[Video] Màn hình cảm ứng hoạt động như thế nào?

ND Minh Đức
8/12/2014 7:3Phản hồi: 66
[Video] Màn hình cảm ứng hoạt động như thế nào?
Tinhte-Man-Hinh-Cam-Ung01.jpg

Hiện nay, những chiếc smartphone, tablet đã trở thành thiết bị rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó cho phép chúng ta duyệt web, đọc tin tức, chơi game, nhắn tin với bạn bè,… Và tất cả những tính năng đó đều được thực hiện thông qua màn hình cảm ứng. Đó là bộ phận hết sức quan trọng trên một thiết bị thông minh và dường như, đây là cách mà chúng ta tương tác với thế giới kỹ thuật số. Vậy thật ra, màn hình cảm hoạt động như thế nào? Mời các bạn theo dõi video bên dưới nhé.


Trước khi iPhone được giới thiệu, đã có nhiều chiếc điện thoại với các công nghệ màn hình cảm ứng khác nhau. Tuy nhiên, 1 công nghệ màn hình cảm ứng phổ biến nhất thời bấy giờ là cảm ứng điện trở. Nói một cách đơn giản, bạn chỉ cần dùng tay, bút stylus hay một vật nhọn nào đó tác động lên màn hình để 2 lớp có thể dính lại với nhau. Lớp phía trên là điện trở và lớp bên dưới có chức năng dẫn điện.

Khi bạn nhấn vào và 2 lớp chạm vào nhau, điện thế tại điểm đó sẽ thay đổi và hệ thống sẽ dựa vào đó để xác định tọa độ của điểm chạm. Loại công nghệ cảm ứng này ngặn chặn tới 30% lượng ánh sáng từ đèn nền bên dưới, lại đòi hỏi người dùng phải tác động một lực tương đối lớn lên màn hình nên một số người lo ngại rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Nhưng do giá thành rẻ, chịu được môi trường không thuận lợi nên nó đã được sử dụng khá phổ biến và cho đến nay, nhiều thiết bị công cộng vẫn còn dùng loại công nghệ này.

Tiếp theo, các nhà sản xuất bắt đầu chuyển sang công nghệ màn hình cảm ứng khác, nhiều ưu điểm hơn và đặc biệt là cho phép 90% ánh sáng từ đèn nền đi qua. Đó chính là màn hình cảm ứng điện dung. Nào, hãy cùng tách các lớp trong màn hình cảm ứng điện dung ra. Lớp trên cùng chính là lớp bảo vệ. Trên những chiếc điện thoại hiện đại ngày nay, lớp này có độ bền rất cao do được phủ lên một lớp phủ đặc biệt. Dĩ nhiên là lớp phủ này không phải là hoàn toàn bất tử, nhưng trong một giới hạn nào đó, nó thật sự bảo vệ cho toàn bộ tổ hợp màn hình và cả thiết bị của bạn.


Về cơ bản thì thành phần chính của lớp kính này vẫn là cát. Người ta sẽ lấy SiO2 trong cát và trộn với một số hóa chất đặc biệt và nấu chảy nó ra. Và từ đó, tạo nên một tấm kính gọi là Aluminosilcate. Sau đó, tấm kính này sẽ được ngâm vào trong bồn chứa ion Kali. Khi đó, quá trình trao đổi ion sẽ diễn ra, các ion Na+ bên trong tấm kính sẽ đi ra dung dịch trong khi các ion K+ sẽ đi vào tấm kính. Và điều này sẽ gia tăng độ cứng, độ bền cho lớp bảo vệ của chúng ta.

Ngay bên dưới lớp kính bảo vệ là thành phần quan trọng nhất. Đó chính là lơp sợi dẫn xuất điện, mỗi sợi mỏng hơn tóc người. Khi xếp chồng lên nhau, các sợi dẫn xuất điện sẽ đan xen vuông góc với nhau, tạo nên một mạng lưới ma trận các tụ điện bao phủ toàn bộ màn hình. Khi ta dùng ngón tay chạm lên màn hình, sự hút điện của bàn tay chúng ta sẽ làm mất điện ở các tụ điện nơi tiếp xúc, từ đó làm thay đổi giá trị điện dung và thiết bị sẽ phân tích, xác định được tọa độ của điểm cảm ứng.

Và lớp dưới cùng là màn hình tinh thể lỏng LCD, nơi hình ảnh trang web, trò chơi,… của chúng ta được hiển thị. 2 lớp nói trên sẽ được gắn kết với nhau bởi một loại keo quang học mỏng và hình thành nên cái gọi là màn hình cảm ứng điện dung. Phần lớn thế hệ màn hình cảm ứng điện dung mắc phải nhược điểm là bạn không thể chạm vào màn hình khi đang đeo găng tay, hoặc một cái gì đó ngăn cách sự truyền điện giữa bạn và màn hình. Tuy nhiên, ngày nay nhiều thế hệ màn hình cảm ứng đã phần nào khắc phục được điều này bằng cách cho người dùng tăng độ nhạy của màn hình lên mức cao hơn.

Chưa dừng lại ở đó, người ta còn muốn chế tạo những chiếc màn hình cảm ứng ngày càng mỏng hơn bằng cách bỏ bớt lớp tụ điện ở giữa. Thay vào đó, chúng ta sẽ có màn hình cảm ứng điện dung công nghệ on-cell, tức là lưới tụ điện sẽ được tích hợp ngay trên mặt kính. Hoặc màn hình cảm ứng in-cell, lưới tụ điện lại được tích hợp vào lớp màn hình LCD bên dưới. Tuy điều này sẽ khiến quá trình chế tạo trở nên khó khăn hơn rất nhiều nhưng đổi lại, chúng ta sẽ có những chiếc màn hình ngày càng mỏng hơn, nhạy hơn và hiển thị hình ảnh tốt hơn. Hiện nay, một số smartphone đã bắt đầu dùng công nghệ on-cell như màn hình Super Amoled của Samsung. Còn màn hình công nghệ in-cell lại đang được trang bị cho iPhone 5, Sony Xperia P,… và một số sản phẩm khác.

Một thông tin thú vị khác là chiếc màn hình cảm ứng điện trở đầu tiên lại được giới thiệu từ năm 1973, khá sớm. Mình cũng từng viết 1 chủ đề về lịch sử của màn hình cảm ứng (bài viết tại đây), các bạn có thể theo dõi thêm nếu thấy thích nhé. Chúc vui vẻ.

Tham khảo HSW, Cerncourier, Flatpanel
66 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

asimo7777
TÍCH CỰC
9 năm
Ak, thì ra là như thế.
Cai này có đọc rùi
Cám ơn bạn đã giải thích cho mình hiểu,mình chỉ góp ý chút ,mình xem video hơi giật ,lần sau bạn làm video khác khắc phục điều này nhé . Thank you so much!!
ngộ
PhuocKen68
ĐẠI BÀNG
9 năm
Bây giờ là cảm ứng chạm màn hình. Sau này có cảm ứng mắt chắc luôn y chang như cảm ứng chạm màn hình
thang_1234
TÍCH CỰC
9 năm
@PhuocKen68 xài 1 tuần đi chữa lé 1 lần =]]]
thắc mắc bấy lâu đc giả đáp
Ô bữa thấy bài này lên trang chủ một lần rồi mà. 😁
mr.bean1990
ĐẠI BÀNG
9 năm
Tuổi thọ trung bình của một màn hình cảm ứng là bao nhiêu năm nhĩ ?
vecon93
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hóa ra là do tay mình hút à, ko biết dùng nam châm có đc ko nhỉ?
heliosy
TÍCH CỰC
9 năm
@vecon93 hút điện chứ có phải hút kim loại đâu @@
@vecon93 dùnng nam châm được nha bạn, mình dùng nam châm đất vuót màn hình được
jongminglai
ĐẠI BÀNG
9 năm
@vecon93 Được bạn nhưng phải là cực âm của nam châm nhé. Bạn cũng có thể dùng đầu âm của viên pin AAA để dùng với màn hình cảm ứng.
tamuct
TÍCH CỰC
9 năm
Hiểu bản chất vấn đề để khỏi bị mấy hãng cứ lấy mấy cái tên này nọ cho màn hình rùi loè người tiêu dùng. Nghe tưởng ghê gớm lắm
Màn hình cảm ứng có từ khá lâu nhưng phải tới năm 2007 trở về sau mới thật sự là bùng nổ.
Trong này toàn là các thánh công nghệ, chém gió như thần, chém từ Android đến Windows Phone mà đến nay mới biết màn hình cảm ứng hoạt động như thế nào =)))) Vãi các thánh thiệt.
s.club2
TÍCH CỰC
9 năm
@htevn Ừa, vãi thánh
mình cảm giác in cell có vẻ chắc chắn hơn on cell
mấy cái máy trong ptn trường mình mấy trăm triệu có cái cả tỉ vẫn sd cảm ứng điện trờ ka ka chắc do cảm ứng điện trở bền
@akirafine hàng quân đội nó còn dùng điện trở. đơn giản bởi vì khi thao tác trong phòng thí nghiệm hoặc chiến trường hoặc môi trường đặc biệt nào đó hầu hết đều đeo găng tay rất dày.
Eldimio
CAO CẤP
9 năm
@saudita2711 Cảm ứng điện dung hiện nay còn bị 1 vấn đề là khi bị nước vào thì loạn hoặc liệt luôn.
greywarden
ĐẠI BÀNG
9 năm
Công nghệ incell có vẻ không được bền cho lắm thì phải. Điển hình là G2 của LG =.=
ruaja92
TÍCH CỰC
9 năm
@greywarden chắc là mua trúng hàng dựng với phụ kiện lô rồi nên tèo cảm ứng chứ gì
greywarden
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ruaja92 Không phải thế. G2 của mình vẫn dùng bình thường nhưng cái phải công nhận là thiết kế incell hồi sản xuất G2 của LG không được tối ưu lắm. Thấy bảo đặt chip cảm ứng ngay chỗ dưới phần cam, nơi tụ nhiệt nhiều nhất nên bây giờ dùng phải giữ, không dám sử dụng máy quá lâu dẫn tới nóng.
mrsouth.hp
TÍCH CỰC
9 năm
@ruaja92 KO xài đừng phán bậy là hàng lô nhé. Xài r thì mới biết dc nhé
ruaja92
TÍCH CỰC
9 năm
@mrsouth.hp kaka xài từ g lên chả bị gì.. ông a cũng đang xài g2 cũng chả bị gì.. chỉ mua trúng hàng tào lao hoặc phụ kiện lô mới bị thôi....
Và đây là tương lai của cảm ứng đa chạm
SilverA
TÍCH CỰC
9 năm
@lamquoctien Cái tương lai này thành hiên thực từ lâu lắm rồi bác. =.= Clip này từ 7,8 năm trước rồi.
Giờ con Iphone 5
Giờ vẫn còn 1 con điện thoại cảm ứng điện trở của LG, vẫn dùng ngon, cảm ứng được găng tay hay đầu bút, mỗi tội màn xước tùm lum

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019