Trong thế giới game, có những tác phẩm tệ hơn so với mặt bằng chung. Nhưng cũng có những trò chơi tệ tới mức khét tiếng, đến mức ai cũng phải nhắc đến chúng. Và hiệu ứng của cộng đồng thì hễ game nào bị chê bai tới thậm tệ, họ hoàn toàn không lờ chúng đi mà trái lại, càng cố gắng chơi thử 1 2 lần xem lý do vì sao chúng lại có chất lượng tệ và bị chê hết nước như vậy. Thậm chí sau đó một vài trong số chúng có cả những cộng đồng fan nhiệt thành vì đôi khi, một tác phẩm có lối chơi tệ nhưng cốt truyện vô cùng cuốn hút, và ngược lại.
Dưới đây là 5 cái tên tiêu biểu:
Night Trap (1992)
Night Trap trong mắt nhiều người chơi game giống như một trò đùa hơn là một trò chơi với cốt truyện nghiêm túc. Những đoạn cắt cảnh do người thật đóng cho người chơi biết rằng họ phải điều khiển hệ thống camera an ninh của một căn ký túc nơi các sinh viên nữ sinh sống và bảo vệ họ trước những mối đe dọa như đám ma cà rồng đang rình rập bên ngoài chẳng hạn.
Dưới đây là 5 cái tên tiêu biểu:
Night Trap (1992)
Night Trap trong mắt nhiều người chơi game giống như một trò đùa hơn là một trò chơi với cốt truyện nghiêm túc. Những đoạn cắt cảnh do người thật đóng cho người chơi biết rằng họ phải điều khiển hệ thống camera an ninh của một căn ký túc nơi các sinh viên nữ sinh sống và bảo vệ họ trước những mối đe dọa như đám ma cà rồng đang rình rập bên ngoài chẳng hạn.
Một mặt, nội dung game như một bộ phim hạng B với những câu thoại hài hước nhí nhố nhưng chỉ dành cho lứa tuổi trưởng thành là thứ khiến các nhà phê bình game cảm thấy cuốn hút, nhưng nó nhanh chóng bị lối chơi dở tệ phá hỏng. Ấy là chưa kể, những hành vi các diễn viên thực hiện trong phim bị nhiều tạp chí thời bấy giờ coi là hành động bạo lực đối với nữ giới, khiến nhiều cửa hàng băng game khi ấy không chịu bán trò chơi gây tranh cãi này.
Deadly Premonition (2010)
Nói về cốt truyện, khá chắc chắn rằng Deadly Premonition ra mắt năm 2010 cũng là một nạn nhân của việc cẩu thả trong khâu phát triển gameplay. Đã từng có thời nó được so sánh với Twin Peaks, bộ phim trinh thám mang màu sắc kinh dị huyền bí tuyệt hay của David Lynch, thậm chí vài người còn đưa ra thuyết âm mưu rằng người Nhật đã copy những chi tiết câu chuyện của Twin Peaks đưa vào game. Ngần đó có lẽ đủ để anh em hiểu tầm cỡ cốt truyện của Deadly Premonition chất lượng đến đâu.
Nhưng rồi tất cả chúng bị phá hỏng bởi cách điều khiển nhân vật, cơ chế chiến đấu và hiệu ứng âm thanh thì thực sự ma chê quỷ hờn. Trông nó giống một trò chơi trên PS2 nhiều năm về trước chứ không phải một kiệt tác game kinh dị trên nền Xbox 360 chút nào cả.
Superman 64 (1999)
Game ăn theo phim trước giờ hiếm có cái tên nào đáng chú ý, ngoại trừ Batman Arkham vốn là một tác phẩm được dựa theo nguyên tác truyện tranh. Superman phiên bản ra mắt năm 1999 trên hệ máy Nintendo 64, tiếc thay, cũng không thoát khỏi cái dớp. Cách điều khiển siêu nhân quá dị, đồ họa xấu xí và nhiều vấn đề khác đã khiến cho trò chơi tưởng chừng sẽ rất hot này biến thành cái tên đứng trong những bảng xếp hạng các game tồi nhất từng được phát hành.
Quảng cáo
Nó tồi đến mức có cả cộng đồng những gamer tò mò muốn chơi và phá đảo nó để xem game tệ tới mức nào. Đúng là con người đôi khi cũng kỳ quặc.
Jurassic Park: Trespasser (1998)
Trò chơi dựa trên thế giới Công viên kỷ Jura này có thể nói là một trong những tác phẩm tham vọng nhất cuối thế kỷ XX. Các nhà làm game muốn biến nó trở thành phiên bản kế tiếp của phần phim Lost World, cùng lúc đưa người chơi vào vai chính các nhân vật trong thế giới điện ảnh. Như một lẽ đương nhiên tham vọng đôi khi cũng đi kèm với việc chậm deadline, vượt kinh phí và nhiều vấn đề khác trong quá trình phát triển.
Nhưng tồi tệ hơn cả, tất cả những cố gắng của nhà làm game khi tung ra thị trường đều bị giới hâm mộ và các nhà phê bình chê bai thậm tệ. Nhà làm game muốn sản phẩm của họ chân thực nhất có thể: Không có thanh máu, không đếm đạn cho người chơi, và nếu muốn di chuyển phải điều khiển từng nút bấm tương ứng với bộ phận cơ thể như chân và tay. Khỏi phải nói những “đổi mới” này khiến người chơi bực mình đến đâu.
Sneak King (2006)
Quảng cáo
Sở dĩ ít người Việt Nam biết đến Sneak King trên Xbox 360 vì đây đơn giản là một trò chơi được Burger King phát triển và phân phối miễn phí cho các khách hàng đến ăn ở chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh này. Nhìn qua, nó giống một game nhảm nhí cho anh em đóng vai một ông vua đem đồ ăn tới các “thần dân” nhưng không được để họ phát hiện ra. Kỳ dị là ở chỗ, anh em bên Mỹ hồi ấy thực sự thích tựa game nhí nhố như trò đùa này, trong khi các nhà phê bình thì hết lời chê bai Sneak King, từ lối chơi đến hình ảnh.
Tham khảo The Guardian