[imgl]http://www.tinhte.com/forum/imagehosting/162874b4e92cd67d2e.jpg[/imgl]Khi cần tra cứu một khái niệm hay thông tin nào đó, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến "ông" Google hoặc nhiều người khác sẽ tham khảo cuốn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Nhưng nếu bất chợt một lúc nào đó xung quanh bạn chỉ có mỗi chiếc ĐTDĐ thì sao? Thật may mắn là trang Bách khoa toàn thư Wikipedia có phiên bản dành riêng cho ĐTDĐ, ngoài ra bạn còn có 2 sự lựa chọn khác đó là dùng phần mềm J1CK (tương thích với ĐTDĐ hỗ trợ Java) và widget Wikipedia (dành cho các máy Symbian S60v3 FP2 trở lên). Bài viết này sẽ giúp bạn đánh giá, phân tích cũng như nhận xét ưu, nhược điểm của từng "ứng viên".
Tóm lược các phần mềm được đánh giá trong bài viết:
1. Giao diện:
:: Widget: giao diện widget gọn gàng và đa năng, ngoài ô tìm kiếm ra còn có tùy chọn cho bạn lựa chọn tìm kiếm theo tiêu đề bài viết hoặc tìm toàn bộ nội dung.
Tóm lược các phần mềm được đánh giá trong bài viết:
- Wikipedia phiên bản Mobile: thực ra là trang web rút gọn của Wikipedia. Sử dụng tại địa chỉ: m.wikipedia.com.
- Phần mềm J1CK: ứng dụng tra thông tin trên Wikipedia, có thể cài đặt trên các máy có hỗ trợ Java. Dùng điên thoại truy cập vào địa chỉ wikipedia.j1ck.com để cài đặt J1CK.
- Widget Wikipedia: là một widget tra cứu thông tin trên Wikipedia dùng cho các máy Symbian S60 thế hệ thứ 3 trở lên (cụ thể là S60v3 FP2 trở lên). Tải widget Wikipedia tại đây (dung lượng: 142 KB).
1. Giao diện:
:: Mobile: giao diện web đơn giản, gọn gàng với ô tìm kiếm nằm trên cùng. Bên dưới là bài viết nổi bật được hiển thị ngẫu nhiên. Lưu ý là phiên bản mobile đòi hỏi bạn phải sử dụng máy ở chế độ màn hình ngang (landscape) vì ô tìm kiếm của trang dài hơn 240 pixel. Đây cũng là điểm yếu của phiên bản mobile, chỉ thích hợp sử dụng trên các máy có hỗ trợ màn hình ngang.
:: J1CK: giao diện hết sức đơn giản chỉ với một ô tìm kiếm.
:: J1CK: giao diện hết sức đơn giản chỉ với một ô tìm kiếm.
:: Widget: giao diện widget gọn gàng và đa năng, ngoài ô tìm kiếm ra còn có tùy chọn cho bạn lựa chọn tìm kiếm theo tiêu đề bài viết hoặc tìm toàn bộ nội dung.
Nhận xét: rõ ràng là widget Wikipedia có giao diện vượt trội hơn cả. Nhưng cách hiển thị bài viết ngẫu nhiên từ trang chính của Wikipedia Mobile cũng khá hay.
2. Hiển thị nội dung tìm kiếm:
2. Hiển thị nội dung tìm kiếm:
:: Mobile: sau khi gõ từ khóa, trang web sẽ tự hiển thị bài viết có nội dung gần đúng nhất mà không cho bạn lựa chọn các kết quả khác.
:: J1CK: kết quả tìm kiếm được hiển thị ở từng dòng riêng biệt, kèm theo đó là vài dòng sơ lược về nội dung của bài viết đó.
:: J1CK: kết quả tìm kiếm được hiển thị ở từng dòng riêng biệt, kèm theo đó là vài dòng sơ lược về nội dung của bài viết đó.
:: Widget: kết quả tìm kiếm cũng được hiển thị theo dạng danh sách, không có sơ lược nội dung nhưng bù lại số kết quả hiển thị được nâng cao đáng kể.
Nhận xét:
J1CK khá chu đáo khi kèm theo các kết quả tìm kiếm là vài dòng sơ lược về nội dung nhưng số lượng kết quả hiển thị bị hạn chế ở trang đầu tiên, trong khi widget lại hiển thị được nhiều kết quả hơn. Còn Wikipedia Mobile thì hơi "mau lẹ", hiển thị ngay bài viết gần giống nhất, nếu từ khóa bạn nhập vào là từ đồng nghĩa thì trang web vẫn hiện ra danh sách các kết quả cho bạn lựa chọn.
J1CK khá chu đáo khi kèm theo các kết quả tìm kiếm là vài dòng sơ lược về nội dung nhưng số lượng kết quả hiển thị bị hạn chế ở trang đầu tiên, trong khi widget lại hiển thị được nhiều kết quả hơn. Còn Wikipedia Mobile thì hơi "mau lẹ", hiển thị ngay bài viết gần giống nhất, nếu từ khóa bạn nhập vào là từ đồng nghĩa thì trang web vẫn hiện ra danh sách các kết quả cho bạn lựa chọn.
Quảng cáo
3. Hiển thị nội dung bài viết:
:: Mobile: nội dung hiển thị dưới dạng một bài viết đầy đủ, bên dưới có các nút bấm mở rộng mà khi bấm vào sẽ hiển thị các nội dung khác chi tiết hơn.
:: J1CK: không hiển thị nội dung toàn bài ngay mà tóm lược nội dung lại thành nhiều mục, kèm theo hình ảnh ở đầu dòng. Người xem muốn xem phần nội dung nào thì nhấn vào dòng đó.
:: Widget: cũng có các nút bấm mở rộng nội dung giống với Wikipedia Mobile.
:: J1CK: không hiển thị nội dung toàn bài ngay mà tóm lược nội dung lại thành nhiều mục, kèm theo hình ảnh ở đầu dòng. Người xem muốn xem phần nội dung nào thì nhấn vào dòng đó.
:: Widget: cũng có các nút bấm mở rộng nội dung giống với Wikipedia Mobile.
Wikipedia Mobile và widget tuy có các nút bấm mở rộng nhưng nhìn chung chiều dài của bài viết còn khá dài. Bạn sẽ phải cuộn lên cuộn xuống khá nhiều lần để xem nội dung mà mình cần tìm. Như vậy, bạn vẫn phải duyệt qua cả những thông tin không cần thiết.
Ở phần này thì J1CK đã thắng thế với chế độ hiển thị thông minh, phân nội dung ra thành từng mục nhỏ để bạn có thể chọn ngay nội dung cần xem. Điều này khá thiết thực vì không phải điện thoại nào cũng có màn hình đủ lớn để hiển thị cả nội dung của một bài viết dài.
Quảng cáo
4. Kết luận chung:
Cả hai phần mềm J1CK và widget đều chỉ mới có tính năng cỏ bản đó là tìm kiếm và xem thông tin trên Wikipedia, mà thiếu đi các tính năng quan trọng như tìm kiếm nội dung bên trong bài viết, gửi bài viết cho bạn bè (qua email, SMS, các mạng xã hội ảo...) cũng như không lưu lại các từ khóa mà bạn đã nhập vào. Và thật hài hước khi mà phiên bản mobile của Wikipedia lại có đầy đủ các tính năng đó do được trình duyệt hỗ trợ "tận răng".
Cập nhật:
2 ứng dụng trên đã có phiên bản dành riêng cho BlackBerry, tải tại đây:
- j1ck.tweet: http://tw.j1ck.com/bb/
- J1CK wikipedia client: http://wikipedia.j1ck.com/bb/
Nguồn: allaboutsymbian