Phối cảnh ba điểm tụ - phối cảnh đối tượng từ một góc nhìn cao hoặc thấp

tuanlionsg
26/4/2017 2:44Phản hồi: 33
Phối cảnh ba điểm tụ - phối cảnh đối tượng từ một góc nhìn cao hoặc thấp
Tư duy đồ hoạ hỗ trợ cho anh em chụp ảnh tốt hơn. Mình đang tìm hiểu phối cảnh thì gặp mấy bài dạng cơ bản này, xin chia sẻ anh em nào quan tâm. Đây là kỹ thuật cơ bản bắt đầu cho các bạn đồ hoạ, mà chúng ta có thể thấy phối cảnh trong thực tế. Thích chụp ảnh biết thêm cũng góp phần chọn góc nhìn phù hợp hơn. Phối cảnh ba điểm tụ là một phương pháp rất hay khi bạn muốn phối cảnh các đối tượng hoặc cảnh trí từ một điểm cao khác thường hoặc từ một góc nhìn thấp. Những chi tiết khác thường mà điểm tụ mang lại thường có một hiệu ứng rất nghệ thuật, thậm chí còn làm cho thiết kế đơn giản nhất trở nên hấp dẫn hơn.

Một số điểm cần lưu ý
Có một số điểm cần lưu ý khi phối cảnh ba điểm tụ.
  • Mọi đường thẳng kiến tạo dọc trong công trình kiến trúc đều dẫn đến điểm tụ thứ ba.
  • Càng đặt các điểm tụ vào trung tâm của tổng thể, điểm bất thường càng đẹp hơn.
  • Mọi đường kiến tạo ngang trong bản vẽ đều dẫn đến một điểm tụ, dựa trên mặt phẳng mà các đường ấy được gióng lên.
  • Càng đặt các điểm tụ xa trung tâm, bức ảnh của bạn càng trông giống như được chụp bằng một ống kính zoom (rất ít điểm bất thường).
  • Nếu đặt điểm tụ thứ ba nằm bên dưới đường chân trời, bạn sẽ tạo ra một bức ảnh theo kiểu nhìn của “loài chim” (từ trên cao nhìn xuống)
Sử dụng Phối Cảnh Ba Điểm Tụ khi nào :

Bất cứ lúc nào bạn muốn thiết kế chính xác một đại cảnh, hoặc một nội thất phức tạp, thì đây là cách phối cảnh thích hợp nhất. Xin hãy lưu ý : do phối cảnh này có thêm một điểm tụ, so với phối cảnh hai điểm tụ, nên tốn nhiều thời gian hơn và chỉ nên nghĩ đến khi trình bày thiết kế chung cuộc. Do khác với hai phối cảnh kia (một và hai điểm tụ), phối cảnh ba điểm tụ, có thêm điểm thứ ba, mang lại cho bạn khả năng tạo ra một bức ảnh thực sự rất hấp dẫn, nhưng khả năng ấy cũng đồng nghĩa với rủi ro phải tiêu tốn nhiều thời gian hơn trong tiến trình phối cảnh. Tôi thực lòng khuyên bạn hãy đầu tư thêm thời gian và thực hành trước khi quyết định sử dụng kỹ thuật này.

Nên sử dụng cách phối cảnh này cho các kịch bản sau đây :

  • Các ngoại cảnh kiến trúc (cảnh quan đô thị)
  • Thiết kế các Đối Tượng Phức Hợp (Cận cảnh)
  • Thiết kế nghệ thuật bất cứ loại hình nào, đặc biệt các đại cảnh rộng lớn
  • Thiết kế các nội cảnh phong phú chi tiết
Chọn các điểm tụ

Hãy luôn nhớ rằng vị trí các điểm tụ của bạn lúc nào cũng quan trọng. Mọi đường thẳng kiến tạo của bạn đều mở rộng đến điểm tụ liên quan của chúng, và do đó, lựa chọn này sẽ tác động đến mức độ biến dạng của đối tượng/cảnh trí sẽ hiển thị.

Cũng vậy, trong trường hợp phối cảnh ba điểm tụ, vị trí của điểm tụ thứ ba mang tính quyết định. Hãy đặt nó vào nửa trên của bản thiết kế, để tạo ra một phối cảnh theo “cách nhìn của loài kiến”.

ant_perspective_intro.png

Cách nhìn của “loài kiến”

Trái lại, nếu bạn quyết định đặt điểm tụ thứ ba nằm bên dưới đường chân trời, bức ảnh sẽ có hiệu ứng theo cách nhìn của “loài chim”.

Birds_perspective_intro.png
Cách nhìn của “loài chim”

Bạn có thể tùy chọn đặt các điểm tụ nằm cách đều, hoặc nằm ngay trung tâm, hoặc nữa là nằm ngoài rìa của tổng thể. Hãy lưu ý một trong ba điểm tụ càng nằm gần với trung tâm, bức ảnh càng trông có vẻ lệch tâm. Điều này có nghĩa là phía nào của đối tượng bị tác động bởi điểm tụ của phía đó sẽ trông như “bị ép lại”.

Cũng vậy, nếu muốn có một bức ảnh rất ít bị biến dạng ở trung tâm, bạn cần phải đặt các điểm tụ càng xa trung tâm càng tốt.

Quảng cáo



Tiêu điểm tập trung

Hình Tam Giác Màu Xanh mà bạn nhìn thấy trong các bức hình ở trên biểu hiện cho Tiêu Điểm Tập Trung. Như vậy có nghĩa là bất cứ vật gì nằm trong nó đều sẽ dễ dàng được nhận ra một cách trực quan. Những gì nằm ngoài khu vực ấy, thậm chí còn xuất hiện nhiều biến dạng nặng nề hơn, đòi hỏi phải có một tiến trình xử lý tỉ mỉ hơn, vì các yếu tố ấy có thể xung đột với toàn thể bố cục của bạn.

Một khía cạnh khác phải luôn được để ý kỹ trong suốt quá trình xử lý là sự hội tụ của các yếu tố nằm trên cùng một mặt phẳng hướng đến điểm tụ liền kề. Bất cứ yếu tố nào bạn quyết định tạo ra phía bên phải (Màu Xanh Đậm) đều sẽ được thực hiện bằng cách mở rộng các đường kiến tạo phát xuất từ Điểm Tụ Thứ Ba (đỉnh hoặc đáy).

Bird-Eye-View-3P-Perspective-VP.png
Cách nhìn của “loài chim” – Mặt phẳng hội tụ

Cũng vậy, bất cứ yếu tố nào mà bạn quyết định tạo ra phía bên trái (Màu xanh nhạt), đều sẽ được tạo ra bằng cách mở rộng các đường kiến tạo về phía Điểm Tụ Trái và cắt ngang các đường thẳng xuất phát từ Điểm tụ thứ ba (đỉnh hoặc đáy).

Ants-Eye-View-3P-Perspective-VP.png

Quảng cáo


Cách nhìn của”loài kiến” – Mặt phẳng hội tụ

Giống như với phối cảnh hai điểm tụ khi xử lý bằng KTS, như trong Photoshop chẳng hạn, bạn có thể tạo ra một toàn cảnh rộng lớn hơn mức cần thiết, và tách riêng khu vực được nhìn thấy rõ ràng bằng một ‘layer’ được bạn sử dụng như một “Crop-mask”. Cách làm này hữu ích khi bạn quyết định đặt các điểm tụ xa ra, nằm bên ngoài tổng thể chính. Bằng thủ công, bạn có thể sử dụng một khổ giấy lớn hơn, nhưng bằng KTS thì bạn chỉ cần thực hiện thêm một vài thao tác.

Trong trường hợp phối cảnh ba điểm tụ, việc đó không mấy quan trọng, vì khoảng cách giữa các điểm tụ của bạn càng lớn, thì bất cứ biến dạng trực quan nào trong cảnh trí/đối tượng của bạn cũng sẽ càng ít xuất hiện hơn.

Thực Hành


Để bảo đảm là bạn đã nắm vững các khái niệm cơ bản được trình bày trong bài viết này, chúng ta hãy xem qua bài thực hành nhanh sau đây. Hãy thử tạo ra một phối cảnh đường phố ! Cứ việc thoải mái thay đổi thí dụ được đưa ra ở đây, nó rất đơn giản vì nhiều lý do cụ thể :

  • Bắt đầu chọn hai điểm tụ, tùy ý đặt chúng nằm ngoài rìa bốc cục của bạn, càng xa càng tốt.
  • Bạn muốn đặt điểm tụ thứ ba nằm trên hoặc dưới đường chân trời, tùy ý.
  • Xác định tiền cảnh, tòa công trình trung tâm. Đường thẳng đứng thẳng góc duy nhất và đầu tiên sẽ là mặt trước của tòa công trình ấy.
  • Xác định đường phố và vỉa hè
  • Đưa thêm hai hoặc ba tòa công trình khác vào hai bên trái và phải của tòa công trình trung tâm, để làm đầy toàn cảnh.
  • Tô sẫm các tòa công trình và bắt đầu thêm các cửa số/lối ra vào.
  • Thêm một vài trụ đèn
1 - Xác định cách phối cảnh
Bước 1 :


Chọn các điểm tụ. Tôi đã quyết định chọn một phối cảnh theo “cách nhìn của loài kiến”, do đó, đường chân trời được đặt nằm ở một phần ba phía dưới toàn cảnh, và điểm tụ thứ ba được đặt xa lên phía trên. Trong trường hợp này, hai điểm tụ ở hai bên cánh không còn quan trọng, do đó tôi quyết định chọn một khoảng cách đối xứng, và đặt chúng nằm hơi xa ra mép ngoài toàn cảnh.

First-Step-Vanishing-Points-and-Canvas.png
Để ý cách mà điểm tụ thứ ba được đặt nằm khá xa lên phía trên.


Bước 2


Hãy xác định cách phối trí, hay nói đúng hơn, đâu là vị trí của bạn mà sẽ giống như vị trí của người xem. Trong bước này, điều quan trọng là phải xác định rõ khối lượng tiền cảnh của bạn, và thấy được cách mà nó sẽ trải dài trên mặt đất. Hãy bắt đầu vạch đường thẳng đứng ở vị trí 9/10 tính từ đường chân trời lên.
Step-1-Identify-your-Foreground-Building1.png


Bước 3


Đến đây việc xác định vị trí đã rõ ràng, hãy xác định vỉa hè và đường phố của bạn, nằm ngay phía dưới chân tòa công trình.

Step-2-Identify-Your-Street-and-Pavement1.png

Bước 4


Sau khi đã xác định xong các yếu tố vừa nêu, hãy tìm cách xác định chúng rõ hơn bằng cách tô sẫm chúng lên. Hãy bảo đảm tạo ra được các lớp riêng rẽ cho tất cả các yếu tố liên quan (đường phố/vỉa hè/ các mặt của tòa công trình). Việc này sẽ giúp bạn kéo đường thẳng xuống thấp hơn khi quyết định làm rõ chi tiết bằng cách tô sẫm thêm.

Step-3-Shade-the-Identified-Objects1.png

2 - Tạo các tòa công trình chung quanh
Bước 1


Sau khi đã xác định rõ các kích thước cuối cùng của cụm trung tâm, giờ là đến lúc thêm vào một vài yếu tố khác cho phối cảnh. Chúng ta cần phải để ý đến tỉ lệ của các tòa công trình sẽ như thế nào so với tòa công trình chính :
  • Một tòa công trình rộng lớn nằm phía bên phải
  • Một tòa công trình khác, tuy nhỏ nhưng cao hơn, nằm phía bên trái
  • Một tòa công trình lớn hơn nhưng cụt hơn nằm xa nhất ở mép trái của bức ảnh
Tòa công trình này sẽ được tạo ra bằng cách vẽ các đường kiến tạo từ điểm tụ đỉnh xuống, cho đến khi các đường ấy giao cắt với đường vỉa hè. Để xác định chiều cao của bề mặt này, bạn sẽ tiến hành mở rộng các đường kiến tạo từ điểm tụ bên phải đến điểm mà ở đó chúng giao cắt với mép phải của khối công trình chính.
Step-4-Identify-your-second-Building2.png

Bước 2


Tô sẫm toà công trình này lên, nhưng giữ cho đồng màu với khối trung tâm. Hãy để ý là tôi có chừa ra một khoảng hở nhỏ giữa hai tòa công trình.
Step-5-Shade-your-second-Building1.png

Bước 3


Tiếp đến, chúng ta sẽ tạo ra tòa công trình nằm ngay phía trái khối trung tâm. Để có được sự linh động, hãy đặt công trình này hơi lui ra sau cụm trung tâm, và làm cho nó cao vượt lên !

Nhằm xác định vị tri chính xác mà công trình này tiếp giáp với mặt phẳng nền, bạn sẽ cần phải cho các đường thẳng giao cắt tỏa xuống từ điểm tụ đỉnh đến cạnh thấp nhất của bức ảnh, cùng với những đường khác tỏa lên từ đường vỉa hè.
Step-6-Identify-your-third-Building1.png

Bước 4


Tô đậm tòa công trình phía bên trái lên một chút, luôn giữ cho đồng màu với khối trung tâm và tòa công trình phía bên phải.
Step-7-Shade-your-third-Building1.png

Bước 5


Cuối cùng, vẽ thêm tòa công trình nằm xa hơn, bên trái bức ảnh. Hãy làm cho nó thấp hẳn xuống, nhưng rộng hơn tòa công trình sát bên nó.

Để làm cho đơn giản tiến trình tạo ra công trình này, vì nó nằm khá xa với điểm trung tâm, tôi quyết định để nó nằm trên cùng một mặt phẳng với tòa công trình bên cạnh. Bằng cách đó, bạn không cần phải vẽ thêm các đường kiến tạo, ngoại trừ những đường tỏa ra từ điểm tụ đỉnh để xác định bề ngang của tòa công trình.
Step-8-Identify-your-last-Building1.png

Bước 6


Tô sẫm tòa công trình vừa tạo. Tất nhiên, trong bước này, tôi cũng chọn cách làm cho các tòa công trình lân cận nổi rõ hơn, bằng kiểu tô đen các đường thẳng !
Step-9-Shade-your-last-Building2.png

3 - Bắt đầu thêm các chi tiết
Bước 1
: Các cửa sổ và lối ra vào ở mặt tiền


Sử dụng các đường màu Xanh và Đỏ ở đầu bài viêt này, bạn cần phải mở rộng những đường kiến tạo trên các bề mặt của tòa công trình hướng đến các điểm tụ ngang. Luôn nhớ là đối với tòa công trình trung tâm, bạn có thể dùng đường kiến tạo dọc để định kích thước cho các cửa sổ.

Cũng hãy tìm cách giảm bớt khoảng cách và kích thước các cửa sổ, khi càng ........ đỉnh của tòa công trình (cách phối cảnh làm cho các yếu tố nằm ở xa trở nên nhỏ hơn và bị nhiều biến dạng hơn những yếu tố được đặt gần trước mắt người xem).

Step-10-Calculate-Window-Positions-and-Heights1.png
Mở rộng một loạt các đường kiến tạo giữa đường dọc trung tâm và các điểm tụ nằm ngang

Bước 2 : Tô đậm các cửa sổ và lối ra vào


Sử dụng công cụ Magic Wand để chọn những cửa sổ bạn muốn tô sẫm bằng một màu khác.

Step-11-Shade-your-Windows-and-Entrances2.png
Tất nhiên, loại màu và phong cách của bề mặt là hoàn toàn do bạn tùy chọn theo ý riêng, còn ở đây, hai thứ đó chỉ được dùng làm thí dụ để minh họa.

Bước 3 : Thêm các cửa sổ cho tòa công trình bên phải


Chúng ta sẽ thiết kế bề mặt bên phải cùng một cách như với cụm công trình trung tâm, với điều kiện là không đưa thêm vào quá nhiều chi tiết càng lúc càng nằm xa điểm trung tâm của toàn cảnh.

Chỉ cần kéo một vài đường kiến tạo từ điểm tụ đỉnh xuống và cắt ngang vỉa hè. Việc này sẽ cho phép bạn xác định được các cửa sổ thông qua các điểm giao cắt với những đường kiến tạo dẫn đến điểm tụ phải.
Step-12-Calculate-Windows-Positions-Right-Building2.png

Bước 4 : Tô sẫm các cửa sổ tòa công trình bên phải


Giống như với cụm trung tâm, bạn hãy dùng công cụ Magic Wand để chọn những cửa sổ bạn muốn tô sẫm bằng một màu khác. Hãy bảo đảm là tạo ra được ‘layer’ dành riêng cho thao tác này, như đã đề cập ở trước, trong trường hợp bạn định thêm các chi tiết khác vào phần tô sẫm. Việc này sẽ làm cho tiến trình chọn lựa trở nên đơn giản.
Step-13-Shade-Windows-and-Entrance-Right-Building1.png

Bước 5 : Thêm các cửa sổ cho tòa công trình bên trái


Chỉ việc kéo dài các đường kiến tạo từ điểm tụ đỉnh xuống và cắt qua phần vỉa hè. Điều này cho phép bạn xác định các cửa sổ thông qua những điẻm giao cắt với những đường kiến tạo dẫn đến điểm tụ bên phải.
Step-14-Identify-Windows-and-Entrance-Left-Buildings2.png
Bạn có để ý thấy cách mà tôi chỉ tập trung vào mép đỉnh của bề mặt bên phải không ? Lý do thật rõ ràng : Đó là phần duy nhất có thể nhìn thấy được, và việc kéo thêm các đường kiến tạo hướng lên có thể trở nên vô dụng.

Bước 6 : Tô sẫm bề mặt tòa công trình bên trái


Do đa số tòa công trình ở cực trái của bản vẽ sẽ nằm rất xa với điểm trung tâm, và tất cae những cửa sổ đều nằm trên cùng một mặt phẳng, nên bạn có thể tô sẫm cả các bề mặt của tòa công trình mà không sợ chúng có vể khác thường. Tôi đã thực sự linh động với các chọn lựa dành cho yếu tố nằm xa nhất, chỉ để tăng thêm vẻ hấp dẫn với một vài chi tiết ngẫu nhiên.
Step-15-Shade-Windows-Left-Buildings3.png

4 - Tăng độ nổi
Bước 1 : Thêm bầu trời


Hãy tạo thêm một ‘layer’ đằng sau tòa công trình, giữa đường chân trời và mép đỉnh của bức vẽ, sau đó là tô nó bằng một màu sáng.
Step-16-Add-a-Sky2.png

Bước 2 : Tính toán khoảng cách các trụ đèn đường


Có vẻ như bản thiết kế thiếu đi một vài chi tiết trong phần đường phố, tôi cho là chúng ta nên thêm một vào một vài cột đèn đường. Để thực hiện, trước hết, bạn phải tạo ra một mạng lưới các đường gióng để xác định khoảng cách các trụ đèn dọc trên vỉa hè. Bạn có thể tiến hành bằng cách sử dụng các đường kiến tạo vỉa hè để có những điểm giao cắt.
Step-17-Calculate-StreetLights-Height1.png

Bước 3 : Tính toán chiều cao của các trụ đèn đường


Tương tự như khi bạn dùng các đường kiến tạo vỉa hè để xác định các khoảng cách trên mặt nền, bạn có thể sử dụng đường kiến tạo dọc để xác định chiều cao của các trụ đèn. Bằng cách nối đường này với mạng lưới đường gióng đã có trước đó, bạn xác định được chiểu cao của các trụ đèn (xem lại phần khung màu xanh nhạt trong “Bước 2” ở trên).
Step-18-Draw-your-StreetLights-Height1.png

Thật tuyệt vời, thế là bạn đã hoàn thành việc phối cảnh !


Giờ hãy xem lại lần cuối bản thiết kế không có khung viền bên ngoài (vì không cần phải cho hiển thị các điểm tụ).

Step-19-Final1.png

Quan điểm của hướng dẫn này là nhằm giải thích diễn tiến của công việc, và giúp bạn nắm vững qua thực hành. Tuy vậy, khuyên bạn, trong cách sử dụng các kịch bản, bạn chỉ nên ghi nhớ các kỹ thuật ấy trong đầu, và chỉ dựa vào chúng để thiết kế những khối công trình ít chi tiết mà tự nhiên bạn sẽ đưa thêm các chi tiết vào. Nếu thực hành đủ, bạn chỉ cần một lượng rất ít các đường kiến tạo, và có thể hoàn thành những phối cảnh đầy thuyết phục.

Chúc thành công, và quan trọng hơn cả, chúc bạn vui vẻ !


Nguồn: disign tutplus
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

các bạn năm nhất KT vào điểm danh 😁
bài viết thoạt tưởng đang dạy vẽ Corel hay Illus gì đấy
@DmooN :D KT nhưng k phải năm nhất
Mà có ảnh chụp minh hoạ ko bác @tuanlionsg, chứ ngắm mấy hình miêu tả thì khối anh em chỉ có bồng bế nhau bay phấp phới vì khó tưởng tượng ạ😃
CÁI NÀY LÀ NGHỀ CUẢ MẤY BÁC KIẾN TRÚC, HOẠ VIÊN. ĐẶT CAMERA LÚC VẼ ĐỂ RENDER.
Kiến thức cơ bản bên nhà Kiến, xây dựng DD cũng có tìm hiểu,
huhuhu, bài viết hay quá cám ơn thớt, em sẽ cố gắn hấp thụ để áp dụng vào thực tế 😕
Hoan kp
ĐẠI BÀNG
8 năm
== ngày nào e cũng gặp @@ kéo trỏ chuột chạy một loạt hoa hết cả mắt ##
1 ngôi nhà quận 1 gần nơi em làm. hãy ngửa lên và trải nghiệm sẽ có nhiều điều thú vị xảy ra
18160063_1337033946384463_1117576241_o.jpg
1 ngôi nhà quận 1 gần nơi em làm. hãy ngửa lên và trải nghiệm sẽ có nhiều điều thú vị xảy ra
[​IMG]
Klq nhưng đây là Cách nhìn của “người mù” cho bác nào chưa biết!'

images.jpg
Tinhte ơi tập chung vào mảng công nghệ thôi
@tuanlionsg bạn thật tuyệt vời
Lâu lăm rồi mới thấy bài viết thể hiện chất tinhte. Động viên chủ thớt đi anh em
tuann2
TÍCH CỰC
8 năm
@duythanhnt_0409 Haha vãiCả ra.
Chỉ cần có tư duy hình học tốt thì những khái niệm trên hoàn toàn đơn giản. Trong phối cảnh, 2 đường thẳng song song sẽ giao nhau tại một điểm, nếu điểm đó càng gần thì phối cảnh bi biến dạng càng cao. Giáo trình Hính học họa hình giải thích tương đối kỹ về chủ đề náy.

Sent from mTalk
Lớp 7 cô dạy môn Mỹ Thuật cũng dạy bọn mình cái này, tuy không sâu và chi tiết như này, nhưng về căn bản là cũng tương tự thế. Ngay sau đó cô vẽ phối cảnh một cảnh công viên với 2 hàng cây, đèn, ghế,.. và cả lớp òa lên vì kinh ngạc vì vẽ xong trông nó thật quá.
Một dạng 3d nữa là hình chiếu trục đo, không có điểm tụ.
TRK
TÍCH CỰC
8 năm
@j_cage Còn 1 dang 3d nữa, là...bede cung ko có diem tụ!
blessedsword
ĐẠI BÀNG
8 năm
thích đọc những bài kiểu này hơn là quảng cáo với tâng bốc.

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019