Trong bài viết trước, tôi đã nói về một vài vấn đề mà khách hàng của Intel sẽ muốn xem công ty nhận biết và trong lúc đối thủ càng mạnh hơn họ cũng nên xem xét vài cái. Tương thích ngược, tản nhiệt stock dở tệ, lạm dụng TDP, và hơn nữa.
Giờ đến lượt AMD. Là kẻ đồi bại, AMD có nhiều lí do hơn để chơi đẹp và họ đã buộc phải làm nhiều thứ mà khách hàng muốn Intel làm do thị phần nhỏ hơn. Tôi không tin AMD là thánh, họ vẫn là công ty lớn cố làm thứ nhiều công ty khác muốn làm: kiếm tiền.
Ta đã nói về ông lớn, Intel, giờ đến lượt AMD. Trong khi không có nhiều thứ để phàn nàn bên CPU, ta có vài thứ có thể nói bên GPU. Như trước, ta nhìn cái này theo quan điểm của khách hàng, tập trung vào những thứ cần cải thiện cụ thể và không phải là quyết định kinh doanh nếu không đó là câu chuyện khác.
TDP vô lý
Ở bài viết trước, tôi có nhắc rằng Intel dùng hệ đo lường TDP khá vô dụng mà mọi người thường nhầm lẫn với mức tiêu thụ điện. Độ đo TDP chỉ nói về lượng thoát nhiệt cần để chạy CPU ở xung cơ sở, chỉ có chút ý nghĩa khi CPU thường chạy cao hơn xung cơ sở chi hiệu năng tối đa. AMD cũng sai lầm không kém luôn.
Giờ đến lượt AMD. Là kẻ đồi bại, AMD có nhiều lí do hơn để chơi đẹp và họ đã buộc phải làm nhiều thứ mà khách hàng muốn Intel làm do thị phần nhỏ hơn. Tôi không tin AMD là thánh, họ vẫn là công ty lớn cố làm thứ nhiều công ty khác muốn làm: kiếm tiền.

Ta đã nói về ông lớn, Intel, giờ đến lượt AMD. Trong khi không có nhiều thứ để phàn nàn bên CPU, ta có vài thứ có thể nói bên GPU. Như trước, ta nhìn cái này theo quan điểm của khách hàng, tập trung vào những thứ cần cải thiện cụ thể và không phải là quyết định kinh doanh nếu không đó là câu chuyện khác.
TDP vô lý
Ở bài viết trước, tôi có nhắc rằng Intel dùng hệ đo lường TDP khá vô dụng mà mọi người thường nhầm lẫn với mức tiêu thụ điện. Độ đo TDP chỉ nói về lượng thoát nhiệt cần để chạy CPU ở xung cơ sở, chỉ có chút ý nghĩa khi CPU thường chạy cao hơn xung cơ sở chi hiệu năng tối đa. AMD cũng sai lầm không kém luôn.
AMD tính TDP khác hẳn, nhưng nó chỉ hơi liên quan tới mức tiêu thụ điện và không phản ánh tốt về lượng điện tiêu thụ một CPU dùng lúc hoạt động. Và vì nó không phản ánh tốt về mức tiêu thụ điện, nó không phati là hệ đo lường tốt để biết tản nhiệt của bạn phải mạnh thế nào.
Định nghĩa chính xác về TDP của AMD là "lượng điện tối đa một CPU có thể tốn trong một chu kì nhiệt đáng kể trong khi chạy phần mềm hữu ích về mặt thương mại". Đây là định nghĩa vô nghĩa khiến AMD có thể chọn TDP nào họ muốn cũng được.

Kết cục là Ryzen 7 2700 và Ryzen 3 1300X có cùng chung TDP, dù một cái là CPU 8 nhân có xung ở 4.1GHz, còn cái kia là CPU 4 nhân xung ở 3.7GHz. Nó không có nghĩa rằng cả hai CPU có cùng TDP, và nhìn vào mức tiêu thụ điện thực sự gợi rằng Ryzen 7 2700 hiệu năng cao hơn tốn nhiều điện hơn.
TDP của AMD thì gần với mức tiêu thụ điện thực sự hơn, nhưng nó vẫn là hệ đo lường vô dụng cho những PC builder thường ngày. AMD nên cho lượng điện tiêu thụ thật sự giúp mọi người có thể so các CPU với nhau và xem tản nhiệt nào là hợp nhất. Nhất là CPU high-end, nó sẽ dễ hơn để biết CPU đã tốn bao nhiêu điện khi chạy ở mức hiệu năng cao nhất có thể của CPU, từ đó bạn có thể mua tản nhiệt có hợp với thông số.
Đặt tên chipset vô lý
Đầu tiên, nó nghe buồn cười nhưng bây giờ nó khó hiểu và bực mình. Đúng, AMD đi vào trận chiến với nhược điểm cực lớn với Ryzen, nên ta khá hiểu việc copy "kế đặt tên" của Intel.
Theo tôi, tôi thấy AMD nên thông minh hơn về cách đặt tên và gọi CPU Ryzen 4 nhân là Ryzen 4 và bản 8 nhân là Ryzen 8. Rồi cho bản có SMT có hậu tố X ví dụ vậy. Nhưng không, họ copy "kế" Core i3, i5 và i7 với Ryzen 3, 5 và 7. May thay, họ không có vấn đề gì về nó.
Chipset X370 và X470 thì được, nó đủ khác so với dòng Z của Intel như Z370, hơi khó hiểu nhưng không quá tệ.

Còn chipset B350 và B450 thì không may. Dòng B từ Intel đáng lẽ ra đã là dòng 'Business' rồi bây giờ là dòng gaming và cũng với series 100 và 200 thì ta có chipset B150 và B250.
Quảng cáo
AMD đánh Intel với B350, rồi Intel lại vượt mặt họ với B360. Nên giờ ta có chipset B150, B250, B360 từ Intel và B350 từ AMD. Cũng có tin đồn rằng AMD sẽ ra mắt chipset Z490 cùng thời gian Intel ra mắt Z390, nhưng bây giờ chắc nó đã bị huỷ.
Dù vậy, dòng B nổi tiếng vẫn khó hiểu, nhất là cho những người không sống chung với công nghệ PC. Tôi nghe nói từ vài người xây PC mới mỗi 2-3 năm đã mua bo mạch chủ B360 vì nghĩ rằng nó sẽ hoạt động với CPU Ryzen, hoặc ngược lại, và mua bo mạch chủ B350 cho CPU Coffee Lake. Một vài bạn có thể nói đó là sai lầm tai hại, nhưng lần nữa nếu bạn xây PC mỗi vài năm và nghe rằng B350 là lựa chọn giá trị tốt nhất cho Ryzen thì khá thuyết phục khi bạn lỡ mua bo mạch chủ B360.
Troll Intel một chút khá vui, nhưng đến lúc nghiêm túc rồi. Nên như là người tiêu dùng tôi muốn tên chipset ít khó hiểu hơn và đơn gián hoá hơn. Thứ như là R450 hay R470 sẽ rõ hơn.
Làm BIOS flashback là tính năng tiêu chuẩn
Một vài builder thiếu kinh nghiệm gặp rắc rối khi bo mạch chủ B350 và X370 không boot với CPU Ryzen thế hệ thứ 2 do BIOS của bo mạch chủ cần phải cập nhật để hỗ trợ CPU mới nhất.
Sơ bộ, đây không phải là lỗi của AMD. Những lời phàn nàn đó chỉ cần được chấp nhận rằng nó đã đóng một vai trò trong kĩ thuật PC và tuỳ vào họ đảm bảo rằng bo mạch chủ có BIOS thích hợp. Tuy nhiên tôi có nói rằng nó không phải là lỗi của AMD -- sau tất cả họ đảm bảo tiếp tục tương thích, trong khi Intel vẫn bỏ nó sau một hay hai năm là nhất -- có những thứ AMD có thể làm để giúp. Những thứ thực tế và tài chính hơn boot kit.
Quảng cáo
Thứ là người tiêu dùng như ta muốn xem là AMD làm việc với các đối tác bo mạch chủ -- ví dụ như Asus, MSI, Gigabyte, Asrock -- bổ sung tính năng Ryzen BIOS flashback. Tính năng cho phép BIOS của bo mạch chủ được cập nhật không cần CPU chính xác. Thực chất, không cần CPU luôn.
Dù cái này nghiêng về đối tác bo mạch chủ hơn, AMD có thể liên quan để đảm bảo một tính năng như vậy được bổ sung vào mọi bo mạch chủ AM4 và kể cả TR4. Tin vui là các đối tác bo mạch chủ đang tiến tới thử thách này. Tại Computex, MSI nói rằng mọi bo mạch chủ AMD tương lai sẽ có tính năng BIOS flashback, kể cả bản rẻ nhất. Hi vọng rằng AMD sẽ cho mọi đối tác bo mạch chủ đưa tính năng này thành tiêu chuẩn.
Cải thiện bộ điều khiển bộ nhớ
Một thứ AMD cần cải thiện hơn là sửa là bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp, IMC cho ngắn gọn. Một vài tiến triển trên Ryzen thế hệ thứ 2 nhưng vẫn còn thứ để chỉnh. Tần số bộ nhớ khá hạn chế và tôi cũng thấy bạn cần RAM có chip Samsung B-Die, thường là 3200MHz CL14 hoặc 3466MHz trở lên để đạt hiệu năng cao.
Thứ càng trở nên tệ hơn nếu bạn muốn lắp đầy 4 thanh DIMM. 4 thanh DIMM sẽ buộc bạn phải giảm xung. Tương thích bộ nhớ vẫn khá hạn chế, dù ta thấy CPU Ryzen chỉ xuất hiện trên thị trường một năm rưỡi thôi và hỗ trợ nền tảng đang được cải thiện.
Ta sẽ muốn xem AMD tiếp tục hỗ trợ tương thích bộ nhớ ĐR4 trong thời gian ngắn. Dài hơn, họ sẽ chuyển sang DDR5 và ta sẽ bắt đầu lại từ một vị trí tốt hơn.
Cải thiện tính cạnh tranh của GPU Radeon
Như IMC của CPU Ryzen, tôi cũng chắc rằng AMD đang cố cải thiện tính cạnh tranh của GPU Radeon.
Ta sẽ không nói về cái này quá nhiều. Theo tôi thì kiến trúc Radeon (Graphics Core Next hoặc GCN5) cần được tối ưu hơn. Để mang hiệu năng tương đương ở high-end, GPU AMD lại 50% to hơn so với kiến trúc Pascal của NVIDIA. Tôi thấy điều đó khi so sánh Vega 64 với GTX 1080.
Cái này không chỉ khiến GPU AMD Vega tốn tiền sản xuất hơn, nó còn tốn nhiều điện hơn. Có vẻ như AMD đã tốn cả đống tài nguyên để thử và sửa vấn đề đặt lịch trình, vấn đề ta nhìn thấy rất nhiều nhân của GPU không tối ưu dưới game nặng.

Một vấn đề khác khiến trải nghiệm chơi game của AMD Vega tồi tệ là AMD làm 1 GPU "thống trị tất cả". Trong khi đối thủ có 2 dòng sản phẩm riêng biệt, một là cho gaming, với một dòng chuyên nghiệp đắt tiền hơn cho điện toán cao cấp. AMD cần tìm thiết kế tốt hơn để có thể dễ dàng hoà hợp với cả hai thị trường, giống như cách họ làm với Ryzen và EPYC.
Tôi mong rằng Navi sẽ là bước đầu tiên tới mục tiêu đó, nhưng nghe rằng chắc cần thêm một thế hệ nữa.
Cuối cùng, như là người tiêu dùng tôi chỉ muốn có nhiều hơn một lựa chọn. Trong khi chọn giữa RX 580 và GTX 1060 sẽ khó khăn, ai muốn tốn hơn 400 đô cho một GPU nên theo đội Xanh.
Dừng đổi tên
Nếu định làm mới hay đổi tên GPU, đừng... đừng làm gì cả tới khi bạn làm gì thực sự mới. Tất nhiên, AMD không đơn độc khi làm điều này và NVIDIA cũng thích làm điều này luôn, dù gần đây AMD nặng hơn.
NVIDIA ra mắt GeForce 10 series giữa năm 2016 và vài tháng sau ta lại có dòng Radeon RX 400 series. Dòng flagship là RX 480 và nó cố gắng để cạnh tranh GTX 1060. Chỉ 8 tháng sau để có tăng gia vị cho dòng Radeon và khiến nó mới và thú vị, AMD thay tên RX 400 sang RX 500, và chỉ số ít là mới hoàn toàn.
Bản làm mới định sẽ dành cho Vega nhưng nó ra mắt sau đó 4 tháng. Nên khi Vega 56 và 64 là GPU mới, RX 580 và 570 là đổi tên, RX 560 là làm mới, chỉ có RX 550 là GPU mới.
Lý tưởng nhất, AMD nên thêm GPU Vega 64 và 56 cùng với RX 400 series. Nó sẽ ít bị khó hiểu hơn và ít bài đánh giá thất vọng về sản phẩm đổi tên hơn. NVIDIA hoàn toàn có tội khi nói về đổi tên GPU, nên đây là vấn đề ta muốn xem cả hai công ty quên đi.
FreeSync
FreeSync là một ý tưởng tốt, đưa adaptive sync vào nhiều màn hình với giá rẻ. Chắc chắn là tốt khi màn hình FreeSync rẻ hơn màn hình G-Sync tương đương. Nhưng có một vài vấn đề với hệ sinh thái màn hình FreeSync, và nó sẽ tốt nếu AMD chỉnh chu lại.
Cho người bắt đầu, FreeSync hơi bừa bộn. Bạn có thể tìm thấy màn hình FreeSync rất tốt trên thị trường, và những màn hình FreeSync rất tệ; có huy hiệu FreeSync chẳng nói gì về chất lượng màn hình, nó chỉ nói việc hỗ trợ chuẩn VESA Adaptive Sync hay không thôi.

Đáng chú ý, nó không nói màn hình hỗ trợ adaptive sync tốt thế nào: có nhiều màn hình chứng nhận FreeSync có khung tần số quét rất nhỏ, nhỏ đến mức nó không cải thiện hiẹu năng chơi game gì cả. Dù về mặt kĩ thuật những màn hình này có "chứng nhận FreeSync", nó có hoặc cũng không có thể có FreeSync.
Nên AMD cần có huy hiệu mới (gọi là FreeSync Gold hay gì đó) để giúp gamer biết giữa những màn hình FreeSync cơ bản, với màn hình FreeSync với khung tần số quét rộng, tấm nền chất lượng cao, ít mất khung hình để giúp chơi game tốt hơn. AMD đã thử với FreeSync 2, với FreeSync 2 HDR và FreeSync 2 bình thường không có HDR.
Một huy hiệu FreeSync 'Gold' sẽ hoàn hảo cho màn hình bình thường có trải nghiệm tốt, từ 1080p 144Hz cơ bản tới ultrawide top-end. Một trong những điểm tốt của chứng nhận NVIDIA G-Sync là nó đảm bảo bạn sẽ có màn hình chơi game tốt khi bạn thấy huy hiệu G-Sync; nếu AMD làm một thứ giống như vậy nó sẽ cải thiện hệ sinh thái AMD và khiến nó dễ để chọn màn hình chơi game hơn.
Xem "Những thứ Intel cần sửa" tại đây.
Xem "Những thứ NVIDIA cần sửa" tại đây.