Trong bài viết và video dưới đây là các chia sẻ của mình sau một thời gian sử dụng AGV K3-SV - chiếc nón bảo hiểm full-face 2 kính dành cho các anh em sinh viên nhà có điều kiện 😁 Tất nhiên mình không còn là sinh viên từ lâu rồi, lý do để mình nói về K3-SV như vậy vì nó có 2 chữ "SV - sinh viên" trong tên gọi và nó là một trong các dòng nón fullf-face có giá dễ tiếp cận của AGV. Các mẫu nón K3-SV có giá khởi điểm từ khoảng 6 triệu đồng và tăng dần tuỳ theo màu sắc, phiên bản đặc biệt. Đó là đôi lời vui vẻ về AGV K3-SV, còn thực tế sử dụng ra sao, nó có ưu điểm hạn chế gì thì mời anh em xem tiếp bên dưới sẽ rõ.
Trước hết, về thiết kế thì K3-SV mang phong cách đặc trưng của các dòng nón AGV với vẻ hung hăn và dữ dằn. Các dòng K như K1, K3 và K5 thì thích hợp nhất để chạy sportbike với kiểu dáng vuốt nhọn trước sau. Ở phía sau nón còn có một cánh gió để tăng tính khí động khi chạy nhanh. Tư thế ôm bình xăng núp gió mà đội AGV K3-SV thì chỉ có chuẩn.
Thực ra, chữ SV trong tên gọi của chiếc nón này là viết tắt của Sun Visor, tức kính chống nắng hay kính râm. Và K3-SV là phiên bản nâng cấp của AGV K3 trước đây vống chỉ có chính chắn gió bên ngoài. Bản thân mình thích các dòng nón bảo hiểm 2 kính nên lúc tìm mua nón bảo hiểm của AGV đã chọn K3-SV, vì K1 chỉ có 1 kính còn K5 lại hơi đắt so với túi tiền của mình.
Trước hết, về thiết kế thì K3-SV mang phong cách đặc trưng của các dòng nón AGV với vẻ hung hăn và dữ dằn. Các dòng K như K1, K3 và K5 thì thích hợp nhất để chạy sportbike với kiểu dáng vuốt nhọn trước sau. Ở phía sau nón còn có một cánh gió để tăng tính khí động khi chạy nhanh. Tư thế ôm bình xăng núp gió mà đội AGV K3-SV thì chỉ có chuẩn.
Thực ra, chữ SV trong tên gọi của chiếc nón này là viết tắt của Sun Visor, tức kính chống nắng hay kính râm. Và K3-SV là phiên bản nâng cấp của AGV K3 trước đây vống chỉ có chính chắn gió bên ngoài. Bản thân mình thích các dòng nón bảo hiểm 2 kính nên lúc tìm mua nón bảo hiểm của AGV đã chọn K3-SV, vì K1 chỉ có 1 kính còn K5 lại hơi đắt so với túi tiền của mình.
So với các dòng nón bảo hiểm full-face chỉ có 1 kính, nón 2 kính như AGV K3-SV có ưu điểm lớn về sự tiện lợi khi đội. Anh em có thể dễ dàng chọn loại kính mà mình cần tuỳ theo điều kiện ánh sáng lúc đang lái xe, không phải mắc công và tốn thời gian thay kính mát khi gặp trời nắng hoặc đi vào chỗ tối. Dù sao thì thói quen đeo kính mát khi chạy xe của mình vẫn còn nên khi đội K3-SV đôi lúc mình mới dùng kính cận thường và kính chống ngắn của nón.
Chi tiết lẫy đóng mở kính chống nắng của AGV nằm bên trái, kích thước vừa đủ và sơn màu đỏ. Nhìn chung thì lẫy dạng đòn bẫy trực tiếp thế này hơi cứng và hơi khó thao tác khi đang chạy xe. Nó không mượt và nhẹ được như một vài kiểu đóng mở kính chống nắng trên vài dòng nó cao cấp hơn mình từng thử qua (giá từ mười mấy đến gần 30 triệu). Thôi thì tiền ít khó mà đòi hỏi hơn :p
Chiếc nón AGV K3-SV mình mua là hàng chính hãng tại Việt Nam và có chuẩn Asian Fit nên đội rất thoải mái. Nếu anh em chưa biết thì Asian Fit là tên gọi của tiêu chuẩn làm nón bảo hiểm với phần mút và đệm lót bên trong nón được thiết kế phù hợp với kết cấu hộp sọ của người châu Á. Vậy nên khi anh em sử dụng thì sẽ dễ chịu và thoải mái hơn so với các loại nón bảo hiểm thiết kế dành cho người châu Âu hay châu Phi... Nếu anh em đang cân nhắc mua nón bảo hiểm full-face thì nên tìm các dòng nón có chuẩn Asian Fit này.
Về khả năng thông gió và thoáng khí của K3-SV, nhìn chung mình cảm thấy tốt với 3 vị trí lấy gió vào, 2 ở trên đỉnh đầu và 1 bên dưới cằm. Đổi lại thì mình tiếp tục gặp trục trặc với việc đóng mở các vị trí lấy gió này, không dễ cho việc đóng mở nếu đã đeo bao tay nhất là chỗ thông gió dưới cằm, lẫy đóng mở nằm bên trong và cần luồn tay vào để sử dụng. Thêm một hạn chế là khi chạy xe dưới trời mưa to thì nước có thể bắn vào trong miệng.
Quảng cáo
AGV K3-SV nhìn từ phía trước
Hai vị trí lấy gió ở trên đỉnh đầu
Lỗ lấy gió khá lớn, thoáng nhưng khi đi mưa nước sẽ bắn vào trong
Lẫy đóng mở chỗ lấy gió ở cằm nằm bên trong, cần luồn ngón tay vào để dùng
Ngoài ra, khi di chuyển chậm như đi trong phố tầm 40-50 km/h anh em có thể hé ti hí kính chắn gió lên đôi chút bằng cơ chế con đội ngay chính giữa bên dưới khung viền, như vậy sẽ dễ thở hơn nhiều mà vẫn không lo khói bụi. Hai vị trí lấy gió ở trên đỉnh đầu
Lỗ lấy gió khá lớn, thoáng nhưng khi đi mưa nước sẽ bắn vào trong
Lẫy đóng mở chỗ lấy gió ở cằm nằm bên trong, cần luồn ngón tay vào để dùng
Quảng cáo
Khi đẩy con đội lên thì kính chắn gió sẽ hở ra một chút để người đội dễ thở hơn khi chạy chậm
Khả năng cách âm của K3-SV phải nói là ấn tượng. Khi chạy dưới 100km/h mình nghe được rất ít tiếng rít của gió bên tai. Đến khi chạy gần 150 km/h trên cao tốc ở Đài Loan thì mình mới cảm nhận được âm thanh bần bật của gió.
Chắc do não hơi to nên mình phải đội nón cỡ L mới vừa. Với size này thì cân nặng của K3-SV là khoảng 1,5 kg, nhìn chung là phù hợp với thể trạng của mình. Kết hợp với tính ổn định cao, dù chạy nhanh cũng không bị lắc lư và chao đảo nhiều với tính khí động học tốt thì mình đội K3-SV liên tục 4-5 ngày vẫn ổn, không bị mỏi cổ và vai nhiều dù di chuyển liên tục với chuyến trải nghiệm kéo dài khoảng 1.000 km quanh Đài Loan.
Trên đây là những cảm nhận của mình sau một thời gian sử dụng AGV K3-SV. Vì bài viết này không có phần tặng sau khi trên tay như các bài khác nên mình tặng anh em là 3 chia sẻ nhanh để giúp việc sử dụng nón bảo hiểm full-face thuận tiện và an toàn hơn.
1. Trang bị tấm chống đọng sương
Tấm chống đọng sương (anti-fog lens, hay fog resistant lens) là thứ anh em nên có khi sử dụng nón full-face. Thứ này anh em hay gọi là tấm pinlock, nhưng thực tế PinLock là tên của công ty chuyên sản xuất tấm chống đọng sương cho nón bảo hiểm AGV. Và vì sản phẩm của họ tốt và độ phổ biến cao nên nó gần như gắn liền với tên của hãng luôn, chứ thực ra vẫn có các hãng khác làm loại phụ kiện xe này cho những dòng nón full-face khác.
Tấm chống đọng sương sẽ cực kì hữu dụng khi anh em đi xe dưới trời mưa hoặc các vùng thời tiết ẩm, nhiệt độ thấp. Nó giúp ngăn chặn hiện tượng hơi nước đọng bên trong kính chắn gió, giúp người lái không bị che mất tầm nhìn khi thời tiết xấu. Kinh nghiệm sương máu của bản thân là trong chuyến đi Đài Loan mình đã quên không gắn tấm PinLock cho nón, thành thử ăn đủ khi gặp trời mưa ở ngày chạy lên cao nguyên Nam Đầu. Rất may là mình vẫn chạy được tới nơi an toàn.
Nón của mình sau khi gắn tấm chống đọng sương do PinLock sản xuất
PinLock họ làm các tấm chống đọng sương nhiều màu và có 3 thang đo độ trong đánh theo số 30 - 70 hoặc 120. Số càng lớn thì độ trong càng rõ và giá càng cao. Tuỳ theo sở thích và túi tiền mà anh em có thể tìm mua tấm chống đọng sương phù hợp. Như tấm PinLock không màu và độ trong thang 70 mình dùng có giá chính hãng gần 1 triệu, tuy nhiên là khi mua nón mình được tặng kèm miễn phí :D Anh em mua hay được tặng tấm chống đọng sương thì cứ mang về nhà tự lắp vào theo hướng dẫn trên bao bì, rất đơn giản và dễ dàng, 5 phút là xong. Sau này nếu có đổi sang loại khác xịn hơn thì cũng có thể tháo ra nhanh chóng.
Tháo kính chắn gió ra khỏi nón để lắp PinLock vào
Lắp tấm chống đọng sương của PinLock lên kính
Lột phần ni-long màu vàng chống trầy của tấm PinLock rồi gắn kính vào nón lại là xong
Lột phần ni-long màu vàng chống trầy của tấm PinLock rồi gắn kính vào nón lại là xong
2. Dùng khăn trùm đầu đa năng
Như anh em có thấy trong video thì việc đội nón ra vào với khăn trùm dạng ống dễ dàng hơn nhiều. Khi trùm khăn thì tóc và tai của anh em sẽ được che chắn, không bị vướng víu khi thao tác đội hoặc tháo nón. Ngoài ra thì với khăn trùm sẽ giúp lớp nệm lót của nón giữ được sạch sẽ lâu hơn, anh em chỉ cần đầu tư một bộ vài chiếc khăn trùm đầu và chăm vệ sinh thường xuyên là ổn, hạn chế được tình trạng mùi hôi ám vào nón.
3. Mẹo dùng khoá Double D nón full-face
Các dòng nón full-face của AGV hầu như nay đều sử loại khoá Double D. Ưu điểm của loại khoá này là tính an toàn và độ chắc chắn cao, tuy nhiên thao tác sử dụng lại hơi phức tạp. Nếu anh em mới lần đầu sử dụng hoặc chưa quen chắc sẽ mất nhiều thời gian để mò mẫm luồn dây 2 lần qua 2 móc chữ D rồi mới cài được khoá.
Khoá Double D trên AGV K3-SV
Sau khi tìm hiểu trên mạng thì mình đã biết được 1 mẹo nhỏ để giải quyết vấn đề này, đó là chúng ta cứ cài khoá đúng cách trước khi đội, sau đó nới rộng dây hết cỡ rồi trùm nón vào, sau cùng siết dây lại là xong. Cách này có hạn chế là phần dây thường sẽ vướng vào trán và mũi lúc đội vào, nhưng tổng thể nó dễ làm hơn và nhanh hơn so với cách truyền thống.
Cài khoá trước và nới rộng dây hết cỡ rồi mới trùm nón vào
Chúc anh em chạy xe an toàn :D