Risto Siilasmaa là chủ tịch Nokia, hiện nay công ty rất khác và nhỏ hơn nhiều so với năm 2008 khi ông về làm giám đốc. Và tất cả mọi sự lao dốc của Nokia đều diễn ra ở một "sân khấu" mà ít ai có thể ngờ tới: một phòng họp ở Phần Lan. Trong cuốn sách mới của mình (Transforming Nokia: The Power of Paranoid Optimism to Lead Through Colossal Change), Siilasmaa đã chia sẻ về cách mà Nokia đã bị đá khỏi thị trường mà hãng từng nắm vị trí số 1, và làm sao công ty có thể hồi sinh chính mình.
Khi Apple ra mắt iPhone năm 2007, Nokia ban đầu chỉ xem đây là một đối thủ cạnh tranh vào thị trường điện thoại giá cao và mảng này rất nhỏ so với toàn bộ ngành di động thời điểm đó. Dù sao thì điện thoại Nokia đang có đủ đồ chơi để thành công rồi. Người dùng có thể tải nhạc, nghe radio, ai cũng có thể dùng điện thoại để chụp hình và quay phim, họ có thể gửi email, thậm chí dùng cả bản đồ trên máy Nokia nữa.
Lúc đó, Siilasmaa nhìn rõ mọi thứ và thấy được những gì sắp diễn ra với Nokia, nhưng khi đó lại có quá ít ảnh hưởng để thay đổi. Theo ông giải thích, ban giám đốc chỉ được tiếp cận một cách giới hạn tới những thông tin quan trọng của công ty. Với kinh nghiệm về phần mềm của mình, ông nhanh chóng nhận ra vấn đề lớn của Nokia. Về mặt vật lý, điện thoại của Nokia có thể cạnh tranh được với iPhone nhưng hệ điều hành thì không. Symbian cũ kĩ, khó sử dụng, và với bất kì thứ gì được thêm vào điện thoại đều phải đi qua một loạt xác nhận.
Nokia cũng có nhiều thiết bị với yêu cầu khác nhau khiến các nhà phát triển app khó có thể làm ra được những phần mềm tốt. Trong khi đó, Apple chỉ có một nền tảng duy nhất, và cái sướng của iPhone OS đó là nó được thiết kế mới từ đầu nên có thể thích ứng nhanh hơn với tương lai.
Càng lúc càng lo lắng hơn về những vấn đề này, Siilasmaa viết một tài liệu chiến lược đề xuất rằng công ty nên cân nhắc sử dụng Android cho điện thoại của họ, khi đó nó đang chiếm được thị phần một cách nhanh chóng. Ông gửi thẳng tài liệu đó cho Jorma Ollila, chủ tịch Nokia.
Khi Apple ra mắt iPhone năm 2007, Nokia ban đầu chỉ xem đây là một đối thủ cạnh tranh vào thị trường điện thoại giá cao và mảng này rất nhỏ so với toàn bộ ngành di động thời điểm đó. Dù sao thì điện thoại Nokia đang có đủ đồ chơi để thành công rồi. Người dùng có thể tải nhạc, nghe radio, ai cũng có thể dùng điện thoại để chụp hình và quay phim, họ có thể gửi email, thậm chí dùng cả bản đồ trên máy Nokia nữa.
Lúc đó, Siilasmaa nhìn rõ mọi thứ và thấy được những gì sắp diễn ra với Nokia, nhưng khi đó lại có quá ít ảnh hưởng để thay đổi. Theo ông giải thích, ban giám đốc chỉ được tiếp cận một cách giới hạn tới những thông tin quan trọng của công ty. Với kinh nghiệm về phần mềm của mình, ông nhanh chóng nhận ra vấn đề lớn của Nokia. Về mặt vật lý, điện thoại của Nokia có thể cạnh tranh được với iPhone nhưng hệ điều hành thì không. Symbian cũ kĩ, khó sử dụng, và với bất kì thứ gì được thêm vào điện thoại đều phải đi qua một loạt xác nhận.
Nokia cũng có nhiều thiết bị với yêu cầu khác nhau khiến các nhà phát triển app khó có thể làm ra được những phần mềm tốt. Trong khi đó, Apple chỉ có một nền tảng duy nhất, và cái sướng của iPhone OS đó là nó được thiết kế mới từ đầu nên có thể thích ứng nhanh hơn với tương lai.
Càng lúc càng lo lắng hơn về những vấn đề này, Siilasmaa viết một tài liệu chiến lược đề xuất rằng công ty nên cân nhắc sử dụng Android cho điện thoại của họ, khi đó nó đang chiếm được thị phần một cách nhanh chóng. Ông gửi thẳng tài liệu đó cho Jorma Ollila, chủ tịch Nokia.
Mọi câu chuyện đều có vai thiện và vai ác, thì trong câu chuyện của Nokia Ollila đang đóng vai ác. Trước khi trở thành chủ tịch, Ollila đã là giám đốc điều hành của Nokia từ năm 1992 đến 2006, thời gian mà Nokia trở thành công ty điện thoại thống trị thế giới. Ông có vẻ không thích cách mà một giám đốc mới lên can thiệp vào công việc của mình. Siilasmaa viết rằng với một người lãnh đạo cứng nhắc, muốn duy trì quyền lực thì việc đưa ra các câu hỏi gần như là không thể.
Siilasmaa thử lại thêm một lần nữa, lần này ông gửi tài liệu của mình cho CEO và những thành viên khác của ban giám đốc, nhưng nỗi lo ngại của ông chưa bao giờ được đem ra bàn bạc trong những cuộc họp ban giám đốc.
Ollila, năm nay 68 tuổi, cho rằng nhận định của Siilasmaa về ông là quá phóng đại hoặc không đúng. Nhưng có một sự thật là tình hình kinh doanh của Nokia đã lao dốc không phanh, và không có gì mà Ollila có thể ngăn chặn điều đó. Công ty tiếp tục bắt tay với Microsoft để ra mắt điện thoại chạy Windows, chính là dòng Lumia. Nhưng vào năm 2012 khi Ollila nghỉ việc, giá trị thị trường của Nokia đã giảm 92% kể từ khi iPhone ra mắt và Nokia đã bị lỗ.
Siilasmaa khi đó trở thành chủ tịch mới, nhưng công ty đang chạm đáy nỗi đau rồi. Tình hình chỉ tệ hơn khi Lumia được đánh giá tốt nhưng không thể kiếm được thị phần. Vậy nên Siilasmaa quyết định hành động. Năm 2013, Nokia bán mảng điện thoại cho Microsoft và chuyển hướng đi. Công ty mua lại cổ phần của Siemens, thành lập một liên doanh đầu tư mạo hiểm tên là NSN và mua lại Alcatel-Lucent. Giờ đây Nokia chuyển sang bán các giải pháp về hạ tầng số, cung cấp thiết bị mạng viễn thông và phần mềm cho các nhà mạng. Việc kinh doanh này đã giúp công ty có lời, nhưng giá cổ phiếu của hãng gần như không đổi trong 5 năm qua và tương lai của Nokia phụ thuộc vào làn sóng 5G sắp tới.
Nokia là một ví dụ điển hình của việc thay đổi cả ngành công nghiệp, và cũng là ví dụ điển hình cho việc chậm thay đổi thì sẽ chết. Ông nói rằng các sếp phải sở hữu một tố chất gọi là "lạc quan đến hoang tưởng", trong khi luôn phải nhìn ra ngoài xem các mối đe dọa tiềm năng.
Nguồn: Economist