Sạc không dây, một công nghệ rất tiện lợi mà đang dần trở nên phổ biến trong thời gian quá và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Rất nhiều thứ, nhiều loại kết nối hiện tại đã bỏ đi dây nối vật lý và thay vào đó là những giao thức không dây. Nghe thì tiện đấy nhưng đằng sau nó là một kỹ thuật khá phức tạp và có nhiều vấn đề mà có thể anh em còn chưa biết. Mình sẽ phân tích về sạc không dây một cách dễ hiểu nhất để anh em có thể có một cái nhìn rõ ràng hơn về công nghệ này.
Bên trong sạc không dây có kết cấu như thế nào?
Sạc không dây là một ý tưởng công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử. Về cơ bản, cách nó hoạt động như sau:
Theo lý thuyết vật lý, đây là hiện tượng cảm ứng điện từ mà chúng ta đã được học từ hồi trung học. Khi có từ trường thay đổi tác động vào cuộn dây thì bên trong cuộn dây sẽ sinh ra dòng điện. Hiện tượng này được phát hiện ra trong một thí nghiệm của Faraday. Một điểm cần lưu ý là hiệu suất năng lượng của sạc không dây thường thấp hơn so với sạc dây. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có khá nhiều sạc không dây công suất khoảng 7.5 cho tới 10W giúp cho việc sạc diễn ra khá tốt và nhanh. Một khuyết điểm khác của sạc không dây là không thể sạc nếu có sự can thiệp của kim loại vào giữa hai cuộn dây, dẫn tới các hãng muốn tích hợp thì bắt buộc phải sử dụng vật liệu kính hoặc nhựa cho mặt lưng của máy.
Trong vòng khoảng 10 năm qua, nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã tạo ra nhiều loại chuẩn sạc không dây để tiêu chuẩn hoá công nghệ này. Tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay và có thể rất nhiều anh em đã từng nghe tới đó là chuẩn Qi, được thành lập vào năm 2008 bởi Wireless Power Consortium (WPC). Một cái tên khác cũng khá phổ biến khác có thể kể tới là Power Matters Alliance (PMA), được thành lập vào năm 2012 và chuẩn Rezence của Alliance for Wireless Power (A4WP) từ năm 2012 tới 2015.
Bên trong sạc không dây có kết cấu như thế nào?
Sạc không dây là một ý tưởng công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử. Về cơ bản, cách nó hoạt động như sau:
- Một tấm phẳng bên trong có chứa một cuộn dây / lõi dây để tạo ra trường điện từ. Những trường điện từ này mang theo trong nó năng lượng.
- Bên trong thiết bị sẽ có một cuộn dây khác có nhiệm vụ chuyển hoá những điện trường đó trở lại thành dòng điện. Cách hoạt động này bị giới hạn phạm vi, do đó chỉ khi đủ gần thì hiện tượng này mới xảy ra.
Theo lý thuyết vật lý, đây là hiện tượng cảm ứng điện từ mà chúng ta đã được học từ hồi trung học. Khi có từ trường thay đổi tác động vào cuộn dây thì bên trong cuộn dây sẽ sinh ra dòng điện. Hiện tượng này được phát hiện ra trong một thí nghiệm của Faraday. Một điểm cần lưu ý là hiệu suất năng lượng của sạc không dây thường thấp hơn so với sạc dây. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có khá nhiều sạc không dây công suất khoảng 7.5 cho tới 10W giúp cho việc sạc diễn ra khá tốt và nhanh. Một khuyết điểm khác của sạc không dây là không thể sạc nếu có sự can thiệp của kim loại vào giữa hai cuộn dây, dẫn tới các hãng muốn tích hợp thì bắt buộc phải sử dụng vật liệu kính hoặc nhựa cho mặt lưng của máy.
Trong vòng khoảng 10 năm qua, nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã tạo ra nhiều loại chuẩn sạc không dây để tiêu chuẩn hoá công nghệ này. Tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay và có thể rất nhiều anh em đã từng nghe tới đó là chuẩn Qi, được thành lập vào năm 2008 bởi Wireless Power Consortium (WPC). Một cái tên khác cũng khá phổ biến khác có thể kể tới là Power Matters Alliance (PMA), được thành lập vào năm 2012 và chuẩn Rezence của Alliance for Wireless Power (A4WP) từ năm 2012 tới 2015.
Về chuẩn Qi
Như mình đã đề cập từ bên trên, chuẩn Qi là chuẩn sạc không dây phổ biến nhất thế giới hiện tại. Hầu hết các thiết bị thông minh hiện nay tích hợp sạc không dây đều là tích hợp chuẩn Qi. Nó được đưa ra vào năm 2008 và thiết bị đầu tiên trang bị công nghệ sạc không dây Qi là chiếc Nokia Lumia 920 được ra mắt vào năm 2012.
Chuẩn Qi tập trung cơ bản vào khả năng điều tiết năng lượng. Những bộ sạc không dây dùng tiêu chuẩn này có dạng một bề mặt phẳng, vì nó giúp phân phối năng lượng ổn định và hợp lí hơn. Những thiết bị có tích hợp chuẩn Qi có thể điều chỉnh lượng sạc cho thiết bị và tự chuyển sang chế độ chờ khi thiết bị đã đầy pin. Những bộ sạc này chỉ hoạt động khi các thiết bị tiêu thụ chúng đặt lên bên trên, còn khi không có thiết bị thì chúng tự chuyển sang chế độ chờ, không kích hoạt để tiết kiệm điện trong cả quá trình.
Sạc không dây cho Razer Phone 2, Pixel 3 và Mi Mix 3
Hiện tại, rất nhiều hãng điện thoại đưa sạc không dây Qi lên các thiết bị xịn nhất của mình. Không giống như Nokia đem chuẩn này lên máy của họ từ rất sớm, vào cùng thời điểm đó, các hãng như LG hay Samsung đều không trang bị sạc không dây cho máy của mình, mãi cho tới chiếc Nexus 4 hay Galaxy S6. Apple thì lại đợi rất lâu, mãi đến 2017 thì họ mới tích hợp sạc không dây vào iPhone, ngoài ra công ty còn giới thiệu một thiết bị sạc không dây có tên AirPower có thể sạc nhiều thiết bị cùng lúc, nhưng tới giờ vẫn chưa thấy đâu 😁
Tại sao rất nhiều công ty sử dụng Qi, một số khác lại không?
Mục tiêu của WPC là đẩy mạnh một tiêu chuẩn chung cho việc sạc không dây trên toàn thế giới. Tổ chức này muốn tích hợp chuẩn sạc này vào các thiết bị một cách liền mạch, trơn tru. Hiệu suất sạc sẽ tốt hơn khi thiết bị được "gắn" vào miếng sạc thông qua nam châm. Ngoài ra, chuẩn Qi còn cho phép thiết bị được điều khiển sạc thông minh hơn, nó có thể phát hiện rằng khi nào điện thoại đã được sạc đầy vào sẽ dừng việc "gửi đi các năng lượng" để phòng hờ việc hư hỏng. Giới hạn của chuẩn này là việc sạc nhanh hay chậm, có được tối ưu hoá hay không, phụ thuộc vào hành vi sạc, chỉ sạc một máy vào một thời điểm là tốt nhất.
Tuy nhiên bên cạnh đó, một số công ty lại ghi nhận rằng rất nhiều người lại sở hữu cùng lúc nhiều thiết bị thông minh. Từ đó, nhiều tổ chức khác như PMA được thành lập. PMA ban đầu cũng ứng dụng sạc cảm ứng từ làm cơ sở, tương tự như chuẩn Qi. Nhưng họ phát triển sâu vào việc sạc cộng hưởng, từ đó bỏ đi giới hạn mà chuẩn Qi vốn có.
Quảng cáo
Đó là lý do tại sao Samsung lại sử dụng phối hợp cả chuẩn Qi và PMA cho thiết bị Galaxy S6 của họ. Với khả năng sạc cộng hưởng, thiết bị có thể sạc với khoảng cách xa khoảng vài centimet so với tấm sạc, rất phù hợp cho những người thích xài điện thoại trong lúc sạc. Trong khi WPC đang cố gắng đưa khả năng sạc cộng hưởng vào chuẩn Qi, vấn đề của họ là gặp nhiều yếu tố và vấn đề tương thích với các thiết bị, làm cho việc sạc bị kém hiệu quả.
Tương lai dành cho sạc không dây
Với những thứ liên quan tới thiết bị và tiêu chuẩn nói trên, không thể phủ nhận rằng sạc không dây sẽ trở thành một chuẩn cần thiết cho tương lai. Đã có nhiều thông tin về việc WPC và PMA sẽ sát nhập với nhau thành một để trở thành một tiêu chuẩn sạc không dây duy nhất để tất cả các thiết bị khác dùng chung với nhau.
Cả hai công ty này đều đang cố gắng phát triển hơn công nghệ của họ dành cho điện thoại thông minh và các thiết bị gia dụng khác. WPC đã làm việc với công ty chuyên sản xuất nội thất IKEA để đưa sạc không dây vào các thiết bị ngoại vi trong văn phòng như bàn làm việc hoặc ghế. PMA thì đang giới thiệu sạc không dây cho các hệ thống nhà hàng và các cơ sở khác, như McDonald's hay Starbucks với các bàn sạc không dây.
Còn anh em thì sao, có đang sử dụng sạc không dây chứ? Và cảm nhận của anh em về sạc dây / không dây như thế nào, mời cùng chia sẻ trong topic để anh em cùng thảo luận :D
Tham khảo: GadgetMatch