Vi phạm bản quyền phần mềm - thông tin và kinh nghiệm xử lý

genius9
18/8/2015 13:44Phản hồi: 7
Vi phạm bản quyền phần mềm - thông tin và kinh nghiệm xử lý
Chào các ACE, mình đại diện cho Pacisoft Việt Nam hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này

Xin được tạo Topic để các bạn tham khảo xử lý vi phạm bản quyền phần mềm cho các sản phẩm phổ biến - một đề tài nóng nhiều năm và mới đây!

Một số câu hỏi & trả lời ngắn ngọn về bản quyền phần mềm mà nhiều bạn vẫn như nắm được – Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp!


Tìm hiểu


1. Vi phạm bản quyền phần mềm là gì?

- Không giấy phép: Cá nhân hoặc doanh nghiệp sử dụng phần mềm thương mại (được hãng SX bán chứ không phải free) dùng vào mục đích cá nhân, kinh doanh, sản xuất mà không có giấy phép (quyền sử dụng + Product Key)
- Bẻ khóa: Dùng bản bẻ khóa (crk) được cài sẵn hoặc cố tình cài trên máy tính/ thiết bị
- Sao chép/ phát tán/ sử dụng quá số lần : Vi phạm bản quyền phần mềm là sao chép hoặc phát tán trái phép phần mềm có bản quyền. Hành động này có thể được thực hiện bằng cách sao chép, tải xuống, chia sẻ, bán, hoặc cài đặt nhiều lần một bản sao vào máy tính cá nhân hoặc máy tính làm việc. Điều mà nhiều người không nhận ra hoặc không nghĩ tới là khi bạn mua phần mềm, đó là bạn mua giấy phép sử dụng nó, chứ không phải bản thân phần mềm. Giấy phép đó cho biết bạn có thể cài đặt phần mềm đó bao nhiêu lần, vì vậy bạn phải đọc kỹ giấy phép đó. Nếu bạn cài đặt nhiều lần hơn số lần giấy phép cho phép thì bạn đang vi phạm bản quyền đó.
Nhiều bạn nói rằng mua Key giá rẻ về dùng cho công ty => Vẫn vi phạm vì không được cấp phép chính hãng, hợp lệ và hợp pháp (không rõ nguồn gốc).
Key được tặng có dùng được không : Không được vì bản quyền tặng là giới hạn và phải xuất chứng từ hoặc nguồn gốc được tặng (bao gồm cả vỏ, nhãn sản phẩm nếu sản phẩm đó là dạng đóng gói vật lý hoặc e-license trên hệ thống Online của hãng)


2. Đóng gói sản phẩm phần mềm như thế nào?

Đối với mỗi hãng, sẽ có những cách đóng gói khác nhau cho sản phẩm
Có 3 dạng đóng gói bản quyền bạn cần nắm
- Dạng bản quyền vật lý : đóng gói hộp, đĩa, giấy chứng nhận, sách HD, product key (trong đĩa hoặc source cài sẽ có thỏa thuận sử dụng -> đó là quyền sử dụng khi mua ; còn Product key chỉ là kích hoạt cho software hoạt động). Có thể cài trên 1 máy duy nhất hoặc được phép chuyển đổi từ máy này qua máy khác.
- Dạng bản quyền Elicense/Open License/E-license : Cấp phép điện tử- hãng sẽ tạo giấy phép, key, source và thông tin doanh nghiệp qua portal của hãng hoặc hãng sẽ gửi email qua email đăng ký mua hàng
- Dạng bản quyền Elicense/Subscription: hãng sẽ tạo tài khoản quản trị cho 1 người và người đó cấp phép cho các người khác trong công ty qua email

Quảng cáo



Ví dụ:

Dạng thứ 1 : Win OEM, Corel, ZWCAD+, AutoCAD, Solidworks, Office Home and Business, Diệt virus cho cá nhân
Dạng thứ 2 : Office & Win OLP, WPS Office, Winrar, Keyshot, Kerio, Diệt virus cho doanh nghiệp
Dạng thứ 3: rất phổ biến như Microsoft Office 365, Adobe CC, Autodesk 360


3. Nhận biết cách cấp phép để tối ưu mua hàng?

Đối với từng nhà sản xuất sẽ có những cách cấp phép khác nhau cho sản phẩm của họ. Có 2 loại cấp phép chính như sau (ưu điểm thì các bạn có thể nhờ mình tư vấn thêm)

Quảng cáo


Cấp phép vĩnh viễn- mua 1 lần

- Cấp phép OEM : bản quyền đi kèm máy, không được chuyển đổi, nâng cấp có phí (ví dụ Win OEM) – số lượng mua tùy ý
- Cấp phép Fullbox: bản quyền được bán lẻ, được chuyển đổi, nâng cấp có phí (ví dụ Win FPP, Office Home and Busines, ZWCAD+,) – số lượng mua tùy ý
- Cấp phép E-license/ Open License: cấp phép license điện tử/ số lượng lớn, quản lý online, nâng cấp có phí (Win OLP, Office OLP, WPS Office, Acrobat DC pepertual) – mua tối thiểu 5 hoặc 10 license

Cấp phép thuê bao theo năm – mua nhiều lần


- Desktop Subcription hoặc gọi chung là thuê bao theo năm : mua từng năm, trả tiền vào tháng cuối cùng (ví dụ Adobe CC, Office 365, Security (Symantec, Eset, Kaspersky)
- Bán tối thiểu 1 năm - tối đa 3 năm

Sử dụng


Trước hết hãy nhìn vào lịch sử công ty bạn đã có mấy năm hoạt động và đừng nghĩ đến chuyện dùng trial hoặc gỡ ra cài lại vì thời gian là câu trả lời.
Thứ 2 là giờ chỉ cần ngồi từ xa (không cần tiếp xúc với bạn), bạn vẫn bị hãng phát hiện!

4. Dùng bản Trial có bị vi phạm không?


Nếu bạn dùng Trial trong thời gian cho phép của phần mềm thì không vi phạm.
Nếu bạn đã hết thời hạn và cố tình cài đặt nhiều lần -> Vẫn vi phạm

5. Mua máy tính mới có cần cài bản quyền không?


Dĩ nhiên là không cần thiết, vì bạn có thể dùng các phần mềm được phép Trial trong 30-60 ngày.
Sau thời gian dùng thử, bạn có thể đặt mua.
Đối với doanh nghiệp thì sao? : Doanh nghiệp có thể mua hợp thức hóa sau 1 thời gian làm ăn , khuyến khích nên trang bị ngay hoặc trong 60 ngày đầu khi xây dựng công ty, nhà máy.


6. Cài phần mềm trên máy Laptop cá nhân và mang vào công ty sử dung?


Nếu phần mềm trên Laptop cá nhân không có bản quyền mà đưa vào môi trường kinh doanh, sản xuất => vẫn phạt công ty đó.
Nếu cài Portal ? => vẫn vi phạm vì sử dụng vào mục đích kinh doanh, sản xuất không giấy phép

7. Xóa và cài lại khi bị phát hiện?


Bạn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức . Hiển nhiên hãng vẫn biết bạn đang làm gì với phần mềm trên máy tính (cài bao nhiêu lần, phiên bản gì).
Xóa software, bỏ đĩa cứng hay dùng trong môi trường ảo rồi xóa đi... thì thực chất chỉ làm gây khó khăn trong điều tra và gia tăng tội bản quyền của chủ thể, vô ích. Cơ quan thẩm quyền họ có đủ khả năng và phương tiện để tìm hiểu đến cùng của vụ kiện.

8. Mua A cài B? và trang bị không đủ (mua đối phó)


Công ty bạn có 20 PC
Mua 10 bản Win 7 -> 10 máy cài bẻ khóa => Vẫn vi phạm 10 máy
Mua 10 bản Win 7 nhưng không cài bản quyền mà dùng ..... hoặc dùng sai phiên bản đã mua (ví dụ cài XP, Win 10) => vẫn vi phạm 20 máy
Bạn lưu ý : mua đối phó vẫn bị thanh tra vì hệ thống báo số lượng bạn đang dùng 20 mà mua 10 là hãng vẫn biết.

9. Có tác hại như thế nào khi vi phạm bản quyền?


- Đưa tên doanh nghiệp lên báo chí, truyền hình
- Đối tác làm ăn không tin cậy
- Mất lợi thế cạnh tranh trên thương trường
- Hệ thống không hoạt động ổn định và gây nguy hiểm về bảo mật
- Không yên tâm khi phát triển kinh doanh, tâm lý không thoải mái
- Giảm hiệu suất công việc.
- Phạt 500 triệu, bị kiện và/ hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại lớn

10. Ai sẽ thanh tra


Sau khi nhận báo cáo từ hãng sản xuất về vi phạm (vì hãng sản xuất – là 1 cty không thể kiện 1 cty khác), do đó, mối liên kết với các cơ quan bên dưới sẽ giúp hãng làm điều đó. Trong 1 khoảng thời gian không lường trước, các bên sau sẽ tham gia cuộc chơi một cách chắc chắn.

- Thanh tra Bộ VH-TT&DL
- C50
- BSA và luật sư
Thanh tra đột xuất và không có địa điểm biết trước – trên tất cả các tỉnh thành.

11. Đại diện của hãng là ai?


- Là bộ phận Anti-Paricy hoặc công ty đại diện của hãng, thông thường không ngồi ở Việt Nam nhưng có quyền lực chỉ định dựa vào văn phòng đại diện, công ty chính thức, mối liên kết BSA, Thanh tra Bộ VH-TT&DL.

12. Quy trình?


Thực tế khi hãng sản xuất đã liên hệ với bạn, thì họ chắc chắn đã có đầy đủ thông tin. Bạn nên chuẩn bị ngân sách!
Lưu ý : thư được gửi đi từ các domain của hãng ví dụ @adobe.com, @Microsoft.com; @autodesk.com; @zwsoft.com ; @wps.com

- Hãng sản xuất sẽ có bộ phận Anti-Piracy gửi email thông báo và nhắc nhở 2-3 lần
- Gửi email kê khai tài sản phần mềm nếu có (cho dù bạn không khai thì họ vẫn biết bằng nghiệp vụ)
- Gọi điện thoại thông báo và yêu cầu gặp Master/Boss
- Yêu cầu tham khảo mua bản quyền từ đối tác
- Thời điểm mua bản quyền là khi nào
=> Nếu không chấp thuận : Đoàn thanh tra sẽ xuống công ty bạn ngay lập tức! Và con số phạt sẽ gấp nhiều lần giá trị bản quyền (tiền bồi thường, tiền mua bản quyền phiên bản cao nhất – ví dụ bạn vi phạm CAD LT $1,200 – thì phải mua CAD Full $3000, tiền phạt hành chính)

Bạn hãy chuẩn bị trước luật sư trong trường hợp công ty bị phát hiện (số lượng >10) và không chịu thừa nhận.

13. Có thể thương lượng, trốn tránh hoặc bôi trơn được không?


Không. Chính sách chặt chẽ và có sự kiểm tra -giám sát đặc biệt. Thông tin không lọt ra ngoài.

14. Công ty mình chưa gặp vấn đề này?


Nếu bạn là Admin, IT có thể kiểm tra lại xem công ty trước đây đã mua license hay chưa?
Nếu chưa hãy lên kế hoạch ngay bây giờ, hoặc nếu chưa đủ hãy nên mua tiếp cho đầy đủ.
Vì 1 lần thanh tra, sẽ có lần 2.. lần 3.
Nếu một ngày đẹp trời nào đó, có đoàn thanh tra gõ cửa công ty thì trách nhiệm nặng nhất thuộc về quản trị hệ thống/ IT.

15. Giải pháp nào cho bạn?


Các phần mềm phổ biến và quen thuộc như Adobe, Autodesk, Microsoft, Solidworks, V-ray, Sketchup vẫn có giải pháp thay thế hoặc đối chéo
1. Adobe, Windows => rất tiếc không có đối thủ hoặc giải pháp thay thế => bạn buộc mua Adobe và Windows
2. AutoCAD (của Autodesk) => ZWCAD+ thay thế hoàn hảo
3. Office Std/Home and Business => có WPS Office là sự chọn thay thế tốt nhất (lưu ý phải chọn bản WPS Office for Business mới có đầy đủ tính năng)
4. Outlook => dùng Email Client thay thế (mua Kèm WPS Office)
5. Solidworks=> dùng Inventor gía bằng ½
6. V-ray, Sketchup => giá cơ bản OK nên không bận tâm
7. Security : chọn Symantec, Eset, Bitdefender, Kaspersky tùy ý, giá ngang ngửa nhau
8. Từ điển => Lạc Việt, Babylon
9. Giải nén, zip: Winrar
10. Mail Server : Kerio Control hoặc Exchange Online
11. Ảo hóa Hyper-V => Vmware
12. Hardware Workstation có Dell, HP, MSI


Các thông tin tham khảo


http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/1611485/thanh-tra-su-dung-phan-mem-ban-quyen-tren-toan-quoc
http://vneconomy.vn/cuoc-song-so/lien-tiep-nhieu-doanh-nghiep-bi-phat-hien-dung-phan-mem-lau-20150729112543233.htm
http://ictnews.vn/cntt/phan-mem/mot-dn-tai-viet-nam-bi-microsoft-kien-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-127305.ict
http://ictnews.vn/cntt/phan-mem/phat-hien-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-tri-gia-hon-13-5-ty-dong-126380.ict
http://ictnews.vn/cntt/nuoc-manh-cntt/gan-94-doanh-nghiep-bi-thanh-tra-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-125262.ict
http://baocongthuong.com.vn/manh-tay-xu-ly-vi-pham-ban-quyen-phan-mem-may-tinh.html


Nguồn bài viết xin ghi rõ : Pacisoft Vietnam
7 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Anh Chị cho em hỏi
Giả sử, em cài máy ảo vmWare, và cài òffice pro xài trial 60 ngày
Hết 60 ngày em cái máy ảo khác và dùng tiếp trial 60 ngày
Như vậy có bị xem là vi phạm bản quyền không?
@Hồ Hướng Làm ơn đọc bài, bài có nói rồi. Mình không nói đâu.
Bác ơi cho em hỏi, mấy cái trang web cho tải game thì phạt như thế nào nhỉ? Có cần đơn vị sản xuất game đích thân kiện hay là ai kiện cũng được. Vì sao có nhiều website cả nước ngoài lẫn việt nam đều không bị phạt. Ví dụ như tinhte nhiều người đăng tải game có bị phạt không? Đang tính làm cái web tải game mà sợ quá 😁
thanh_bg
ĐẠI BÀNG
4 năm
Chào bạn. Bạn cho hỏi: công ty mình mua máy tính có cài sẵn Windows home OEM bản quyền theo máy sau đó mua thêm các bản quyền phần mềm khác như: office. virus . zwcad... cài vào máy tính đó để dùng thì bản windows home theo máy đó có được coi là bản quyền hợp pháp không ạ.
@thanh_bg bạn đang "bới" lên 1 thớt cũ những năm 2015, lần cuối có người trả lời 2018.
nên tạo thớt mới.

Bạn hiểu lầm chữ bản quyền rồi.
Nếu win thì có, hợp pháp vì đi theo máy
Những phần mềm khác bạn phải trả bản quyền mới có bản quyền sử dụng (dùng thuốc... hay gì khác xem như là dùng lậu).
thanh_bg
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Kilo Victor cảm ơn bạn. như vậy là windows đi theo máy là hợp pháp. vì bên bán máy tính họ cứ nói là win home đi kèm với máy không khác gì win lậu và cứ chào hàng mình mua thêm bản quyền windows pro. tất nhiên là các phần mềm mình cài lên máy đều mua bản quyền rồi
@thanh_bg Đứa nào nói Win đi kèm theo máy là Win lậu thì vả vô mồm đứa đó! 😃

Trích từ Wikipedia:

Windows OEM
(hay viết đầy đủ là Windows Original Equipment Manufacturer) hay Windows được Microsoft sản xuất và cung cấp cho các nhà sản xuất phần cứng thiết bị gốc (OEM) hay nhà sản xuất máy tính và cung cấp lại cho người dùng dưới dạng phần mềm bản quyền đi kèm có hợp đồng sử dụng và điều khoản kèm theo. Các OEM sau khi đã mua bản quyền Windows thì họ sẽ cài đặt Windows trên các dòng sản phẩm máy tính mới của họ và được bàn giao tới người sử dụng kèm theo các điều khoản sử dụng, các nhà sản xuất máy tính sẽ có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng các sản phẩm cài sẵn trên máy (OEM) theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận sử dụng. Vì thế máy bạn không thể chuyển bản quyền Windows từ máy này (không dùng nữa) sang máy khác. Đây là phiên bản Windows có giá rẻ nhất nên có rất nhiều tùy chọn hạn chế so với Windows Retail. Nếu máy tính đó bị hỏng thì bản quyền cũng sẽ mất theo. Chúng thường được bán trong các thỏa thuận cấp phép số lượng lớn cho nhiều nhà sản xuất như: (Dell, Lenovo, HP, Samsung, Asus,...)

Với lại, một người dùng phổ thông bình thường thì Windows 10 Home cũng đã đủ xài rồi, Windows 10 Pro chỉ thêm vài chức năng phù hợp với doanh nghiệp hơn mà đa số người dùng đều ít dùng đến.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019