MacOS X 10.7 Lion của Apple đã sắp được phát hành chính thức, nhân dịp này thì Tinhte cũng có loạt bài về hệ điều mới này nhằm giúp cho mọi người tiếp cận tốt hơn. Thực tế thì bài đầu tiên trong loạt bài này đã được ra mắt cách đây mấy ngày, hôm nay mình sẽ nói một chút về việc chuẩn bị để có thể cài đặt Lion một cách trơn chu. Bất cứ hệ điều hành nào cũng đòi hỏi một số yêu cầu nhất định và Lion không phải là một ngoại lệ. Bạn cũng cần phải đáp ứng được yêu cầu về cấu hình, nếu chọn cách update thì cũng cần phải đang chạy phiên bản MacOS phù hợp. Tất cả sẽ được nói đến trong bài viết này.
Danh sách bài viết trong loạt bài làm quen với MacOS X 10.7 Lion:
- Những tính năng nổi bật của Mac OS X Lion
- Muốn cài MacOS X 10.7 Lion, giờ phải làm gì?
- Hướng đẫn cài đặt Mac OS X 10.7 Lion bản chính thức
- Một số thiết lập cơ bản khi mới cài MacOS X 10.7 Lion
Quay trở lại vấn đề chính của bài viết này: mục đích chính là giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trước khi bắt đầu cài đặt mới hay nâng cấp từ Snow Leopard lên Lion. Vì thế khoan hãy nghĩ về Lion, hãy nghĩ về việc bạn dọn dẹp lại hệ điều hành, sao lưu dữ liệu trước đã, nếu cần thiết thì bạn cũng cần phải nâng cấp phần cứng của máy để có thể hoạt động với Lion tốt hơn.
Kiểm tra phần cứng: Cấu hình như thế nào mới có thể cài 10.7 Lion?
[boxr=321]http://media.tinhte.vn/photo/var/albums/Vuhai6/Screen Shot 2011-07-19 at 9.40.24 PM.png?m=1311087377
Vào Trái táo -> chọn About This Mac
[/boxr]Tất nhiên máy của bạn phải là máy của Apple, và đây là bài viết dành riêng cho những người đang dùng và sắp dùng Apple mà thôi. Nếu bạn là một người đang sử dụng một thương hiệu máy tính nào khác và đang muốn cài Lion lên máy của mình thì xin lỗi bạn vì đã làm bạn hiểu nhầm: đây không phải là hướng dẫn để bạn làm việc đó, có thể nó sẽ có một bài viết khác.
Về cấu hình Apple không nêu cụ thể, mà chỉ có yêu cầu đơn giản đó là máy bạn phải có ít nhất 2GB RAM và BXL Intel Core 2 Duo, Core i3, Core i5, Core i7 hoặc Xeon. Đối với những máy Core Solo hay Core Duo thì sẽ không được hỗ trợ, và không cài được Lion. Như vậy nếu máy bạn được sản xuất từ giữa năm 2006 trở về trước thì nhiều khả nó không nằm trong danh sách được hỗ trợ.
Thực tế thì với 4GB RAM bạn sẽ có những trải nghiệm tốt hơn là 2GB, chính vì thế hãy nâng cấp RAM của máy lên ngay khi có thể. Nói riêng với laptop của Apple, MacBook và MacBook Pro có 2 khe cắm ram vì thế bạn có thể sử dụng tối đa là 8GB RAM, bộ này hiện tại được bán với giá trên dưới 3tr. Laptop Apple thì cũng dùng RAM như những laptop khác.
Trong bài viết Những tính năng nổi bật của Mac OS X Lion có đề cập đến việc hệ điều hành này hỗ trợ rất nhiều những thao tác với ngón tay, vì thế nếu bạn dùng máy bàn Apple (iMac, Mac Pro, Mac Mini) thì lời khuyên là bạn nên trang bị cho mình một chiếc Magic Trackpad.
Kiểm tra phiên bản hệ điều hành và các phần mềm cài sẵn:
MacOS Lion yêu cầu trước khi cài đặt thì máy tính của bạn đang phải chạy phiên bản MacOS Snow Leopard mới nhất. Bản mới nhất hiện nay là 10.6.8, nếu bạn đang thắc mắc đây là cái gì thì cũng không cần quan tâm nhiều hơn, chỉ đơn giản là click vào trái táo ở góc trên bên trái -> chọn Software Update ... -> máy sẽ tự check rồi báo có gì cần update hay không -> nếu có chọn tiếp Update để máy tự làm, thế là xong. Sau bước này thì chắc chắc MacOS Snow Leopard của bạn đã là phiên bản mới nhất rồi.
[boxl=352]http://media.tinhte.vn/photo/var/resizes/Vuhai6/Screen Shot 2011-07-20 at 6.12.53 AM.png?m=1311117204[/boxl]Nếu hiện tại bạn đang chạy MacOS 10.5 Leopard thì cần nâng cấp lên MacOS 10.6 Snow Leopard trước.
Quảng cáo
Có một việc nữa cũng quan trọng không kém đó là kiểm tra phiên bản của các phần mềm bạn hay dùng trong máy xem nó đã là bản mới nhất chưa? Thông thường thì khi Lion sắp ra mắt thì các phần mềm này cũng sẽ có bản update để tương thích với hệ điều hành mới. Việc này khá quan trọng nếu như bạn không cài mới Lion mà chọn cái update từ Snow Leopard (coi bài: Hướng đẫn cài đặt Mac OS X 10.7 Lion, những lưu ý), khi đó tất cả các phần mềm sẽ được giữ nguyên mà không cần phải cài lại.
Có một phần mềm rất hay tên là AppFresh (coi chi tiết tại đây), nó sẽ giúp bạn tự động kiểm tra phiên bản của tất cả những phần mềm đang được cài đặt.
Bạn cũng có thể kiểm tra danh sách các phần mềm tương thích với Lion tại đây. Vừa qua Apple cũng mới cập nhật Migration Assistant, đây là phần mềm dành cho 10.6.8 Snow Leopard hỗ trợ việc chuyển đổi data lên Lion được tốt hơn. Cụ thể như thế nào thì mình sẽ nói đến trong bài viết Hướng đẫn cài đặt Mac OS X 10.7 Lion, những lưu ý.
Dọn dẹp lại ổ cứng
Tất nhiên là chỉ cần dọn dẹp phân vùng hiện đang cài MacOS mà thôi, với những ai có phân vùng data riêng thì yên tâm là phân vùng data này sẽ không bị gì cả và nó cũng không bị mất khi bạn update lên Lion.
MacOS X Lion sau khi cài đặt chỉ chiếm 4GB dung lượng ổ cứng, nhưng nó cũng yêu cầu khoảng 10GB đến 12GB bộ nhớ tạm trong suốt quá trình cài đặt. Vì thế tốt nhất bạn hãy dọn dẹp ổ cứng của mình cho gọn trước khi update.
Quảng cáo
Ngoài ra hãy xoá bớt những gì không cần thiết hiện đang có trong phân vùng hệ điều hành, những data tạm hay những phần mềm không thực sự cần thiết (phần mềm cài thêm chứ không phải những phần mềm có sẵn nhé). Với những phần mềm có sẵn của Snow Leopard, dù bạn không dùng cũng không được xoá đi vì nó liên quan đến hệ thống.
Bạn có thể dùng DaisyDisk hay DiskWave để duyệt toàn bộ các file và folder trong ổ cứng, khi đó sẽ biết cần phải xoá cái nào. Ngoài ra còn 1 phần mềm hỗ trợ khác mà không thể không kể đến đó chính là Onyx. Đây là một phần mềm hoàn toàn miễn phí và bạn nên sử dụng nó để dọn dẹp file rác, file tạm hay cache trong máy của mình. Coi chi tiết tại đây.
Sao lưu dữ liệu
Vì việc update sẽ thực hiện trên phân vùng hệ điều hành, từ Snow Leopard lên Lion vì thế bạn cần phải sao lưu dữ liệu của phân vùng này lại cho an toàn. Theo lý thuyết thì sẽ không có gì bị mất cả, tuy nhiên có sao lưu thì vẫn tốt hơn, cẩn tắc vô ưu mà.
Time Machine vẫn là cái tên được nhắn đến nhiều và bạn hãy dùng nó để backup lại phân vùng hệ điều hành của mình nhé. Ngoài ra cách phổ thông nhất đó chính là chọn ra những dữ liệu cần thiết và copy nó qua 1 phân vùng an toàn hay hdd box.
Phần cuối
Đến đây thì bạn đã mệt chưa? mình thì mệt rồi. Dưới đây liệt kê một số công việc mà làm thì tốt, không làm thì cũng không sao. Nếu bạn có những tips nào khác thì hãy đóng góp và mình sẽ cập nhật vào bài viết này nhé 😃
- Kiểm tra sức khoẻ ổ cứng: một thao tác cần thiết để đảm bảo rằng ổ cứng của bạn sau một thời gian dài hoạt động thì nó vẫn còn chiến đấu tốt. Để làm việc này thì tốt nhất là bạn cần boot từ bộ cài Snow Leopard và sử dụng Disk Utility của nó để kiểm tra ổ cứng hiện tại. Trong tab First Aid, có hai phần Verify, hãy chạy nó. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Apple Hardware Test (coi chi tiết tại đây)
- Tắt FileVault: nếu bạn đang thắc mắc FileVault là gì thì không cần đọc đoạn sau. Nếu bạn đã dùng FileVault để mã hoá dữ liệu thì tốt nhất là disable nó đi nhé. Cơ chế mã hoá của Lion và Snow Leopard có phần khác nhau vì thế sau khi lên Lion thì enable nó lại cũng được.