Ứng dụng đo huyết áp được hàng trăm người sử dụng cho kết quả sai, không thể dùng để chẩn đoán bệnh

ND Minh Đức
4/3/2016 7:8Phản hồi: 62
Ứng dụng đo huyết áp được hàng trăm người sử dụng cho kết quả sai, không thể dùng để chẩn đoán bệnh
Instant Blood Pressureứng dụng đo huyết áp trên smartphone được tuyên bố là có độ chính xác rất cao và hàng trăm ngàn người đã bỏ ra số tiền 4.99 đô la để mua xài. Nhưng trong nghiên cứu mới đây, các bác sĩ đã chỉ ra rằng kết quả đo sinh hiệu từ ứng dụng này là "cực kỳ thiếu chính xác", nó cho kết quả là huyết áp bình thường trong khi thực sự là ở mức cao với khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện ứng dụng đã bị gỡ xuống nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng vẫn còn nhiều người vẫn còn tin dùng chúng.

Ứng dụng này được giới thiệu hồi năm ngoái bởi hãng AuraLife với tuyên bố rằng có khả năng ước tính huyết áp của người dùng, chỉ cần họ đặt mép của điện thoại vào ngực bên trái và dùng ngón tay trỏ đặt lên vị trí của camera là có thể đo được huyết áp. Tuy nhiên khi nghiên cứu, các bác sĩ tại Đại học Johns Hopkins phát hiện rằng cứ 5 người bị cao huyết áp dùng phần mềm này để đo thì kết quả trả về là ở mức bình thường, trong khi đo bằng thiết bị y tế chuyên dụng thì 4 người có mức huyết áp là rất cao.

Bác sĩ Timothy Plante nhận định: "Nếu phần mềm này hoạt động, nó sẽ là một cuộc cách mạng, cho phép theo dõi và kiểm soát tình trạng của những bệnh nhân cao huyết áp với chi phí rẻ, đơn giản chỉ cần xài smartphone là có thể đo được. Nó ra đời với hứa hẹn sẽ giúp người ta đo huyết áp mà không cần dụng cụ đo chuyên dụng vốn cồng kềnh của bác sĩ. Tuy nhiên, điểm đáng quan tâm là kết quả đo lại không chính xác. Bệnh cao huyết áp là một kẻ giết người thầm lặng bởi nó không có triệu chứng rõ ràng và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy gan và đột quỵ."

heart-rate-phone-150130.jpg
Tính từ thời điểm ra mắt vào năm 2014 thì phần mềm này đã được mua từ 148.000 người dùng với mức giá 4.99 đô la. Và để kiểm chứng mức độ tin cậy của phần mềm này so với tiêu chuẩn được phép lưu hành trong các phòng khám ở Mỹ, bác sĩ Plante và các đồng nghiệp đã kêu gọi 85 tình nguyện viên, hơn 1 nửa số này được chẩn đoán là cao huyết áp và đều đang sử dụng thuốc. Nhóm kiểm tra huyết áp của họ 2 lần bằng phần mềm theo hướng dẫn của hãng phát triển, sau đó so kết quả trung bình với kết quả đo từ biện pháp truyền thống.

Người khỏe mạnh bình thường có huyết áp tâm thu, lúc tim đập, dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương, lúc tim nghỉ, vào khoảng dưới 80 mmHg. Nếu huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc tâm trương trên 90 mmHg thì được xác định là cao huyết áp. Kết quả so sánh cho thấy kết quả huyết áp tâm thu đo từ ứng dụng lệch so với phép đo truyền thống khoảng 12,4 mmHg và độ lệch ở kết quả đo tâm trương là 10,1 mmHg. Nhìn chung, các ứng dụng ước tính huyết áp của người dùng thấp hơn thực tế và có thể không xác định là cao huyết áp.

Đồng ý với nhận định của nghiên cứu lần này, các bác sĩ khác đều cho rằng rất khó để một ứng dụng điện thoại di động có thể đo được huyết áp chính xác mà cần phải có một thiết bị quấn quanh bắp tay bệnh nhân. Trước đây ứng dụng này được bán trên cả App Store lẫn Google Play nhưng giờ thì không còn. Apple xác nhận rằng ứng dụng đã bị gỡ xuống hoàn toàn.

Phía hãng phát triển AuraLife thì cho rằng nghiên cứu lần này "là thiếu chính xác" và họ đã có nhiều lần cập nhật trong quá trình nghiên cứu được thực hiện nhằm tăng cường độ chính xác lên 30%. Mặt khác ông cho rằng ứng dụng được thiết kế để đo huyết áp tâm thu dưới 158 mmHg và tâm trương dưới 99 mmHg, đồng thời nó không phải là một ứng dụng y tế nên không thể được dùng để chẩn đoán bệnh. Vấn đề có vẻ như còn gây tranh cãi nhưng qua đó, báo cáo lần này cảnh báo người dùng nên cẩn thận với những công nghệ sức khỏe mới nổi để đảm bảo an toàn.

Tham khảo LS, LAMA
62 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đợi tầm gần chục năm nua smartphone cũng có
Mấy cái trò này em ko ham ạ , sức khoẻ tính mạng của mình k thể dựa dẫm vào mấy cái app vớ vẩn này đc . Cứ ra bác sĩ là yên tâm nhất 😃
Hóng người dùng kiện hãng này cho nó sập luôn đi , lấy mạng người ra để kiếm lời , KIA luôn !
Có ứng dụng nào tương tự mà Free k ?
@JoseyHan Có phí mà còn tào lao, bạn nghĩ free sẽ chính xác bao nhiêu %?
Hơ hơ...lừa tình! Thiết bị không có cảm biến mà vẫn đo được thì đúng là thánh!
phần cứng ko hỗ trợ. SS có 1 số mấy có, ko bít có chính xác không?
@tuanvaman Ko bạn nhé. Cảm biến đo nhịp tim cũng lúc đúng lúc sai. Kết quả khác vs máy đo chuyên dụng 😔

Chắc phải cần thêm thời gian nữa thì Smartphone mới thay thế thiết bị y tế được
Đừng lấy ứng dụng di động giỡn mặt với sức khỏe của mình 🤔
Đông Bùi
ĐẠI BÀNG
9 năm
@rosario6591 Kết cái avatar.
Thật nực cười! Một ứng dụng trên smartphone lại có thể thay thế được hệ thống chuẩn đoán hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ qua đào tạo sao.

😕 Vậy mà cũng mua cho được.

P/s: cái cảm biến nhịp try... à nhầm tim ở sau mấy con ếch của sung có chuẩn ko các bác?
@AmbitiousMan Không thể chuẩn bằng đo ở động mạch khuỷu tay được 😁 ở ngón tay dù sao cũng chỉ là mao mạch thôi.
@daovangiangtnvn Kiểu này phải dí cái khuyu tay vô cái cảm biến đó mất ... kkkk
@samsunggalaxy Nó hỗ trợ đầu ngón tay thôi, còn cái chỗ dán máy đo huyết áp thì mình không biết gọi là gì 😁
Từ từ cháo cũng nhừ, ko gì là ko thể. Cần phải có 1 cuộc cách mạng mở ra tương lai mới. Thế kỉ 22 đang đến rất gần. 😁
mấy ứng dụng này cài cho vui thôi, sao tin được 😁
Nghe mấy cái app này thực sự ko tin tưởng thật. Nhưng ở nước ngoài, 1 bộ phận người cao tuổi hay ko rành thì cứ nghĩ 5$ ko bao nhiêu nên cứ trả tiền mà xài.
Tính ra app bình thường mà cũng thu được gần 750k USD.
Đổi qua đt Samsung có cảm biến nhịp tim xài chớ bỏ tiền vô app chi.
Ốm thì đi cmn bác sĩ, tin vào 3 cai này có ngày suống âm phủ mà chơi trò chém CHUỐI
nó đo theo cơ chế nào vậy các bác??
Các bạn nhầm hết cả rồi! Đây là đo huyết áp, Của SS là đo nhịp tim. (Ko liên quan gì nhau hết).
Đo huyết áp là đo áp lực của máu tác động lên thành mạch máu (Nếu cao quá rất dễ vỡ mạch máu não - gây đột quỵ - đi âm phủ)
Đo nhịp tim là xem trong 1 phút tim đập bao nhiêu lần (Nếu đập nhiều quá mức liên tục (mà trong khi cơ thể không hoạt động mạnh cần lượng oxy lớn) thì rất dễ làm suy tim.)

+ Mình nghĩ cái cảm biến của SS chính xác! Bởi đo nhịp tim dễ hơn do huyết áp nhiều lần. Thậm chí các bạn có thể sờ tay vào động mạch và bấm đồng hồ 1 phút rồi tự đếm số lần đập cũng được, không cần bất cứ 1 thiết bị gì. (Tất nhiên là cách này mất thời gian và lằng nhằng nên không ai làm thế cả - một cảm biến như của SS nhanh gọn nhẹ hơn)

p/s: Cũng có phần mềm đo nhịp tim bằng cách bật đèn Flash và Camera rồi dí tay vào để đếm. (Chắc nó sẽ không chính xác bằng cảm biến được - nhưng cũng không đến nỗi sai như phần mềm trên - vì đếm nhịp tim dễ hơn nhiều lần đo huyết áp).
pp/s: Để đo được huyết áp thì theo mình phải có 1 cảm biến áp lực đặt ở động mạch mới được!
@maithang215 Các mem tinh tướng nó có cần biết đâu mà giải thích. Cái này ai mà chả biết. Chẳng qua họ thích phán thôi.
Có máy móc chuyên dụng nhiều khi còn phải kiểm tra nhiều lần mới chính xác nữa là mấy cái này.
nhemdaika
TÍCH CỰC
9 năm
nhà em có cái ihealth, ko biết có chính xác ko nhỉ?
bác nào chuyên phán cho e cái
sogoku_vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
@nhemdaika Có cảm biến ở bắp tay thì đo chính xác rồi
@nhemdaika Cái này của Bác dùng thì quá ok rồi, yên tâm nhé!!!
nhemdaika
TÍCH CỰC
9 năm
@sogoku_vn cái này cắm điện thoại vào điều khiển, nó bơm lên tức cả tay bác ạ 😁
Phải được hỗ trợ từ phần cứng chứ mỗi phần mềm thì làm gì được. Máy chuyên dụng còn mỗi máy một kiểu nữa là smartphone
ifan thì tin tưởng vào phép màu iphone tuyệt đối rồi, mua phần mềm là đo được khỏi cần cảm biến gì hết 😁

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019