Suy cho cùng, nguyên do chủ yếu khiến phía Mỹ đang cố gắng dồn Huawei vào chân tường chung quy cũng chỉ vì những cáo buộc Huawei có liên quan mật thiết tới chính quyền Trung Quốc. Mối liên hệ này biến Huawei trở thành mối nguy cho an ninh quốc gia và nỗi lo Huawei sử dụng thiết bị của họ để thu thập thông tin tình báo cho Trung Quốc. Đã rất nhiều lần tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc phủ nhận những cáo buộc, nhưng lời nói và việc làm hình như không giống nhau.
Lý do là, vừa rồi tờ Telegraph có một bài viết đưa tin việc các hacker Trung Quốc đã “chọc ngoáy” vào thiết bị 5G để hạ uy tín của các tập đoàn phương Tây cạnh tranh trực tiếp với Huawei, trong đó có Nokia và Ericsson. Theo những nguồn tin bên trong nội bộ chính phủ Anh và của ngành công nghiệp viễn thông, “phía Bắc Kinh tìm thấy những lỗi bảo mật trong các thiết bị cơ sở hạ tầng 5G” cho những tester để phá kết quả thử nghiệm băng thông 5G của Nokia và Ericsson, từ đó khiến Huawei có thêm lợi thế cạnh tranh. Việc thử nghiệm này sử dụng “những kỹ thuật can thiệp vào thiết bị để tìm ra điểm yếu, sau đó những điểm yếu này được Trung Quốc gửi cho những người tham gia thử nghiệm thiết bị để chắc chắn rằng đồ của Nokia và Ericsson không đủ bảo mật.”
Vấn đề bảo mật trong thiết bị viễn thông của Huawei tồn tại ở hai khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, phần cứng và phần mềm có những lỗ hổng đáng sợ vì quá trình thử nghiệm và kiểm tra lỗi được thực hiện một cách cẩu thả. Trước đó, phía cơ quan phản gián Anh đã có một tài liệu cho rằng thiết bị của Huawei thiếu bảo mật trầm trọng. Vấn đề nằm ở chỗ, Huawei tự nhận họ bỏ ra nhiều tỷ USD để đầu tư cho việc cải thiện tình hình bảo mật của thiết bị họ sản xuất. Đó cũng chính là vấn đề các đối thủ cạnh tranh của họ cũng sẽ gặp phải, vì không có thiết bị nào bảo mật tuyệt đối được.
Lý do là, vừa rồi tờ Telegraph có một bài viết đưa tin việc các hacker Trung Quốc đã “chọc ngoáy” vào thiết bị 5G để hạ uy tín của các tập đoàn phương Tây cạnh tranh trực tiếp với Huawei, trong đó có Nokia và Ericsson. Theo những nguồn tin bên trong nội bộ chính phủ Anh và của ngành công nghiệp viễn thông, “phía Bắc Kinh tìm thấy những lỗi bảo mật trong các thiết bị cơ sở hạ tầng 5G” cho những tester để phá kết quả thử nghiệm băng thông 5G của Nokia và Ericsson, từ đó khiến Huawei có thêm lợi thế cạnh tranh. Việc thử nghiệm này sử dụng “những kỹ thuật can thiệp vào thiết bị để tìm ra điểm yếu, sau đó những điểm yếu này được Trung Quốc gửi cho những người tham gia thử nghiệm thiết bị để chắc chắn rằng đồ của Nokia và Ericsson không đủ bảo mật.”
Vấn đề bảo mật trong thiết bị viễn thông của Huawei tồn tại ở hai khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, phần cứng và phần mềm có những lỗ hổng đáng sợ vì quá trình thử nghiệm và kiểm tra lỗi được thực hiện một cách cẩu thả. Trước đó, phía cơ quan phản gián Anh đã có một tài liệu cho rằng thiết bị của Huawei thiếu bảo mật trầm trọng. Vấn đề nằm ở chỗ, Huawei tự nhận họ bỏ ra nhiều tỷ USD để đầu tư cho việc cải thiện tình hình bảo mật của thiết bị họ sản xuất. Đó cũng chính là vấn đề các đối thủ cạnh tranh của họ cũng sẽ gặp phải, vì không có thiết bị nào bảo mật tuyệt đối được.
Khía cạnh thứ hai, chính là thế giới ngầm của những gián điệp quốc tế. Huawei đã từ lâu bị cáo buộc sử dụng thiết bị để thu thập thông tin tình báo cho Trung Quốc. Khi hệ thống 5G của Huawei được lắp đặt, mọi thứ dữ liệu được truyền và nhận qua mạng viễn thông này hoàn toàn có thể được thiết bị của Huawei thu thập lại, và có trời (và chính Huawei) mới biết họ sẽ làm gì với lượng dữ liệu khổng lồ đó.
Dự kiến tháng này, giai đoạn thử nghiệm 5G sẽ hoàn tất, và phía Trung Quốc kỳ vọng rằng giai đoạn này có thể bị lợi dụng để làm tăng uy tín cho sự bền vững khi các quốc gia châu Âu sử dụng thiết bị cơ sở hạ tầng của Huawei. Dù Mỹ cấm các nhà mạng sử dụng thiết bị của Huawei, nhưng nhiều quốc gia châu Âu, đồng minh của Mỹ lại có 90 ngày để quyết định, trong đó có Đức. Phía Mỹ cho rằng Huawei sẽ không thể vượt qua bài test 5G tại châu Âu, vì thế những nguồn tin Trung Quốc cho hacker phá hoại Nokia và Ericsson lại trở nên hợp lý. Nếu sản phẩm của họ tệ, thì cách nhanh nhất chính là khiến các đối thủ trở nên tệ hơn. Cẩn tắc vô áy náy.
Bản thân Huawei là một lựa chọn mang tính kinh tế khi thiết bị của họ được bán với mức giá rất hời. Các cáo buộc của phía Mỹ cho rằng, đồ Huawei rẻ nhờ được nhà nước chống lưng để thực hiện những chuyện mờ ám. Nhưng nói gì thì nói, với khoản tiền khổng lồ đổ vào việc phát triển công nghệ, Huawei vẫn đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường công nghệ viễn thông 5G ở thời điểm hiện tại. Loại Huawei ra khỏi cuộc chơi, nhiều quốc gia sẽ chậm triển khai 5G, và khiến thị trường bớt cạnh tranh, khiến cho việc đàm phán giá cả thiết bị 5G trở nên khó khăn với nhiều nước.
Lệnh cấm của Mỹ khiến Huawei bắt đầu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, và họ sẽ cần đến rất nhiều may mắn và càng nhiều sự giúp đỡ càng tốt. Nhưng không phải binh pháp nào cũng sẽ hiệu quả. Nếu cáo buộc được đăng trên tờ Telegraph này là thật, thì nó sẽ khiến Huawei gặp tác hại ngược, đó là khiến phương Tây tránh xa.
Theo Forbes