Trong quá khứ, đã có không ít lần Apple chứng minh với thế giới rằng, họ, hay chí ít là những vị giám đốc tài ba dưới mái nhà Cupertino, California chứng minh được khả năng tư duy ở tầm vĩ mô, và họ có khả năng quan sát những thay đổi của thị trường, của các đối thủ cạnh tranh và từ đó đưa ra những dự báo cũng như tái cơ cấu lại chính mô hình của tập đoàn để tăng cơ hội cạnh tranh trong tương lai.
Lần này cũng không khác biệt cho lắm. Mặc dù Samsung và Huawei đều đã lần lượt giới thiệu chiếc điện thoại màn hình gập của họ, mang tên Galaxy Fold và Mate X, nhưng ngay từ năm 2011, Apple đã trình lên Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) tài liệu đăng ký bản quyền một thiết bị sử dụng màn hình dẻo, có thể gập lại được.
Đến ngày 22/07/2014, họ được cấp bằng sáng chế cho thiết bị này. Đến ngày 14/02 vừa rồi, như mình đã đưa tin đến với anh em, Apple lại tiếp tục gửi tài liệu về thiết bị màn gập lên USPTO. Đây hoàn toàn không phải một thiết kế mới. Nó giống hệt những hình ảnh đã có trong tài liệu 8 năm về trước Apple đăng ký bản quyền. Hành động này của Apple chỉ đơn thuần là duy trì quyền sở hữu bằng sáng chế thiết bị đó mà thôi, tránh “đêm dài lắm mộng”, các hãng khác tiện tay mượn tạm thiết kế để tung ra sản phẩm có tính năng tương tự.
Lần này cũng không khác biệt cho lắm. Mặc dù Samsung và Huawei đều đã lần lượt giới thiệu chiếc điện thoại màn hình gập của họ, mang tên Galaxy Fold và Mate X, nhưng ngay từ năm 2011, Apple đã trình lên Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) tài liệu đăng ký bản quyền một thiết bị sử dụng màn hình dẻo, có thể gập lại được.
Đến ngày 22/07/2014, họ được cấp bằng sáng chế cho thiết bị này. Đến ngày 14/02 vừa rồi, như mình đã đưa tin đến với anh em, Apple lại tiếp tục gửi tài liệu về thiết bị màn gập lên USPTO. Đây hoàn toàn không phải một thiết kế mới. Nó giống hệt những hình ảnh đã có trong tài liệu 8 năm về trước Apple đăng ký bản quyền. Hành động này của Apple chỉ đơn thuần là duy trì quyền sở hữu bằng sáng chế thiết bị đó mà thôi, tránh “đêm dài lắm mộng”, các hãng khác tiện tay mượn tạm thiết kế để tung ra sản phẩm có tính năng tương tự.
Nếu để ý một chút, anh em hoàn toàn có thể dự đoán những thay đổi trong thị trường thiết bị công nghệ nói chung và smartphone nói riêng, chỉ từ những bằng sáng chế của các tập đoàn khổng lồ. Hoặc chí ít, dựa vào những bằng sáng chế đó, anh em cũng có thể phần nào đoán được các ông lớn đang dự tính điều gì cho tương lai. Những thông tin về bằng sáng chế thực sự không hề khó tìm, vì anh em nước ngoài “đói tin tức”, có gì mới mẻ là làm bài update ngay, không hề khó tìm như trước nữa. Xét riêng trào lưu điện thoại màn hình gập đang rất nóng những ngày gần đây tại MWC đang tổ chức ở Barcelona, việc Apple đứng ngoài cuộc đua xem chừng là rất khó xảy ra.
Nhưng không chỉ dừng lại ở iPhone, trong tài liệu đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, Apple viết “thiết bị điện tử với màn hình dễ uốn cong”. Câu này khiến anh em mê công nghệ cũng như các nhà phân tích không thể bỏ qua khả năng Apple không chỉ làm iPhone màn hình gập, mà biết đâu còn có cả iPad và Macbook?
Theo nhà phân tích Micheal Maven, đây chỉ là một trong số rất nhiều lần những bộ óc kinh doanh đại tài ở Cupertino áp dụng lối tư duy mang tên ROAR – Ratio of Accurate Results. Nếu anh em chưa biết thì, ROAR có thể coi như một phiên bản mở rộng của Nguyên lý Pareto, trong đó nói rằng “trong nhiều sự kiện, khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra”. Xét đến kinh doanh, nguyên lý Pareto có thể biến đổi thành “80% doanh thu đến từ 20% số khách hàng”, và cũng là quy luật phổ biến trong kinh doanh hiện tại.
Cầu thang hai ở mỗi bên dẫn lên và dẫn xuống ở Apple Store Orchard là nét hấp dẫn bạn. Nó được làm bằng đá với mức độ hoàn thiện tinh xảo, khó mà cao cấp hơn được.
Tuy nhiên những cái đầu đầy sạn ở Apple thì nghĩ theo tỷ lệ khác, đó là 80:15:4:1, chứ không phải 80:20. Con số 1 này ám chỉ số lượng ít ỏi những nhà kinh doanh biết nghĩ khác. Lấy ví dụ cứ 10 người vào cửa hàng thì có 1 người mua hàng. Những nhà kinh doanh bình thường sẽ nghĩ cách để có 20 người vào cửa hàng, để có 2 người mua, tăng gấp đôi doanh thu. Nhưng 1% ít ỏi này nghĩ cách làm tăng tỷ lệ người mua hàng trong chính 10 người ban đầu, tăng doanh thu lên gấp vài lần.
Giờ chúng ta sẽ đem cách suy nghĩ này áp vào trường hợp của Apple hiện tại. Họ hiểu rất rõ màn hình OLED có khả năng uốn cong tốt hơn nhiều thế hệ màn hình LED thông thường. Khi đăng ký bản quyền thương hiệu, Apple đã nói rất rõ ràng họ không chỉ muốn làm iPhone màn hình gập, mà còn muốn tạo ra cả một dải sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng và nhu cầu hơn. Thay vì tìm thêm 20 khách hàng tiềm năng để tăng tỷ lệ người mua iPhone, vốn đã rất khó kiếm ở thời điểm hiện tại, Apple mở rộng luôn sang những người có nhu cầu sắm Macbook, iPad, hoặc các thiết bị mới được hưởng lợi từ ưu điểm của màn hình gập.
Quảng cáo
Hình ảnh chiếc iPhone nắp gập dạng ý tưởng do người dân cung cấp chứ không phải của Apple.
Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận vấn đề 1 chiều như thế này thì sẽ rất thiên vị cho Apple. Lý do là, Samsung hiện tại đang có lợi thế về mặt sản xuất, vì họ tự làm được màn hình dẻo, màn hình OLED và các công nghệ panel khác. Thậm chí 100% lượng màn hình OLED mà Apple nhập về lắp ráp cho thiết bị của họ, 1 năm sau khi iPhone X được giới thiệu đều là của Samsung sản xuất chứ không ai khác cả.
Như vậy là, Apple cũng đang cần phải áp dụng chính cách tư duy đang giúp họ thành công để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, cũng như có thị phần cao hơn. Hiện tại, chiến lược đặt giá cao cho sản phẩm high end (iPhone XS, XS Max) để kích cầu sản phẩm tầm thấp hơn (iPhone XR) vẫn đang giúp Apple đạt được thành công, nhưng họ sẽ thành công được bao lâu nữa, chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này.
Và rồi, năm 2020 chắc chắn sẽ là một năm vô cùng phấn khích cho những anh em mê thiết bị công nghệ.
Quảng cáo