Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới chuỗi kiện tụng giữa Qualcomm và Apple từ đầu năm nay, Qualcomm mới gửi một đơn kiện lên tóa án tại Bắc Kinh, Trung Quốc với mong muốn cấm bán và cấm sản xuất iPhone đang diễn ra hàng ngày tại quốc gia này. Động thái của Qualcomm được cho là đáp trả lại Apple trong những tuyên bố gần đây, đặc biệt là khi Apple từ chối trả khoản phí lên tới 2 tỉ USD mỗi năm cho Qualcomm.
Vụ việc kiện tụng giữa hai công ty công nghệ nổi tiếng bậc nhất ở hai lĩnh vực mà họ hoạt động gây nhiều sự chú ý cho các nhà phân tích và cộng đồng. Thậm chí trong đơn kiện mới gửi lên tòa án Trung Quốc ngày 29/9, Qualcomm yêu cầu các nhà hành pháp xem xét cấm sản xuất iPhone tại đây, một thông tin có vẻ rất nghiêm trọng khi mà việc sản xuất iPhone chủ yếu diễn ra ở Trung Quốc. Qualcomm cho rằng Apple vi phạm 3 bằng sáng chế liên quan tới quản lý nguồn và tính năng Force Touch trên vài mẫu iPhone, theo Bloomberg. Trong khi đó, Apple phản bác rằng nó vô giá trị và "những bằng sáng chế này chưa lần nào được đưa ra thảo luận giữa hai bên". Người phát ngôn của Apple cho rằng sự việc mới nhất này sẽ thất bại đối với Qualcomm.
Đây là diễn biến mới nhất trong vụ kiện tụng đã kéo dài nhiều tháng giữa hai bên khi Apple là bên khởi nguồn với cáo buộc họ phải trả khoản phí bất công cho Qualcomm. Sở dĩ Qualcomm từ nhiều năm nay đều thu của Apple một số tiền nhất định dựa trên % doanh thu của mỗi chiếc iPhone bán ra với lý do Apple sử dụng các bằng phát minh của họ và phải trả tiền cho điều đó. Apple thì cho rằng sau bao năm họ phải trả khoản chi phí đó thì giờ họ thấy nó không còn hợp lý nữa. Sự việc lên tới đỉnh điểm khi Qualcomm muốn cấm nhập khẩu iPhone vào Mỹ vì vi phạm bằng sáng chế và Apple đáp trả bằng việc không trả khoản phí lên tới 2 tỉ USD hàng năm cho Qualcomm, dẫn tới doanh thu và giá cổ phiếu của Qualcomm giảm nghiêm trọng.
Việc mất đi khoản doanh thu 2 tỉ USD mỗi năm đã khiến Qualcomm quyết định đưa sự việc ra tòa án Trung Quốc để cấm sản xuất iPhone. Dĩ nhiên đây mới chỉ là điểm khởi đầu và chưa biết kết quả bên nào sẽ thắng nhưng sẽ rất khó để iPhone không được sản xuất nữa. Trong trường hợp xấu nhất và rất khó xảy ra là iPhone bị cấm sản xuất tại Trung Quốc thì Apple buộc phải xoay xở bằng cách đồng ý trả tiền cho Qualcomm, đó cũng là nhận định của một vài nhà phân tích. Người ta cũng nhận xét động thái này của Qualcomm chỉ nhằm tấn công Apple và buộc họ phải mềm dẻo hơn mà thôi.
Vụ việc kiện tụng giữa hai công ty công nghệ nổi tiếng bậc nhất ở hai lĩnh vực mà họ hoạt động gây nhiều sự chú ý cho các nhà phân tích và cộng đồng. Thậm chí trong đơn kiện mới gửi lên tòa án Trung Quốc ngày 29/9, Qualcomm yêu cầu các nhà hành pháp xem xét cấm sản xuất iPhone tại đây, một thông tin có vẻ rất nghiêm trọng khi mà việc sản xuất iPhone chủ yếu diễn ra ở Trung Quốc. Qualcomm cho rằng Apple vi phạm 3 bằng sáng chế liên quan tới quản lý nguồn và tính năng Force Touch trên vài mẫu iPhone, theo Bloomberg. Trong khi đó, Apple phản bác rằng nó vô giá trị và "những bằng sáng chế này chưa lần nào được đưa ra thảo luận giữa hai bên". Người phát ngôn của Apple cho rằng sự việc mới nhất này sẽ thất bại đối với Qualcomm.
Đây là diễn biến mới nhất trong vụ kiện tụng đã kéo dài nhiều tháng giữa hai bên khi Apple là bên khởi nguồn với cáo buộc họ phải trả khoản phí bất công cho Qualcomm. Sở dĩ Qualcomm từ nhiều năm nay đều thu của Apple một số tiền nhất định dựa trên % doanh thu của mỗi chiếc iPhone bán ra với lý do Apple sử dụng các bằng phát minh của họ và phải trả tiền cho điều đó. Apple thì cho rằng sau bao năm họ phải trả khoản chi phí đó thì giờ họ thấy nó không còn hợp lý nữa. Sự việc lên tới đỉnh điểm khi Qualcomm muốn cấm nhập khẩu iPhone vào Mỹ vì vi phạm bằng sáng chế và Apple đáp trả bằng việc không trả khoản phí lên tới 2 tỉ USD hàng năm cho Qualcomm, dẫn tới doanh thu và giá cổ phiếu của Qualcomm giảm nghiêm trọng.
Việc mất đi khoản doanh thu 2 tỉ USD mỗi năm đã khiến Qualcomm quyết định đưa sự việc ra tòa án Trung Quốc để cấm sản xuất iPhone. Dĩ nhiên đây mới chỉ là điểm khởi đầu và chưa biết kết quả bên nào sẽ thắng nhưng sẽ rất khó để iPhone không được sản xuất nữa. Trong trường hợp xấu nhất và rất khó xảy ra là iPhone bị cấm sản xuất tại Trung Quốc thì Apple buộc phải xoay xở bằng cách đồng ý trả tiền cho Qualcomm, đó cũng là nhận định của một vài nhà phân tích. Người ta cũng nhận xét động thái này của Qualcomm chỉ nhằm tấn công Apple và buộc họ phải mềm dẻo hơn mà thôi.
Nguồn: Bloomberg