Khi dùng thuốc, đặc biệt các loại kháng sinh, các bác sĩ thường dặn bệnh nhân phải kiêng rượu bia. Phần lớn mọi người cũng cho rằng, sử dụng rượu bia sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh, giảm tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh, hay thậm chí còn có thể làm mất tác dụng của thuốc... Nhưng thực tế, bia rượu không hề làm giảm tác dụng hay làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh.
Lời khuyên không nên sử dụng bia rượu khi dùng thuốc kháng sinh là đúng hoàn toàn, kể cả khi cơ thể khỏe mạnh, rượu bia cũng không hề có lợi gì cho sức khỏe. Khi bị bệnh, uống rượu bia càng làm cơ thể yếu mệt hơn.
Quay ngược lại lịch sử một chút, có hai lý do chính mà các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải kiêng bia rượu khi dùng kháng sinh, nhưng cả 2 lý do này đều không liên quan gì đến phản ứng phụ của thuốc hay do tác hại khi dùng kháng sinh mà vẫn uống rượu bia. Thuốc kháng sinh chỉ mới bắt đầu được sử dụng tương đối rộng rãi từ năm 1943, ban đầu chỉ dùng trong quân đội mà thôi, sau đó mới được dùng cho tất cả mọi người. Loại kháng sinh đầu tiên mà con người sử dụng là penicillin. Thời đó, sản xuất ra penicillin khó khăn nên penicillin cực kỳ quý hiếm và đắt. Penicillin được sử dụng cho các binh sĩ của Anh bị thương ở mặt trận Bắc Phi trong thế chiến thứ II. Do penicillin rất khan hiếm, nên các binh sĩ sử dụng thuốc được yêu cầu giữ lại nước tiểu của mình. Penicillin sẽ được tách ra từ nước tiểu của các binh lính dùng thuốc và bào chế lại. Nhưng do uống bia, các binh sĩ sẽ đi tiểu nhiều, nên nước tiểu bị loãng, việc bào chế sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy mà cấp trên đã ra lệnh cho binh sĩ cấm uống bia khi dùng penicillin.
Thêm một lý do nữa đó là, thời kỳ đầu penicillin được sử dụng để điều trị hầu hết tất cả các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases - STDs) như lậu, giang mai... Các bác sĩ lo ngại rằng, khi sử dụng nhiều bia rượu, bệnh nhân càng khó kiềm chế, dễ bị kích thích, nhiều khả năng sẽ quan hệ tình dục sau khi say rượu và làm lây bệnh cho người khác. Chính vì vậy, mà các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân không uống rượu bia khi dùng penicillin để điều trị bệnh, chỉ được dùng rượu bia lại sau khi đã khỏi bệnh hoàn toàn. Chứ hoàn toàn không phải do bia rượu làm mất hay giảm tác dụng của penicillin, cũng không phải bia rượu làm tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ khi dùng penicillin.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nên sử dụng bia rượu khi dùng thuốc kháng sinh, bởi vì chúng ta dễ bị các phản ứng phụ hơn khi dùng cả bia rượu và các loại thuốc. Một số loại kháng sinh như Metronidazole, Tinidazole, Sulfamethoxazole và Trimethoprim (Biseptol)... nếu dùng kèm bia rượu dễ làm chúng ta đau đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim. Kháng sinh Linezolid nếu dùng với đồ uống có cồn dễ làm bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Tóm lại, bia rượu không hề làm giảm hay mất tác dụng của thuốc kháng sinh nhưng bất kể dù có dùng thuốc nào đi chăng nữa, khi ốm đau, hãy kiêng bia rượu! Đợi đến khi khỏe hẳn mới nên dùng lại, mà cần uống hạn chế, vừa phải, có ý thức để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho cả gia đình và xã hội.
Lời khuyên không nên sử dụng bia rượu khi dùng thuốc kháng sinh là đúng hoàn toàn, kể cả khi cơ thể khỏe mạnh, rượu bia cũng không hề có lợi gì cho sức khỏe. Khi bị bệnh, uống rượu bia càng làm cơ thể yếu mệt hơn.
Quay ngược lại lịch sử một chút, có hai lý do chính mà các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải kiêng bia rượu khi dùng kháng sinh, nhưng cả 2 lý do này đều không liên quan gì đến phản ứng phụ của thuốc hay do tác hại khi dùng kháng sinh mà vẫn uống rượu bia. Thuốc kháng sinh chỉ mới bắt đầu được sử dụng tương đối rộng rãi từ năm 1943, ban đầu chỉ dùng trong quân đội mà thôi, sau đó mới được dùng cho tất cả mọi người. Loại kháng sinh đầu tiên mà con người sử dụng là penicillin. Thời đó, sản xuất ra penicillin khó khăn nên penicillin cực kỳ quý hiếm và đắt. Penicillin được sử dụng cho các binh sĩ của Anh bị thương ở mặt trận Bắc Phi trong thế chiến thứ II. Do penicillin rất khan hiếm, nên các binh sĩ sử dụng thuốc được yêu cầu giữ lại nước tiểu của mình. Penicillin sẽ được tách ra từ nước tiểu của các binh lính dùng thuốc và bào chế lại. Nhưng do uống bia, các binh sĩ sẽ đi tiểu nhiều, nên nước tiểu bị loãng, việc bào chế sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy mà cấp trên đã ra lệnh cho binh sĩ cấm uống bia khi dùng penicillin.
Thêm một lý do nữa đó là, thời kỳ đầu penicillin được sử dụng để điều trị hầu hết tất cả các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases - STDs) như lậu, giang mai... Các bác sĩ lo ngại rằng, khi sử dụng nhiều bia rượu, bệnh nhân càng khó kiềm chế, dễ bị kích thích, nhiều khả năng sẽ quan hệ tình dục sau khi say rượu và làm lây bệnh cho người khác. Chính vì vậy, mà các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân không uống rượu bia khi dùng penicillin để điều trị bệnh, chỉ được dùng rượu bia lại sau khi đã khỏi bệnh hoàn toàn. Chứ hoàn toàn không phải do bia rượu làm mất hay giảm tác dụng của penicillin, cũng không phải bia rượu làm tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ khi dùng penicillin.
Không nên uống rượu bia khi đang bị bệnh
Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nên sử dụng bia rượu khi dùng thuốc kháng sinh, bởi vì chúng ta dễ bị các phản ứng phụ hơn khi dùng cả bia rượu và các loại thuốc. Một số loại kháng sinh như Metronidazole, Tinidazole, Sulfamethoxazole và Trimethoprim (Biseptol)... nếu dùng kèm bia rượu dễ làm chúng ta đau đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim. Kháng sinh Linezolid nếu dùng với đồ uống có cồn dễ làm bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Tóm lại, bia rượu không hề làm giảm hay mất tác dụng của thuốc kháng sinh nhưng bất kể dù có dùng thuốc nào đi chăng nữa, khi ốm đau, hãy kiêng bia rượu! Đợi đến khi khỏe hẳn mới nên dùng lại, mà cần uống hạn chế, vừa phải, có ý thức để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho cả gia đình và xã hội.