[Phim] Disney đã sử dụng siêu máy tính 55.000 nhân để render Big Hero 6

Nam Air
24/10/2014 12:45Phản hồi: 192
[Phim] Disney đã sử dụng siêu máy tính 55.000 nhân để render Big Hero 6
big-hero-6 (10).jpg

1. Vài chi tiết nhỏ về việc thực hiện phim Big Hero 6


Big Hero 6 là phim hoạt hình thuộc dạng "bom tấn" của Disney, chuẩn bị ra mắt toàn cầu vào ngày 7/11 tới đây (ở một số thị trường có thể sớm hơn chút xíu, 5/11). Phim lấy bối cảnh về San Fransokyo, một thành phố hybrid giả tưởng hiện đại và sầm uất, ở đó có cậu bé Hiro Hamada mơ ước chế tạo được những chú rô bốt hiện đại, xứng tầm là người hùng của thành phố.

"Đây là một Thế giới bí ẩn khác của vũ trụ Marvel" - Don Hall, một đạo diễn của Big Hero 6 cho biết. (Hồi năm 2009, Disney mua lại hãng truyện tranh Marvel với số tiền khoảng 4,64 tỉ USD).

Để thực hiện các công đoạn hậu kì cho phim Big Hero 6, Disney Animation Studios đã phát triển bộ phần mềm Hyperion để xử lý các hiệu ứng ánh sáng trong phim, tuy nhiên phần mềm này vẫn đang còn ở giai đoạn beta. Disney tiết lộ rằng một team 10 người phải mất tới 2 năm để phát triển Hyperion. "Chúng tôi từng nói nhiều, rất nhiều lần rồi. Chúng tôi làm phim bằng một công cụ render giai đoạn beta", Hank Driskill, giám sát kĩ thuật cho bộ phim tiết lộ.

big-hero-6 (3).jpg

Tuy vậy, Hyperion chỉ là một trong số hàng chục công cụ khác nữa mà Disney sử dụng để hoàn tất hậu kì cho bộ phim, điển hình là ứng dụng Tonic mà họ từng dùng để làm kĩ xảo cho mái tóc siêu dài của công chúa Rapunzel trong phim Tangled (Tóc Rối). Có thể nói, Hyperion là một trong những dự án táo bạo và liều lĩnh nhất của nhóm Disney R&D, khi dám sử dụng một công cụ beta để thực hiện hậu kì cho bộ phim bom tấn này, kiểu giống như vừa xây nhà vừa ở, ở tới đâu xây tới đó.

Thật ra thì Disney đã tính tới một phương án dự phòng khác. Song song với việc sử dụng Hyperion, họ vẫn lập ra một team để theo đuổi phương án B là sử dụng cách render truyền thống, nhằm giúp cho việc thực hiện phim vẫn được đảm bảo xuyên suốt. Và thực tế thì phương án B vẫn được họ duy trì cho tới tháng 6/2013, lúc này Hank Driskill và mọi người nhận ra rằng họ tốn quá nhiều nhân lực để duy trì phương án phòng ngừa rủi ro đó, và quyết định ngưng luôn phương án B.

Về Hyperion, đây là bộ công cụ render mà một team 10 người của Disney đã mất 2 năm để phát triển. Theo lời họ thì Hyperion sẽ cho phép tạo ra những hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp có thể mê hoặc những người xem phim, điển hình là nó có thể mô phỏng hiệu ứng ánh sáng từ nguồn phát đến các vật thể và phản chiếu ra mọi vật xung quanh. Công cụ này có thể txử lý từ 10 đến 20 nguồn sáng như vậy một lúc. Tóm lại, Disney đã sử dụng 4 cỗ siêu máy tính với tổng cộng 55.000 nhân xử lý để render cho bộ phim Big Hero 6.

big-hero-6 (9).jpg

Có một chi tiết thú vị là 4 cỗ siêu máy tính đó ở 4 nơi khác nhau (3 đặt ở Los Angeles và 1 ở San Francisco), và nhóm của Andy Hendrickson - kĩ sư trưởng công nghệ của Disney - đã phải viết một phần mềm có tên Coda để giả lập 4 hệ thống đó thành 1, nhằm giúp quá trình render được dễ dàng và thông suốt hơn. "Bộ phim quá phức tạp để con người có thể tự mình thực hiện được, do đó chúng tôi phải nhờ tới sức mạnh của các cỗ máy tính". Hendrickson tiết lộ rằng trung bình mỗi ngày hệ thống phải xử lý hơn 400.000 phép tính toán.

"Sức mạnh của hệ thống Hyperion có thể Render phim Tangled chỉ mất 10 ngày".

big-hero-6 (4).jpg

Để cho dễ hình dung về qui mô của phim Big Hero 6, trong thành phố San Fransokyo có khoảng 83.000 tòa nhà, 260.000 cây xanh, 215.000 đèn giao thông và hơn 100.000 xe cộ, ngoài ra còn có hàng ngàn đám đông người trên các con phố nữa. San Fransokyo được lấy hình mẫu thật từ thành phố San Francisco của Mỹ. Những con số cực kì lớn, có lẽ chúng ta chỉ thấy được số lượng vật thể nhiều như vậy trong những game lớn như GTA hay Sleeping Dogs mà thôi.

Ngoài việc sử dụng công nghệ đồ họa để xây dựng nhân vật, Disney còn chu đáo hơn khi đưa một nhóm trực tiếp đi học tập các công nghệ phát triển robot tại các trường đại học danh tiếng như MIT, Harvard, Carnegie Mellon, ĐH Tokyo (dự kiến sẽ được ứng dụng thực tế trong 5-10 năm nữa) để có thể tạo dáng và mô phỏng chuyển động của các robot được thật hơn, điển hình là chuyển động của "robot thân mềm" Baymax do cậu nhóc Hiro Hamada tạo ra (trong phim có cảnh Hiro dùng máy in 3D để tạo bộ giáp bên ngoài cho Baymax).

Quảng cáo



big-hero-6 (1).jpg
Hiro đang scan Baymax để làm bộ giáp bằng máy in 3D

2. Thành phố San Fransokyo trong Big Hero 6

Trong phim hoạt hình mới nhất của Disney là Big Hero 6 có một thành phố hybrid giả tưởng, lấy bối cảnh thật từ thành phố San Francisco của Mỹ và Tokyo của Nhật Bản. Sự kết hợp của văn hóa phương Tây và Phương Đông này thể hiện rõ rệt ở thành phố San Fransokyo, vừa hiện đại vừa kì bí, hệt như sự kết hợp giữa 2 thế giới Disney và Marvel.

Có một chi tiết thú vị đó là Disney mua lại studio Marvel từ năm 2009, nhưng Big Hero 6 mới là sản phẩm đầu tay từ sự hợp tác của 2 thương hiệu này: nhân vật Hiro Hamada 14 tuổi và chú "robot thân mềm" Baymax là 2 nhân vật thuộc Thế giới Marvel.

big-hero-6 (7).jpg

Về mặt Địa lý thì San Fransokyo được bê gần như nguyên xy từ thành phố San Francisco lên phim hoạt hình: nơi đó có hơn 83.000 tòa nhà, 260.000 cây xanh, 215.000 đèn giao thông và hơn 100.000 xe cộ lưu thông. Han Driskill, giám sát kĩ thuật của phim nói rằng "Nếu sống ở San Francisco và có cơ hội bước vô thế giới của San Fransokyo, bạn có thể tìm thấy căn nhà của mình ở ngay chính xác vị trí của nó ở ngoài đời thật".

Quảng cáo


Thậm chí là trong San Fransokyo có tới 23 quận khác nhau, mỗi quận lại được thiết kế màu sắc, thời tiết khác nhau để tạo nên sự chân thực nhất cho người xem. Tuy nhiên, hầu hết bảng hiệu, biển tên đường hay bảng quảng cáo ở thành phố này là bằng tiếng Nhật, kể cả chiếc cầu Golden Gate - biểu tượng của San Francisco - cũng được thiết kế lại theo phong cách Đông phương của Nhật Bản.

big-hero-6 (8).jpg

Để tạo ra sự khác biệt cho San Fransokyo, Disney cũng đã thay đổi khá nhiều chi tiết khi đưa nó lên phim, ví dụ nâng chiều cao của một số công trình hoặc "Đông phương hóa" kiến trúc, thiết kế của nó. Nhà sản xuất nói rằng trong Big Hero 6 chứa rất nhiều "trứng phục sinh" hơn bất kì phim nào khác của Disney trước đây và chúng ta có thể thỏa sức khám phá những chi tiết thú vị đó (mặc đù đây là phim chứ không phải game).

Andy Hendrickson, Giám đốc kỹ thuật của Disney nói rằng Big Hero 6 là phim phức tạp nhất mà họ từng thực hiện, hơn cả 3 phim hoạt hình mới nhất của Disney (tính tới trước phim này) gộp lại. Điều họ muốn là tạo ra một thành phố San Fransokyo mà bất cứ ai khi thấy nó trên màn ảnh đều muốn được thực tế sống ở nơi đó.

big-hero-6 (6).jpg

Một trong những thách thức khác của Disney đó là làm cho San Fransokyo thực sự là một thành phố có sức sống. "Không đơn giản chỉ là tạo một thành phố, chúng tôi muốn nó thực sự là một đô thị có sức sống". Trước đây, trong phim hoạt hình Bolt thì Disney cũng từng xây dựng thành phố New York, tuy nhiên họ đã gặp rất nhiều khó khăn khi tạo khoảng 100 người đang sinh hoạt trên những con phố. Nhưng với công nghệ hiện nay, với hệ thống 4 siêu máy tính và phần mềm Denizen thì họ đã thực sự tạo được sự đột phát với thành phố San Fransokyo. Thật khó tin khi họ đã tạo ra tới hơn 750.000 người trong thành phố giả tưởng kể trên, đây cũng là con số xấp xỉ dân số thực sự của San Francisco. Tài tình là mỗi người trong phim Big Hero 6 đều có một tạo hình, cá tính riêng và không ai lẫn với ai.

big-hero-6 (2).jpg

Theo Wiliams và Hall thì tất cả các công nghệ xuất hiện trong Big Hero 6 đều là những công nghệ có thật hoặc ít ra thì cũng dựa trên những ý tưởng hiện nay, chúng ta có máy in 3D trên mỗi bàn làm việc của nhóm bạn Hiro Hamada, có công nghệ Hologram, và một vài cảnh quay trong phim được lấy bối cảnh từ trụ sở thực tế của Google.

big-hero-6 (11).jpg

Dù gì đi nữa thì Disney cũng đã hoàn tất bộ phim Big Hero 6, việc của họ là phát hành nó còn việc của chúng ta là chờ tới tháng 11 này để cùng ra rạp xem phim, thưởng thức bom tấn hoạt hình mới nhất của Disney. Hẹn gặp lại các bạn vào ngày 7/11 tới đây.

big-hero-6 (5).jpg

Theo Engadget; Gizmodo
192 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay
@music_unlimited_vn ờ
rất thích marvel và disney 😃
quá ghê
tuanvu_281
ĐẠI BÀNG
10 năm
đọc mà há hốc mồm. vãi cả công nghê
mjracle
ĐẠI BÀNG
10 năm
55k nhân,chắc chơi pikachu không giật đâu 😕
@.:sunshine:. Bạn thường nghe nói là dân đồ họa dùng máy cấu hình mạnh là vì thế đấy. Thường là dùng để ren hình ảnh từ đồ họa 3d đấ .
@mjracle Thế nhà bác xài mấy nhân mà giật thế ? 😁
del0nq
ĐẠI BÀNG
10 năm
@mjracle 4 con máy tính cộng lại mới dc 55k nhân bạn ah, giật tít kinh quá =))
ntvan
TÍCH CỰC
10 năm
@mjracle cứ bài nào nói về một hệ thống máy tính mạnh y như rằng có thằng vào nhai lại cái pikachu, nhàm
ahalfheart
ĐẠI BÀNG
10 năm
Sleeping dogs? Troll hả??
@ahalfheart ý họ là nhưng kiếm trúc có ở trong cái game đó (người, xe cộ, nhà ở..) giống game GTA 5 nổi tiếng với những thứ làm lại hoàn toàn từ các toàn nhà góc cảnh không phải là sao chép lại giống nhau..!!
xem bài này làm thèm NEC, EIZO
kinh hoàng
Render là gì nhỉ, đọc chả hiểu gì hết trơn
@phucnguyen6554 sau khi làm xong moi thứ thì công đoạn Render nó giống Export vậy...xuất project thành phim
@phucnguyen6554 Render giống kiểu đã có dữ liệu, mô hình rồi, giờ chạy cho nó thành một file video hoàn chỉnh. Ví dụ như bạn tạo video từ những bức hình bạn chụp, thì lúc bạn xuất video ra có nghĩa là nó đang render.
@phucnguyen6554 render xuất ra hình ảnh trên máy tính đó bạn
@phucnguyen6554 Bạn dùng phần mềm để dựng hình sơ lược, đặt thông số cho ánh sáng, chất liệu vật thể. Render là công đoạn cuối cùng để máy tính tính toán các thông số và kết xuất ra hình ảnh thành phẩm. Khi ra ảnh thành phẩm mà ành sáng và chất liệu chưa tốt họ ( người dựng ) sẽ phải chỉnh lại thông số và render lại. Công đoạn này tốn rất nhiều thời gian nhất là những phân cảnh nhiều nguồn sáng vì máy tính sẽ phải tính toán nhiều nguồn sáng tán xạ hắt lên vật liệu và ảnh hưởng đến vật liệu khác thế nào.
10 ngày cho render bộ phim, vậy dùng 1 máy tính core i7 4core thì mất bao lâu?
@N.D.A Ặc ! Làm gì có chuyện Xong đời cái máy. Khi gặp file quá nặng thì sẽ gặp các trường hợp :
- Sẽ ko mở được file hoặc sẽ văng ngay khi mở được
- Nếu mở được Sẽ render với thời gian lâu hơn (vd : máy mạnh render 1 ngày, thì máy yếu sẽ 5 ngày)
- Nếu vượt quá ngưỡng phần cứng, máy sẽ tự ngắt hoặc dump (CPU của máy tính có thể tự bảo vệ. Khi nhiệt độ bản thân quá cao, máy sẽ tắt ngay lập tức và ko mở được cho đến khi nhiệt độ hạ dưới mức nguy hiểm)
Cho nên chuyện render mà tiêu máy thì hiếm khi, rất hiếm. trừ khi phần cứng bác có lỗi sẵn và bác nhầm rằng do render mà bị
Trên một số main có chế độ Overlock CPU, Phải tắt ngay nó đi, vì rất có hại khi xử lý render
@inhdanh vài năm chứ
@Nguyễn Hùng Mạnh TM Chắc là chờ từ lúc còn trẻ cho tới lúc tóc bạc. Về lý thuyết thì Có khi lên tới hàng trăm năm cũng nên. Nhưng thực tế nhét cái project vào máy core i7 4 core chắc ko nhét được.
Đọc thì thấy đầu tư rất hoành tráng hi vọng đến lúc xem sẽ ko bị thất vọng (nhiều)
hic quá đỉnh ở chổ là cần cái gì thì hãng tự làm phần mềm 😔((
Để coi món pizzatakayaki có ăn được không 😁
Sẽ dành dụm bon chen đi xem
kebipbom
ĐẠI BÀNG
10 năm
biết chơi thôi ko cần phải hĩu bác à
suzuya
ĐẠI BÀNG
10 năm
kham phuc nguoi my 😃
Có nghĩa là công nghệ của Disney đã có thể hoàn toàn mô phỏng 3D một thành phố (kể cả dân cư). Quá khủng @@!
Hồi xưa Tom và Jerry họ làm ntn nhỉ?
@gauto988 họ vẽ, gà vl
jimmykudo
ĐẠI BÀNG
10 năm
@gauto988 Chắc là kiểu cổ điển,chồng các khung hình liên tiếp lên nhau. :v Tựa như vậy. 😁
@gauto988 vẽ ra giấy rồi cho nó chạy ^^
@gauto988 Tom & Jerry là 2D, chỉ có vài nhân vật. Sao so sánh được với phim này. 2D lên 3D là cả một sự thay đổi hoàn toàn
"Thật khó tin khi họ đã tạo ra tới hơn 750.000 người trong thành phố giả tưởng kể trên, đây cũng là con số xấp xỉ dân số thực sự của San Francisco. Tài tình là mỗi người trong phim Big Hero 6 đều có một tạo hình, cá tính riêng và không ai lẫn với ai."
đọc tới câu này là mình thấy mùi quảng cáo công nghệ quá trớn...ko ai rảnh đi làm cái background khủng thế này...mấy cái nhà mấy cái cây nó đứng yên đã thấy mệt đống người này vô quản lý kiểu gì...😕
MR_VIP_VDR
ĐẠI BÀNG
10 năm
@tranvuhoang90 😆 và đó là điều mà họ thành công đấy bạn, chứ cứ vs kiểu suy nghĩ của bạn thì ng ta làm xong phim tù 3 đời r 😃)
@tranvuhoang90 Đó là sự khác biệt đó bạn. Dù điều họ làm chưa chắc khán giả cảm nhận dc nhưg họ vẫn làm. Đơn giản họ thích sự hoàn mỹ. Họ ko qan trọng hìh thức làm cho có là dc. Vì vậy mà họ luôn thành công và giàu có.

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019