị hỏng và giải phóng toàn bộ năng lượng nó tích trữ. Sau đó, Gruen cũng phát triển mẫy đồng hồ Veri-Thin siêu mỏng, và thiết kế táo bạo nhất của họ mang tên Curvex, đặt movement hình oval vào bên trong vỏ đồng hồ hình chữ nhật cong, ôm mềm mại cổ tay người đeo.
Lemania
Lại một huyền thoại Thụy Sỹ khác. Thành lập vào năm 1884, Lemania tạo ra những bộ máy cho các hãng khác mua về để làm đồng hồ. Ban đầu, Lemania tập trung làm những bộ máy chronograph bấm giờ, và kinh nghiệm của họ giúp tạo ra những bộ máy huyền thoại như Caliber 1873, dùng trong chiếc Speedmaster đầu tiên của Omega, hay bộ máy Caliber 5100 đơn giản hơn, nhưng vẫn còn là nền tảng cho những thương hiệu nổi tiếng như Sinn, Tutima, Porsche Design và Omega.
Cũng là một nạn nhân của cơn bão đồng hồ quartz, Lemania hồi sinh vào những năm 80 dưới cái tên Nouvelle Lemania, và được Swatch Group mua lại vào năm 1999 cùng Breguet. Giờ Lemania vẫn làm công việc mà họ đã làm cả trăm năm qua, phát triển những bộ máy đồng hồ cho các hãng khác ứng dụng.
Smiths
Smiths ban đầu có tên S. Smiths & Sons, một tiệm trang sức và đồng hồ ở phía nam thủ đô London, Anh. Thành lập năm 1851, sau một thời gian phát triển, họ bắt đầu sản xuất đồng hồ cho xe hơi và máy bay. Thực tế trong chuyến bay đầu tiên xuyên Đại Tây Dương vào năm 1919 và trong chuyến bay thương mại đầu tiên vào năm 1952, đều là những chiếc đồng hồ của Smiths phục vụ cho con người. Anh em tìm hình ảnh những chiếc xe đua cổ của Anh như Jaguar hay Aston Martin cũng sẽ bắt gặp đồng hồ đo vòng tua và công tơ mét của Smiths sản xuất.
Mãi đến sau Thế chiến thứ II, Smiths mới bắt đầu làm đồng hồ đeo tay tại Anh Quốc. Những chiếc đồng hồ đó gần như không có đột phá công nghệ đáng kể như những cái tên kể trên, nhưng khoảnh khắc Smiths được đứng chung hàng ngũ với những ông lớn chính là thời điểm ngài Edmond Hillary đem hai chiếc đồng hồ lên đỉnh Everest. Một trong số đó là Rolex Explorer, và chiếc còn lại chính là Smiths Deluxe.
Smiths quyết định tự ngừng sản xuất đồng hồ đeo tay sau khi người Nhật lên ngôi, và tập trung sản xuất thiết bị phục vụ du hành vũ trụ và y tế. Ngày hôm nay, những chiếc đồng hồ thương hiệu Smiths vẫn tồn tại, nhưng được Timefactors sản xuất và chẳng liên quan gì tới gã khổng lồ hơn nửa thế kỷ trước cả.
Universal Genève
Thú thật, đây là thương hiệu bị lãng quên mà mình yêu mến nhất. Những chiếc Universal Genève luôn có kích thước hợp lý trên cổ tay, dù béo hay gầy, và bố cục, số đo của chúng luôn ở mức hoàn hảo, nhìn cả ngày không chán. Thực tế thương hiệu được thành lập ở Le Locle, Thụy Sỹ vào năm 1894 này chính là một trong những cái tên có ảnh hưởng nhất tới làng đồng hồ thế giới thời bấy giờ. Họ là những người đầu tiên tạo ra đồng hồ chronograph bấm giờ với cái tên Compax. Cũng chính Universal Genève là một trong những hãng tạo ra chiếc đồng hồ có búa lên cót cỡ nhỏ (micro-rotor) đầu tiên nhờ vào thiết kế có tên Polarouter của thiên tài Gerald Genta vào năm 1954.
Ở thời kỳ đỉnh cao, nhìn thiết kế của một chiếc Universal Geneve không khác gì Patek Philippe, đủ cả lịch vạn niên và cả tính năng bấm giờ:
Cuối những năm 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Universal Genève thuộc quyền sở hữu của Bulova, và thậm chí còn cố gắng tự tạo ra đồng hồ quartz riêng của họ để cạnh tranh với người Nhật Bản. Nhưng đến năm 1989, thương hiệu này bị bán lại cho Stelux, một công ty đầu tư của Hong Kong. Sau đó họ vẫn cho ra mắt vài mẫu đồng hồ có búa lên cót nhỏ, nhìn movement rất ưng mắt, nhưng kể từ năm 2009 đến giờ, chưa có model nào mới đến từ thương hiệu này cả. Trong khi đó những mẫu đồng hồ cổ của Universal Genève thì vẫn có giá tăng dần một cách đều đặn qua từng năm. Một chiếc Compax đời 1968 nếu còn đẹp và máy móc còn bền, nó sẽ có giá cỡ 7 ngàn, đắt hơn cả Rolex Datejust ở thời điểm hiện tại.
Wittnauer
Được thành lập ở New York vào năm 1880 nhờ một người Thụy Sỹ nhập cư, Albert Wittnauer, thương hiệu này nhận ra một điều, đồng hồ Thụy Sỹ phải được chỉnh sửa để phù hợp với thị hiếu người Mỹ. Họ bắt đầu nhập movement của Thụy Sỹ và tạo ra những chiếc đồng hồ giá mềm hơn cho thị trường Mỹ. Một trong số những chiếc đồng hồ nổi tiếng nhất của họ chính là chiếc AllProof ra mắt thập niên 1920, với quảng cáo chống shock, chống từ tính và chống cả nước nữa.
Sau đó những công cụ đo của Wittnauer bắt đầu xuất hiện nhiều trên những chiếc máy bay và tàu chiến của quân đội Mỹ. Thế chiến thứ nhất, họ cung cấp đồng hồ quả quýt cho những người lính Mỹ, cũng như đồng hồ đo trên những chiếc máy bay chiến đấu. Đồng hồ của Wittnauer cũng xuất hiện trên chiếc Lockheed Vega-5B khi nữ phi công Amelia Earhart một mình bay qua Đại Tây Dương năm 1932.
Năm 1969, Wittnauer được Westinghouse mua lại và tiếp tục sản xuất cả đồng hồ cơ lẫn quartz. Đến năm 2001, Bulova mua lại thương hiệu này và biến nó thành một công ty con hoạt động độc lập.
Theo GearPatrol