"Tích góp" cẩm nang cho semi-untethered jailbreak 2016

phamtuananh2085
25/8/2016 4:57Phản hồi: 20
"Tích góp" cẩm nang cho semi-untethered jailbreak 2016
Trong quá trình sử dụng và jailbreak máy (cụ thể là iPhone), đặc biệt là khi tool jailbreak đã quay trở lại trên iphone ở các bản iOS từ 9.2 đến 9.3.3 trong thời gian gần đây, hoạt động trong môi trường semi (bán tháo) thì mình cũng có khá nhiều "vấn đề" thắc mắc. Nhất là khi Apple vừa mới khóa sign 9.3.2 và 9.3.3 thì việc "tích góp" chia sẻ các "kinh nghiệm" là việc làm cần thiết cho cả người đã và chuẩn bị jailbreak máy để hạn chế bớt một số lỗi. Qua quá trình tìm hiểu cũng như tham khảo những kinh nghiệm của người "đi trước" mình có tổng hợp được một số giải đáp cho các thắc mắc đó nhưng cũng chỉ là nhận định của riêng cá nhân nên mình xin post lên cho anh em tham khảo và góp ý thêm.
-------------------------------------------------------------------------------------
Câu hỏi:

Semi-untetherd jailbreak là gi? Rồi lại còn jailbreak untethered, jailbreak tethered là gì nữa, sao cứ rối tung lên hết cả? Và tool mới ra mắt là loại nào?
Giải đáp:
Nói chung đó cũng chỉ là các thuật ngữ của "dân trong ngành" nói chuyện với nhau nên cũng khó mà dịch sát nghĩa của nó theo tiếng Việt, có điều để hiểu cơ bản về nó thì xin giải thích dễ hiểu là như thế này.
  • Tethered Jailbreak : là để chỉ các phương thức jailbreak thiết bị chỉ ở trạng thái tạm thời với sự hỗ trợ can thiệp vào kernel "độc quyền" của Apple bởi một công cụ jailbreak (ví dụ như pc chẳng hạn) và trạng thái này chỉ tồn tại trong một "phiên" hoạt động của thiết bị. Các phương thức này chưa đủ "mạnh" để có thể "tự" can thiệp vào kernel của Apple lần nữa khi thiết bị được tắt nguồn, khởi động lại lần tiếp theo. Kết quả là nếu không có sự trợ giúp của các công cụ jailbreak lần nữa thì thiết bị sẽ không tự khởi động được và "treo táo". Thường các phương thức này được dùng rất "đại trà" trong phòng thí nghiệm.
  • Semi-tethered Jaibreak: nhận thấy được sự "lợi hại" của Tethered Jailbreak nên Semi-tethered ra đời để hỗ trợ cho việc khởi động lại thiết bị khi được jailbreak bằng phương thức tethered nhưng lúc đó thiết bị sẽ bị mất trạng thái jailbroken và trở lại là một thiết bị "chính chủ" của Apple. Nếu anh nào muốn "tước quyền" của Apple lần nữa thì lại phải cắm vào pc làm lại quá trình tethered jailbreaking từ đầu.
  • Untethered Jailbreak: là các phương thức jailbreak chỉ cần các công cụ jailbreak can thiệp vào kernel chỉ một lần duy nhất. Nó có thể tự giải mã và chạy lại code kernel trong các lần khởi động tiếp theo của thiết bị nên trạng thái jailbreak có thể theo xuyên suốt với hệ thống gốc nên các thiết bị jailbreak bởi phương thức này sẽ hoạt động "khá" ổn định ít lỗi hơn các phương thức khác.
  • Semi-Untethered Jailbreak: Với sự "kháng cự kiên cường" của Apple nên đôi khi các phương thức jailbreak không thể tấn công và chiếm lĩnh hoàn toàn kernel được. Vậy khi mà một anh không chống cự hoàn toàn được, một anh thì không tấn công hoàn toàn được, thôi thì "bắt tay" sống chung với nhau cho đỡ sức đầu mẻ trán. Thế là anh stock và anh jailbreak sống chung với nhau trong một môi trường semi-bán tháo, khi nào khởi động lại thì trao quyền cho anh stock, khi nào được kích hoạt thì anh jailbreak chiếm quyền và thiết bị ở phương thức này sẽ tự khởi động, tự jailbreak mà không cần một sự trợ giúp nào của "anh Win và anh Mac" nữa. Tool mới ra mắt gần đây chính là dùng phương thức này, nhưng có sự giới hạn là chỉ dùng cho thiết bị hỗ trợ nền tảng 64 bit và chỉ hỗ trợ cho iOS từ 9.2 đến 9.3.3 mà thôi.
-------------------------------------------------------------------------------------
Câu hỏi:
Tại sao tôi jailbreak máy bằng tool English có tích vào tùy chọn gia hạn chứng chỉ rồi mà vào một ngày "đẹp trời" nó lại bắt tôi xác minh lại? Và cũng tương tự như thế cũng có trường hợp không xác minh được luôn?

Giải đáp:
Cái này thì có nhiều vấn đề có thể liên quan. Vấn đề quên tích thì không nói nhé. Vấn đề quan trọng nhất và cũng có thể trả lời cho bất cứ giải đáp nào là phương thức Semi-Untethered Jailbreak thì không ổn định bằng Untethered Jailbreak và đươg nhiên không ổn định thì sẽ vẫn còn một số bug chưa được các "chuyên gia" phát hiện.

Các vấn đề khác có liên quan:
  • File hosts: tool English dùng cách thức "đánh lừa" hệ thống trong việc xác minh chứng chỉ bằng cách ngăn chặn hệ thống kết nối trực tiếp tới server Apple vì thế trong file host sẽ có dòng text 127.0.0.1 ocsp.apple.com. Vì một lý do nào đó mà nội dung của dòng text này có thể bị thay đổi hoặc chính file hosts này bị lỗi, bị xóa mất (ví dụ như trong quá trình fix lỗi máy lock, dùng các cách, các tweak để chặn quản cáo, chặn cập nhật, vì "táy máy" sửa, xóa như mình chẳng hạn ... ) sẽ bị mất xác minh app Pangu, các bạn nhớ kiểm tra lại. Mà thường gặp trường hợp không cho xác minh thì chạy lại tool thôi chứ làm được gì đâu mà kiểm tra.
  • Cài đặt Profile để ngăn auto update: việc cài đặt hoặc xóa các profile như vậy trên thiết bị cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ cấu xác minh và chặn cập nhật có sẵn của tool jailbreak, cái này thì cũng nhiều lần bị nên đoán vậy. Bản thân khi chạy tool để cài app Pangu từ pc sang iphone thì mặc định sau khi khởi động lại máy cho dù là chưa jailbreak máy cũng sẽ không check và cập nhật OS qua OTA được rồi nên khỏi chặn chi cho mất công. Ở đây cũng xin nói thêm là cài app pangu bằng pc xong khởi động lại máy thì nó mới chặn cập nhật nhé chứ chưa khởi động lại thì nó vẫn download về như thường (trên iOS thường các thay đổi chỉ khi reprisng hoặc reboot lại hệ thống thì các thay đổi đó mới được "hiểu" và thực thi), và vì gói cài đặt cập nhật bản 9.3.4 ở các phiên bản iOS gần nó, đặc biệt là ở 9.3.3 có dung lượng khá nhỏ (khoảng gần 30MB) khi cắm cáp với tốc độ mạng nhanh nó tải nhanh lắm sẽ dễ bị dính thông báo ở mục Cài đặt nên tốt nhất khi cắm cáp vào itunes thì bật chế độ Máy bay lên và tắt đi khi rút cáp ra để xác minh ứng dụng.
  • Thay đổi tên của thiết bị: vấn đề này thì hơi "nhạy cảm" nên cũng không chắc lắm, nhưng nhiều lần bị để ý thì thấy thế. Trong bước cài đặt app Pangu bằng pc khi cắm vào pc nếu thiết bị tắt màn hình, ở màn hình khóa, hoặc đang chạy một màn hình của ứng dụng nào đó trên màn hình thì sẽ khó thấy thông báo "Tin cậy máy tính này", lúc đó tool Impactor trên máy tính sẽ chỉ hiện thị dấu chấm hỏi (cũng có thể để một lúc sau thì nó hiện lại tên thiết bị, nhưng lúc này ta chưa bấm tin cậy). Tốt nhất là nên mở màn hình thiết bị lên, cắm vào pc xem kỹ nó có báo gì không rồi mới mở Cydia Impactor lên.
cydiaimpactor.png
Hoặc khi jailbreak thiết bị là một tên khác, nhưng trong quá trình sử dụng thì ta lại vào Cài đặt chung => phần Giới thiệu để đổi tên thiết bị. Những việc trên cũng có thể làm cho máy bắt xác minh lại app Pangu khi khởi động lại thiết bị, nhưng trường hợp này thì chỉ cần bấm xác minh lại là ok.​
Trong phần lớn các trường hợp bắt xác minh lại nhưng không thể xác minh được thì buộc phải chạy lại tool cài lại app Pangu thì mọi thứ liên quan tới jailbreak mới có thể hoạt động lại được.

-------------------------------------------------------------------------------------
Câu hỏi:

Tại sao tôi jailbreak máy xong thì máy xuất hiện thông báo cảnh báo "Dung lượng sắp đầy" hoặc cài thêm tweak trong Cydia thì báo lỗi màu đỏ buffer_write(fd) (8, ret=-1)?
loicydia.png
Giải đáp:
Vấn đề này để nói rõ thì mình có một bài viết về nó, các bạn có thể tham khảo thêm:
https://tinhte.vn/threads/van-de-ve-su-dung-bo-nho-thiet-bi-storage-cua-cydia-semi-untethered-jailbreak.2634502/
Còn nếu "ngại" đọc, không thích dài dòng thì làm như sau không cần thắc mắc:
  • Cài Cydia Substrate, ai chưa cài thì cài, ai đang có ý định jailbreak máy thì cài đầu tiên ngay sau khi jb.
  • Cài Stashing for iOS 9.2-9.3.3.
  • Dùng trình quản lý file (iFile hoặc Filza File Manager tốt nhất là dùng itools trên PC để còn lưu trữ lại) truy cập vào các đường dẫn Library/Wallpaper/iPhone/Library/Wallpaper/Motion/iPhone cut hết các file trong đây, giữ lại file hình nền mặc định đang làm hình nền hiện hành trong hệ thống (nhớ là chỉ cut các file không đụng gì tới thư mục nhé, giữ nguyên cấu trúc của thư mục) qua lưu trữ bên pc (lưu trữ sao tùy các bạn miễn là khi cần khôi phục lại thì có thể chép lại đúng vị trí ban đầu là được). Vào /Library/Ringtones cut hết các file giữ lại nhạc chuông mặc định (Openning.m4r).
--------------------------------------------------------------------------------------
Câu hỏi:

Quảng cáo


Tại sao tôi jailbreak xong, dùng được một thời gian máy tự nhiên mất jailbreak? Hoặc máy hay tự reboot lại, nhất là khi để "nghỉ" trong thời gian dài, sạc qua đêm?
Giải đáp:
Máy tự mất jailbreak có nhiều trường hợp, trong đó mất jailbreak xong không jaibreak lại được nữa thì trường hợp này vẫn chỉ có một câu trả lời quen thuộc là "chưa ổn định", các tweak xung đột nhau, xung đột hệ thống gây hư hỏng jailbreak...Cái này qua các cmt thấy cũng nhiều trường hợp bị với tool China, jailbreak bằng tool mới ở các phiên bản iOS thấp hơn 9.3.3. Trường hợp này chỉ còn cách chạy lại jailbreak, không được thì phải tìm hiểu các phương án sửa lỗi khác.

Nếu máy tự mất jailbreak và jailbreak lại được, cydia và các tweak chạy bình thường thì có thể là do máy đã tự động reboot. Các bạn vào Cài đặt > Quyền riêng tư > Chuẩn đoán & sử dụng > Chuẩn đoán & dữ liệu sử dụng, kiểm tra các log trong đây, nếu có log mang tên SystemMemoryReset-XXX-XX-XX... thì có nghĩa là máy bạn đã tự reboot lại máy để làm "sạch" RAM. Nếu mở log đó vào xem thì nó có thể chỉ ra chi tiết dung lượng làm "tràn" RAM so với dung lượng được mặc định của hệ thống tại dòng "eventReason": "System Memorry exceeded limit: XXXMB vs XXXMB."
  • Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách add source: codyqx4.github.io/cydia/ vào cydia rồi tải tweak iOS 9 Reboot Fix về cài đặt để nó tự fix lại tham số UserHighWaterMark của hệ thống. Bạn cũng có thể tự chỉnh thông số này "thủ công" bằng cách dùng trình quản lý file vào đường dẫn /System/Library/LaunchDaemons/com.apple.jetsamproperties.NXX.plist (với XX là con số khác nhau tùy thuộc vào phiên bản của thiết bị). Nhấn vào file đó => Root => Version4 => System => Overide => Global=>UserHighWaterMark, tăng giá trị mặc định lên nhưng phải thấp hơn hoặc bằng dung lượng RAM của thiết bị (ví dụ ip6s ram 2GB bạn có thể tăng lên thành 1024 và không được tăng quá 2048). Làm tương tự với file /System/Library/LaunchDaemons/com.apple.jetsamproperties.NXXm.plist.
  • Nếu dùng tweak iOS 9 Reboot Fix thì nó sẽ tự tăng lên giá max của RAM nhưng khi xóa nó thì nó sẽ trả về 225. Ví dụ trên iphone 6S plus mặc định UserHighWaterMark là 500, dùng tweak trên sẽ tự tăng lên max 2048 luôn, và nếu xóa thì nó lại chuyển về thành 225. Vì thế mình chọn cách sửa thủ công, và chỉ tăng lên phân nửa số RAM thôi, đỡ phải add nguồn rồi cài thêm tweak cùng các gói điều khiển hỗ trợ kèm theo.
  • Nhưng cái giải pháp chỉnh UserHighWaterMark là can thiệp vào trực tiếp vào các phân vùng nhớ của RAM nên chỉ nếu ra cho các bạn tham khảo chứ không hể đảm bảo gì ở đây về chất lượng phần cứng cũng như phần mềm nhé.
Ngoài ra để hạn chế việc bị tràn RAM bạn cũng nên để ý lại cách sử dụng thiết bị hằng ngày của mình vì khi jailbreak máy thì hệ thống giờ không còn là một hệ thống được tối ưu hoàn toàn với vô số các tác vụ chạy "ngầm" của cả stock OS và Cydia. Có những máy khi cầm đến, mình kiểm tra thì có vô số các tweak cũng như các app đang chạy ở background từ thời nảo thời nao, có thể nó sẽ được tối ưu trên stock OS nhưng trên một thiết bị đã jailbreak thì dường như không còn đúng nữa đặc biệt là với các tweak không chịu bởi sự ràng buộc của OS gốc. Ví dụ như trong khi test máy mình thường để iFile và Cydia cùng các tweak khác ở backgound dù là đã tắt chức năng "Làm mới ứng dụng trong nền" nhưng khi để máy tắt màn hình trong một thời gian dài rồi mở lên sử dụng thì sau thời gian ngắn máy sẽ bị "đơ" bất thình lình. Đặc biệt là nếu sử dụng chung với các app có chức năng refresh làm sạch RAM như iRefresh Pro tải trên Appstore của Apple, dù rằng app này hoạt động khá tốt trên stock OS như khi jailbreak thì đôi lúc khi dùng nó làm sạch RAM, thoát ra lại bị đơ máy, máy lúc này chỉ trượt qua trượt lại được, không vào ứng dụng nào được nữa, nhấn giữ nguồn lâu cũng không tắt được buộc phải hard reset (giữa nguồn + home, máy tắt thì buông home ra giữ nguồn thôi.) mới khởi động lại được. Kiểm tra trong mục Chuẩn đoán & sử dụng thì thấy có cái log stacks+iFile mở lên xem nội dung như sau:
logifile.png
Như vậy đối với những máy đã jailbreak ta nên "giảm bớt" các tác vụ chạy ngầm bằng cách tắt bớt những app, những tweak không cần thiết ở background, lâu lâu cũng nên reboot để làm "sạch" máy. Đối với việc cắm sạc qua đêm, thì thiết bị Apple cũng có khả năng tự thực hiện một số "tác vụ" khi ở trạng thái rảnh, khi máy được cắm cáp, đầy đủ năng lượng và kết nối mạng, chẳng hạn như đồng bộ cái gì đó, check và tải cập nhật OS (nên nhớ là cơ chế ngăn cập nhật của jailbreak chỉ là "đánh lạc hướng" hệ thống thôi chứ chưa chắc là diệt hẳn tác vụ đó nên nếu kiểm tra trong phần Chuẩn đoán & Sử dụng mà thấy có cái log OTAupdatexxx gì đó thì có thể là nó vẫn thực hiện khi được cắm cáp. Còn tại sao lại có cái log đó khi đã bị ngăn chặn rồi thì như mình cũng đã có nêu ở phần trên, ở cái thời điểm "nhạy cảm", cái lúc mà máy chưa jailbreak cắm cáp vào pc để chạy tool đó.)... Tốt nhất là nên để "chế độ máy bay" khi cắm sạc qua đêm để ngắt hết các kết nối mạng giảm tải các tác vụ ngầm. Đáng tiếc là cái vụ auto reboot khi qua đêm không thường xuyên và khó kiểm soát chứ không thôi nó cũng là một "tính năng" hay đối với mình, vì buổi sáng khi ngủ dậy mình cũng hay reboot lại máy một lần.
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Các vấn đề phục hồi sửa lỗi Cydia:
-------------------------------------------------------------------------------------
Quá trình hoạt động của Cydia Eraser:

Thường khi sử dụng một ứng dụng rất nhiều người không để ý chi tiết lắm đến những thông tin được nhà cung cấp cũng như của chính "tác giả" đưa kèm theo, và mình cũng là một trong số đó. Nhưng đôi khi những thông tin như thế sẽ rất hữu dụng vì nắm được rõ về một ứng dụng nhất là cách thức làm việc của nó ta có thể áp dụng tốt và xử lý nhanh các trường hợp lỗi. Vì vậy mình xin trích dẫn về cách thức và quá trình hoạt động của Cydia Eraser trong phần Infomation được kèm theo bởi chính tác giả để có thể tìm ra phương án sử dụng nó tốt hơn và thậm chí có thể khắc phục được một số lỗi có thể chưa từng gặp:
https://cydia.saurik.com/package/com.saurik.impactor/


HOW DOES IT WORK?
(This section is all technical information only for those curious: feel free to skip.)
Eraser uses the firmware archives provided by Apple for its "over the air" update feature. These files are ~2GB large, so Eraser goes to extreme lengths to minimize the amount of data it needs to download: most recoveries will require less than 10MB of transfer.
First, the update's "bill of materials" is compared against the files on your device, generating a list of changes.
Then, all files on your device that have been modified or otherwise destroyed are downloaded directly from Apple.
In a series of carefully calculated file migrations, all new files are moved to the user partition, and all system data is moved back to the system partition.
Up until this point, the idea is that no changes to your system have been made that are "unsafe": at any point, if Eraser fails/crashes or your device reboots, you can just run it again later.
Finally, all of the staged changes to the filesystem are "committed", all user data is deleted, and iOS is told to run its "reset all content and settings".
The idea is that this "critical window" lasts only the final few seconds of a process that lasts for multiple minutes.
(That said, I still highly recommend not at all "messing with" the app while it is running, and maybe if you have a lot of data this will take longer than I expect.)
When the device reboots, it will look as it did when you first turned it on; it will also no longer be "jailbroken": if you want to jailbreak it, you will need to do so using a desktop jailbreaking tool.

Dịch "sơ sơ " thì như thế này:

NÓ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
(Phần này là tất cả các thông tin kỹ thuật chỉ dành cho những người tìm hiểu. Có thể bỏ qua tùy ý)

Eraser sử dụng những tài liệu lưu trữ firmware được cung cấp bởi Apple "thông qua mạng" để cập nhật tính năng của nó. Những files này thường có lớn khoảng 2GB, vì vậy Eraser sẽ tối ưu nhất có thể để giảm thiểu số lượng dữ liệu cần thiết tải về: thông thường việc phục hồi sẽ cần ít hơn 10MB.

Đầu tiên, một bản thống kê tài nguyên cập nhật sẽ được so sánh với các files trên thiết bị của bạn, tạo ra một danh sách các thay đổi.

Sau đó, tất cả các tập tin đã bị thay đổi hoặc bị tiêu huỷ trên thiết bị của bạn sẽ được tải về trực tiếp từ Apple.

Với một loạt các tác vụ "di dời" files được tính toán cẩn thận, tất cả các files mới được chuyển đến phân vùng user, và tất cả các dữ liệu hệ thống được chuyển trở lại các phân vùng hệ thống.

Cho đến thời điểm này, có một cái hay là không có một thay đổi nào được thực hiện trên hệ thống của bạn mà là "không an toàn" cả: bất cứ lúc nào, nếu Eraser lỗi/treo hoặc khởi động lại thiết bị của bạn, bạn có thể chỉ cần chạy nó lại sau.


Cuối cùng, tất cả những khâu thay đổi các file được giao cho hệ thống xử lý, tất cả các dữ liệu người dùng sẽ bị xóa, và iOS sẽ báo là chạy quá trình "đặt lại tất cả nội dung và cài đặt".

Có một điều hay ở đây là "critical window" (cũng chưa hiểu rõ lắm khi này là lúc nào nữa) chỉ kéo dài vài giây cuối cùng của một quá trình kéo dài trong nhiều phút.

(Nhưng có nghĩa rằng, tôi vẫn khuyên bạn không nên gây ra bất cứ sự "xáo trộn" với tất cả app trong khi nó đang chạy, và có lẽ nếu bạn có rất nhiều dữ liệu thì quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn mong đợi.) (Câu này khó, dịch đại)

Khi thiết bị khởi động lại, nó sẽ giống như khi bạn lần đầu tiên bật lên; nó cũng sẽ không còn được "jailbroken": nếu bạn muốn jailbreak nó, bạn sẽ cần phải sử dụng công cụ jailbreak trên pc.

---------------------------------------------------------------------------------------
Các lỗi hay gặp khi chạy Cydia Eraser phiên bản mới :

No such File Or Directory cpp:1208 và Permission Denied cpp:24

Cài Cydia Substrate, cài lại Cydia Eraser.
cpp:xxxx_assert(ota.findxxxx...:
Không được hỗ trợ phiên bản OS phù hợp với phiên bản thiết bị hiện tại trên server nguồn (www.theiphonewiki.com).
Ví dụ: thông báo error: eraser.cpp:1410_assert(ota.find({"iPhone4,1",'A',452})) thì có thể cái phiên bản "iPhone4,1",'A',452 không được hỗ trợ Full OTA trên server.
Trước khi chạy Cydia Eraser thì nên lên https://www.theiphonewiki.com/wiki/OTA_Updates check xem phiên bản thiết bị và OS của mình có được hỗ trợ không, nếu được hỗ trợ nhưng chạy vẫn báo lỗi này thì nên down xuống phiên bản Cydia Eraser cũ hơn chạy thử.
utility.cpp:159 short write ....:
Kiểm tra lại dung lượng phân vùng hệ thống, có thể dung lượng còn trống sau khi đã xóa các thành phần không cần thiết ra khỏi hệ thống iOS nhưng cũng không đủ để lưu trữ dung lượng mới. Lỗi này hay gặp ở các trường hợp "di dời" (stash) một số thành phần hệ thống sang phân vùng khác nhưng khi phục hồi, vì lý do gì đó cơ cấu đường dẫn link bị phá vỡ, Eraser phát hiện thiếu các thành phần trên, nhưng hệ thống lại không xóa hết các thành phần đó dẫn đến việc tăng dung lượng quá giới hạn của phân vùng hệ thống. Thường khi chạy tới đây Eraser thông báo lỗi này xong dừng lại thì hệ thống cũng sẽ bị hỏng, nên trước khi chạy nó mà có "di dời" cái gì đi chỗ khác thì trả về vị trí ban đầu. Nhưng để đủ dung lượng trả về vị trí ban đầu thì cũng có nghĩa là phải thực hiện xóa "thủ công" các thành phần thêm vào, cụ thể là xóa hết các tweak đã cài trừ Cydia Substrate. Và nếu có thể thì giữ lại iFile và Apple file conduit "2", để phòng sửa lỗi khi bị lỗi hệ thống.
http-osx.cpp:133 the network connection was lost:
Lỗi kết nối mạng, với "chất lượng" cáp quang của ta thì nên dùng chung kèm theo 3G, bật cả wifi lẫn 3G, bật tính năng Wi-Fi Assist trong mục Di động để máy tự chuyển đổi qua lại khi mất kết nối. Và nhớ đừng có chặn 3G của Cài đặtCydia trong phần này nhé.​

Lỗi liên quan tới vấn đề Font của hệ thống: reset.cpp:591_assert(post != zip_.end())
Hiện tại khi thay đổi những gì liên quan tới Font của hệ thống sẽ là một lỗi rất "khó chịu" đối với Eraser và cũng chưa có cách nào để khắc phục triệt để, cho nên không khuyến khích các sự thay đổi liên quan tới Font trong hệ thống, đặt biệt là tweak Bytafont.
reset.cpp:352 fts_info=3: ./Library/Caches/cfacontrol.sock:
Nguyên nhân lỗi này là xung đột với tweak ControllersForAll, một tweak dùng để sử dụng các bộ điều khiển của bên thứ ba như PS3, Xbox One, và Wii U, như một bộ điều khiển MFI trên thiết bị iOS. Khắc phục bằng cách xóa hết các file mà tweak này đã tạo ra trong đường dẫn: /Library/Caches, xóa file cfacontrol.sock nếu có. Sau đó quay ra thư mục /tmp sẽ thấy xuất hiện file BTstack, xóa nó luôn.​


xí chỗ............
appleKil
TÍCH CỰC
8 năm
Hay quá
appleKil
TÍCH CỰC
8 năm
Bác cho hỏi bên topic kia b hướng dẫn xóa hình nền mặc định và nhạc chuông sẽ trống khoảng ~200mb hệ thống, nhưng của m xóa xong trống thếm đc mấy chục mb là sao
@appleKil mình có ghi là tùy vào thiết bị, tùy vào phiên bản iOS. Ví dụ trên 6splus của mình hình nền có kích thước lớn, có thêm mấy cái motions dành cho 3d touch, .... nên dung lượng mấy cái đó nó lớn.
kuongli
TÍCH CỰC
8 năm
Rõ ràng thời điểm này ios 9.0.2 là jb tuyệt vời nhất đỡ lòng vòng. lách cách nhất. ip6s chạy 9.0.2 nhanh như ngựa vào safari tốc độ nhanh như ip6s plus chạy 9.3.3
@kuongli Nhưng thời điểm này cũng là thời điểm không có sự lựa chọn. Và việc lựa chọn 9.0.2 ở các thời điểm cận kề trước đó thì cũng chỉ có chiều hướng "lên" thôi chứ không "xuống" được.😃
@kuongli Một vài ứng dụng trên App Store nếu ko lên nhỏ nhất 9.1 sẽ ko còn nhận được update hay khác...quan trọng lắm bạn à 😃
Cách viết bài/trình bày và xí chỗ chỉ có 1 vài thành viên Tinhte đặc biệt trong Topic Fw biết thôi...ko lẽ đây là...?! Ah mà thôi khó quá bỏ qua 😁
@thanhnh091 Hi hi, mình cũng "bắt chước" mấy bác đó thôi, vì mình viết bài hay có tính chất giải thích dài dòng mục đích là "thà nói một lần cho kỹ để không phái nói đi nói lại một vấn đề" (nhưng thường kết quả lại ngược lại).:D
@phamtuananh2085 Tạm thời tin vậy đi :D
Bữa trước cũng bỏ 9.1 để lên 9.3.3 rồi 9.3.2 với hy vọng cải thiện về pin (5s) nhưng thực tế là chẳng cải thiện gì mà JB lại không ổn định bằng.
@haipvg Pin một thiết bị nó có nhiêu đó dung lượng thì nhảy đi nhảy lại thì cũng thế thôi mà. Chỉ ở những bản beta trong thời gian thử nghiệm thì còn tăng, hay giảm xung của chip để test hoạt động, nên có chênh lệch, còn đã là Final thì cái nào cũng same same nhau thôi. Có chăng ở những bản mới thêm những tính năng mới thì hao hơn chút ít nhưng cũng không đến nỗi nếu cùng một thiết bị, cùng một thói quen dùng như nhau thì 9.3.2 hơn đến hơn 1 tiếng đồng hồ sử dụng pin so với 9.3.3 đâu.
Bài viết rất hay. Đánh dấu vào đọc bài "xí chỗ". Lấy kinh nghiệm để nữa cần jb. Đang ở 9.3.3 chưa jb và đã block update OTA của apple
Cydia Substrate vừa được cập nhật lên phiên bản mới 0.9.6300, cập nhật lần này được quảng cáo sẽ hỗ trợ mạnh cho Cycript, ai có đam mê thì "nghiên cứu". Mà Saurik chơi cũng ác thiệt, ngay khi Apple vừa khóa sign thì tung ra bản mới hỗ trợ Cycript cho 9.3, ai dám vọc nhiều đây.
cydiasubstrate.png
Mình bị lỗi 1393 chán không có hướng giải quyết 😔
@idcuatao2 Bạn tham khảo trong topic này: https://tinhte.vn/threads/cydia-eraser-cydia-impactor-ra-ban-cap-nhat-moi-0-9-32-ho-tro-den-phien-ban-ios-9-3-3-tin-vui.2632855/page-5. Lỗi 1393 của bạn không biết có giống lỗi 1393 mình đã đề cập trong đây không? (có hình chụp lỗi luôn đó)
@phamtuananh2085 Không được bác ạ hay . em đã sửa lại file host rồi mà cơ bản em cũng không có chỉnh lại file host vẫn đang mặc định ạ. chỉ là chặn cái update ota nhưng mà ko biết xóa chỗ nào không phải là em chặn bằng cách install ạ. liệu có fai can thiệp gì trong ìile không nhỉ???
@idcuatao2 không phải bạn ah, cái lỗi này chính là cái phần:

cpp:xxxx_assert(ota.findxxxx...:
Không được hỗ trợ phiên bản OS phù hợp với phiên bản thiết bị hiện tại trên server nguồn (www.theiphonewiki.com).
Ví dụ: thông báo error: eraser.cpp:1410_assert(ota.find({"iPhone4,1",'A',452})) thì có thể cái phiên bản "iPhone4,1",'A',452 không được hỗ trợ Full OTA trên server.
Trước khi chạy Cydia Eraser thì nên lên https://www.theiphonewiki.com/wiki/OTA_Updates check xem phiên bản thiết bị và OS của mình có được hỗ trợ không, nếu được hỗ trợ nhưng chạy vẫn báo lỗi này thì nên down xuống phiên bản Cydia Eraser cũ hơn chạy thử.

trong đó xxxx của bạn là 1393. Cái này nếu down bản cũ Cydia Eraser về chạy mà cũng không được thì chịu.
boylx
CAO CẤP
7 năm
Bài viết chủ thớt quá chuẩn, thank bác vì sự nghiệp công nghệ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019